2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các lồi động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn thông qua việc thu thập tài liệu, khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân địa phương.
- Những yếu tố tác động tiêu cực của con người đến khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12/2011. Các đợt điều tra, khảo sát thực địa được tiến hành trong 3 đợt: - Đợt 1: Từ 10/12 đến 21/12/2010
- Đợt 2: Từ 15/03 đến 27/03/2011 (Thời gian trong mùa lễ hội chùa Hương) - Đợt 3: Từ 12/6 đến 19/06/2011 (Thời gian sau mùa lễ hội chùa Hương)
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa 2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Chúng tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp thực địa truyền thống nhằm thu thập các thông tin, số liệu, mẫu vật nghiên cứu có liên quan đến khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở xã Hương Sơn, bao gồm các phương pháp chính sau:
2.3.1.1. Phƣơng pháp khảo sát theo tuyến
Khảo sát theo tuyến được áp dụng cho tất cả các nhóm động vật có xương sống trên cạn nhằm quan sát trực tiếp các loài động vật và ghi nhận sự tồn tại của các loài qua dấu vết hoạt động: dấu chân, vết ăn, vết leo cây, tiếng kêu, phân, tổ, hang,…Tọa độ các tuyến khảo sát và các điểm ghi nhận thơng tin chính được xác định bằng máy định vị GPS, các con vật hoặc vết quan sát được đều chụp ảnh nếu có thể. Các tuyến khảo sát chính đã thực hiện như sau:
- Tuyến 1: Từ bến Yến Vĩ đi thuyền dọc suối Yến đến Sềnh Con Gà, bến Thiên Trù. Tại đây, đoàn khảo sát chia nhau đi các tuyến nhỏ:
+ Tuyến 1.1: Từ bến Thiên Trù đi thuyền dọc suối Yến đến bến Đồng Lỗ, đi bộ đến Thung Khoai, thung Mỏ và đồng Vài. Sinh cảnh: đất ngập nước dọc hai bên bờ suối Yến, rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.
+ Tuyến 1.2: Từ bến Thiên Trù đi lên chùa Thiên Trù, đến động Đại Binh (20o37’17,2”N/105o44’43,5”E) xuống thung Mả Mê. Sinh cảnh: rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi.
+ Tuyến 1.3: Từ bến đò Thiên Trù, đi bộ đến chùa Thiên Trù, từ chùa Thiên Trù đi đến thung Thói Láo, đến Thung Ao (20o36’29.7”N/105o44’54.4”E), thung Chảy (20o36’40.0”N/105o45’10.7”E). Sinh cảnh chính là trảng cây bụi cao, trảng cỏ, rừng thứ sinh nghèo kiệt và các nương rẫy dưới thung lũng.
+ Tuyến 1.4: Từ bến Thiên Trù đi theo đường bậc thang lên chùa Giải Oan (20o36’53.8”N/105o44’28.5”E) lên động Hương Tích xuống thung Tràm (20o36’49.5”N/105o44’18.9”E), thung Cháu (20o36’47.0”N/105o43’44.7”E), thung Káng Kẻ (20o36’59.6”N/105o43’39.2”E). Sinh cảnh: nương rẫy (trồng dâu, sắn, ngơ,…), trên sườn núi có rừng cây gỗ thứ sinh xen cây bụi.
+ Tuyến 1.5: Từ bến Thiên Trù đi theo đường bậc thang lên đền Giải Oan, xuống thung Cây Hồng (20o36’51.9”N/105o44’30.1”E). Sinh cảnh: Nương rẫy, trảng cây bụi, trên núi có cây gỗ nhỏ xen cây bụi.
- Tuyến 2: Từ bến Yến Vĩ đi thuyền dọc suối Yến đến đền Trình, đến đền Thanh Sơn (20o36’05.4”N/105o45’39.8”E) đi thung Luận (20o36’01.7N/105o45’33.5”E). Sinh cảnh: rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.
- Tuyến 3: Từ bến đò Phú Yên (20o36’23”N/105o46’22”E) đi thuyền dọc theo suối Tuyết Sơn đến chùa Bảo Đài (20o36’25”N/105o46’30”E), đi bộ lên núi đến động chùa Ngọc Long (20o36’31”N/105o46’56”E). Sinh cảnh: đất ngập nước hai bên suối Tuyết Sơn, rừng cây gỗ thứ sinh xen lẫn cây bụi và nương rẫy.
2.3.1.2. Phƣơng pháp bẫy bắt
- Phương pháp bẫy bắt thú:
Để bẫy bắt thú nhỏ (Gặm nhấm) chúng tôi sử dụng bẫy lồng bắt sống (kích thước 20x10x10cm). Một số bẫy được đặt lên cây để bẫy sóc, cách mặt đất 5 – 10m. Bẫy được giữ trên mỗi tuyến 4 – 5 ngày và tiến hành kiểm tra bẫy vào các buổi sáng để thu mẫu thú vào bẫy và các buổi chiều để thay mồi (sắn, khoai tươi). Các mẫu động vật thu được sau khi định loại, mô tả được thả lại tự nhiên.
Dùng lưới mờ để bắt dơi với kích thước lưới khác nhau (3m x 3m, 6m x 3m, 9m x 3m, 12m x 3m). Lưới được căng ngang đường bay của dơi từ nơi chúng trú ngụ như phía trước các hang động có dơi, ngang đường mịn trong rừng, bên suối,…. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, lưới có thể được đặt đơn lẻ hoặc kết nối với nhau để tăng hiệu quả bẫy bắt. Lưới được mở từ 17h30 đến 23h hôm trước và từ 4h đến 5h sáng hôm sau là khoảng thời gian dơi bay ra khỏi nơi cư trú để đi kiếm ăn.
Hình 2.1. Lƣới mờ để bắt dơi
Tại một số động có nhiều dơi cư trú như: động Hương Tích, động chùa Tuyết Sơn, hang dơi sau đền Trình,…có thể dùng vợt tay để bắt dơi khi phát hiện. Các mẫu dơi sau khi định loại được thả lại tự nhiên.
- Phương pháp bắt chim:
Dùng lưới mờ mistnet kích thước 3x12m, cỡ mắt lưới 1,5x1,5cm để bắt những loài chim nhỏ như: chim sâu, chim chích, vành khuyên,…. Chim bắt được được thả lại tự nhiên ngay sau khi định loại xong lồi. Đối với các lồi chim khó bẫy bắt, dùng ống nhòm để quan sát từ xa.
- Phương pháp thu mẫu các lồi bị sát và ếch nhái:
Các mẫu bò sát và ếch nhái được bắt trực tiếp bằng tay, vợt tay, gậy bắt rắn,…Mẫu vật ếch nhái thu được đựng trong túi nilon, mẫu rắn và thằn lằn đựng trong túi vải. Mẫu vật sau khi được định loại sẽ thả trở lại tự nhiên.
2.3.1.3. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp điều tra phỏng vấn nhằm thu thập các thơng tin khái qt về tình trạng của các khu hệ động vật hoang dã tại xã Hương Sơn. Đối tượng được chọn để phỏng vấn là những người có nhiều hiểu biết về động vật của khu vực như thợ săn, người hay đi rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản, cán bộ Ban quản lý Di tích, cán bộ Ban quản lý Rừng đặc dụng, các nhà sư và hộ dân sống lâu năm trong rừng. Trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi được đưa ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thông tin tổng quát đến các loài cụ thể và yêu cầu người được phỏng vấn đưa ra những chứng cứ minh họa (nếu có). Các câu hỏi mở được dẫn ở phần Phụ lục.
2.3.2. Phƣơng pháp phịng thí nghiệm
Phương pháp này được áp dụng để xác định tên khoa học của những mẫu vật thu được ngoài thực địa.
- Định loại thú theo “Mammals of Thailand” của Lekagul et al., 1977 [37]; “Bats of the Indian subcontinent” của Bate P., et al., 1997 [31]; “Bats of Vietnam and Adjacent territories. An identification Marnual” của Borissenko A.V., et al., 2003 [29]; hệ thống phân loại thú theo Corbet G.B., et al., 1992 [32]; “Mammals species of world” của Wilson D.E, Reeder D.M., 2005 [39]; “Phân loại học lớp thú” của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009 [5] và một số tài liệu khác [35], Tên
Việt Nam gọi theo tài liệu của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994 [7], Lê Vũ Khôi, 2000 [8], Cao Văn Sung và cộng sự, 1980 [16].
- Định loại chim tại thực địa dựa vào tài liệu có hình vẽ màu của Craig Robson (2005) [34] và tài liệu “Chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và cộng sự (2000) [3]. Hệ thống phân loại chim được sắp xếp theo tài liệu [30], [38]. Tên phổ thông, tên khoa học theo Võ Quý (1975, 1981) [12], [13], Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) [14].
- Định loại Bò sát và Ếch nhái theo “Herpetology of China” của Er-Mizhao et al, 2003 [36]; “A photographie Guide to Snake and Other Reptilies of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand” của Cox et al., 2002 [33] và một số tài liệu khác [18], [19]. Tên Việt Nam gọi theo “Danh lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam” (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2005) [15].
2.3.3. Phƣơng pháp kế thừa
- Kế thừa các cơng trình nghiên cứu trước đã được cơng bố có nội dung liên quan đến nội dung của đề tài.
- Kế thừa các số liệu ở báo cáo về kinh tế - xã hội địa phương năm 2010. - Tham khảo thông tin từ các trang website
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Dựa trên các thông tin, số liệu thu được chúng tôi tiến hành:
- Tổng hợp để đưa ra danh lục thành phần các loài động vật ở Hương Sơn gồm 4 lớp: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.
- Phân tích giá trị và hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn. Trong đó đặc biệt chú ý đến các lồi q hiếm.
- Phân tích những tác động tiêu cực của con người đến khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn và đề xuất các biện pháp bảo tồn.