Sinh viên và đặc biệt là đối với các em dân tộc thiểu số cần khắc phục

Một phần của tài liệu Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm Sơn La (Trang 101 - 105)

tính tự ti, e dè cần tích cực chủ động hơn trong giao tiếp cũng như trong học tập. Cụ thể như: Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo, sinh hoạt văn nghệ. Trong các giờ lên lớp các giáo viên cần quan tâm hơn đối với các em SV DTTS, bố trí sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ với các bạn là sinh viên dân tộc Kinh, trong các nhóm thảo luận cần có cả các em sinh viên dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Thường xuyên chỉ định các em phát biểu để các em bạo dạn hơn.

10 0 2

- Trang bị cho người học những nhận thức đúng đắn để làm cơ sở cho các mặt thái độ và hành vi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nghiên cứu lý luận chúng tơi xây dựng khái niệm KKTL được hiểu như sau: Khó khăn tâm lí là tồn bộ những nét tâm lí của cá nhân, nảy sinh trong q trình hoạt động, mà những yếu tố này tác động tiêu cực, thường làm cản trở, ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.

2. Hầu hết sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La đều gặp KKTL trong hoạt động học tập. Có sự khác biệt về mức độ thứ bậc KKTL trong hoạt động học tập giữa sinh viên các khoa và về giới tính do đặc thù về đào tạo của các khoa và những đặc điểm khác biệt về giới tính. Cụ thể các sinh viên nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn các sinh viên nam, sinh viên ở khoa tiểu học - mầm non gặp khó khăn nhiều hơn so với sinh viên khoa xã hội. những khó khăn tâm lý nói chung mà các sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất thường gặp như:

- Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP

- Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên CĐSP và sinh viên

- Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên - Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm

- chưa thực sự làm quen với môi trường sinh viên

- Chưa thực sự tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình trong học tập

3. Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất gặp KKTL ở việc thực hiện các kĩ năng trong học tập. Khó khăn mà sinh viên gặp phải nhiều nhất là kĩ năng "chuẩn bị và tiến hành xemina".

4. Các nguyên nhân (chủ quan và khách quan) ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất như: nguyên nhân chủ quan: "thiếu tính tích cực, chủ động tự giác trong học tập", " phương pháp học tập của bản thân chưa hợp lý"; nguyên nhân khách quan: “Do chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy của giáo viên”, “do những biến động lớn về môi trường sống và học tập”,“Do chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học ở phổ thơng”.Vì vậy, nếu có những biện pháp và các hình thức tổ chức dạy học đa dạng hơn như hoạt động ngoại khố, thảo luận …thì sẽ phát huy được nội lực của người học và khắc phục được tình trạng thiếu tính tích cực, tự giác, sự khơng tự tin của người học.

5. Biện pháp để khắc phục những KKTL cho SV DTTS năm thứ nhất chủ yếu kích thích tính tích cực nhận thức của các em. Đặc biệt là phải trang bị cho các em những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung cơng việc trong HĐHT ở cao đẳng từ đó các em có những hoạt động tích cực hơn chiến thắng sức ỳ đã tồn tại cố hữu từ lâu trong các em.

10 0 4

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tạo ra những chính sách, chế độ ưu tiên hợp lý hơn nữa đối với sinh viên dân tộc thiểu số vì hiện nay đại bộ phận những sinh viên dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiệt thịi. Nếu làm được như thế thì sẽ rút ngắn hơn khoảng cách của sự phát triển giữa các tỉnh miền xuôi và các tỉnh miền núi.

2. Đối với nhà trường, khoa

Tổ chức cho sinh viên hiểu biết về nhà trường, nghề nghiệp để từ đó hình thành động cơ học tập, lý tưởng nghề nghiệp, thế giới quan đúng đắn cho sinh viên.

Tìm hiểu kĩ về các đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên năm thứ nhất, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, sắp xếp lịch học, lịch thi sao cho phù hợp.

Tổ chức các buổi ngoại khoá thảo luận trao đổi về các phương pháp học tập để các em có điều kiện học hỏi trao đổi tìm hướng khắc phục những khó khăn.

Tổ chức các hình thức sinh hoạt văn nghệ có các tiết mục của người dân tộc để các em sinh viên dân tộc có cơ hội để khẳng định mình, loại bỏ tính tự ti, khơng bạo dạn của các em

3. Về phía giảng viên

Cần tìm hiểu kĩ hơn về các đặc điểm tâm sinh lý của các em sinh viên dân tộc thiểu số từ đó đưa ra những cách thức tác động phù hợp với các em trên lớp cũng như trong việc quản lý các em đối với giáo viên chủ nhiệm.

Hướng dẫn các em sinh viên DTTS các phương pháp học cần cụ thể hơn nữa, kích thích tính tích cực tự giác trong bản thân mỗi em.

Trong khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cần phải chú tới đặc điểm đối tượng là các em sinh viên DTTS

Một phần của tài liệu Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm Sơn La (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w