Hình 3.7 Phổ hồng ngoại của than biến tính
3.3. Khảo sát và đánh giá khả năng hấp phụ hơi thủy ngân
3.3.2. Khảo sát khả năng hấp phụ thủy ngân trên các loại than ở nhiệt độ nhất
định
3.3.2.1. Khảo sát khả năng hấp phụ thủy ngân trên các loại than biến tính ở 400C
Để khảo sát khả năng hấp phụ thủy ngân trên các loại than biến tính ở 40o
C chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm như sau: ổn định nhiệt độ của thiết bị hóa hơi thủy ngân ở 40oC, nhồi 0,5g vật liệu lần lượt là: C, CB1, CB2, CB3, CB4, CB5 vào
cột hấp phụ. Điều chỉnh lưu lượng dịng khí là 1l/ph, lượng hơi Hg sau khi đi qua cột hấp phụ được hấp thụ bằng hệ thống (4) chứa 20ml KMnO4. Để khử hết KMnO4 dư ta dùng dung dịch H2O2 rồi định mức về 25ml. Sau đó để phân tích lượng Hg có trong dung dịch ta sử dụng phương pháp AAS.
Kết quả thu được ở Bảng 3.9
Bảng 3.9. Kết quả hấp phụ hơi thủy ngân của các loại than ở 40oC
Vật Liệu m (mg) mT % Hg bị hấp phụ OC (Không tải) 0,875 0 0 Cacbon 0,095 0,78 89,14 CB1 0,021 0,854 97,60 CB2 0,00825 0,86675 99,06 CB3 0,0055 0,8695 99,37 CB4 0,00575 0,869 99,34 CB5 0,01175 0,863 98,66
Trong đó: m: lượng Hg khơng bị hấp phụ được thu lại trong dung dịch KMnO4; mT: khối lượng Hg bị hấp phụ trên vật liệu
Hình 3.10. Đồ thị biễu diễn khả năng hấp phụ hơi Hg của các loại than ở 40oC
Theo kết quả thu được trên Hình 3.9 ta thấy khả năng hấp phụ của than biến tính tốt hơn hẳn khả năng hấp phụ của than hoạt tính thơng thường. Và khả năng hấp phụ của than biến tính tỉ lệ thuận với khối lượng brom hấp phụ trên than. Đặc biệt, đối với than biến tính CB5 đã hấp phụ tối đa brom thì khả năng hấp phụ hơi Hg lại có xu hướng giảm.
3.3.2.2. Khảo sát khả năng hấp phụ thủy ngân trên các loại than biến tính ở 50oC
Tương tự như phần 3.3.2.1, khảo sát khả năng hấp phụ của các loại than tại 500C.
Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.10
Bảng 3.10. Kết quả hấp phụ hơi thủy ngân của các loại than ở 50oC
Vật Liệu m (mg) mT % Hg bị hấp phụ
OC (Không tải) 1 0 0
Cacbon 0,1225 0,8775 87,75
CB1 0,02225 0,9778 97,78
CB3 0,0135 0,9865 98,65
CB4 0,0105 0,9895 98,95
CB5 0,022 0,978 97,80
Trong đó: m: lượng Hg không bị hấp phụ được thu lại trong dung dịch KMnO4; mT: khối lượng Hg bị hấp phụ trên vật liệu
Hình 3.11. Đồ thị biễu diễn khả năng hấp phụ hơi Hg của các loại than ở 50oC
Kết quả thu được tương tự như phần 3.3.2.1. Theo kết quả thu được trên Hình 3.10 ta thấy khả năng hấp phụ của than biến tính tốt hơn hẳn khả năng hấp phụ của than hoạt tính thơng thường. Và khả năng hấp phụ của than biến tính tỉ lệ thuận với khối lượng brom hấp phụ trên than. Than biến tính CB5 cũng hấp phụ kém hơn các than biến tính khác.
3.3.2.3. Khảo sát khả năng hấp phụ thủy ngân trên các loại than biến tính ở 60oC
Tương tự như phần 3.3.2.1, khảo sát khả năng hấp phụ của các loại than tại 600C.
Bảng 3.11. Kết quả hấp phụ hơi thủy ngân của các loại than ở 60oC Vật Liệu m (mg) mT % Hg bị hấp phụ OC (Không tải) 1,28 0 0 Cacbon 0,221 1,059 82,73 CB1 0,042 1,238 96,72 CB2 0,02625 1,254 97,97 CB3 0,02225 1,258 98,28 CB4 0,005 1,275 98,98 CB5 0,04125 1,239 96,80
Trong đó: m: lượng Hg không bị hấp phụ được thu lại trong dung dịch KMnO4; mT: khối lượng Hg bị hấp phụ trên vật liệu
Kết quả thu được tương tự như phần 3.3.2. Theo kết quả thu được trên Hình 3.11 ta thấy khả năng hấp phụ của than biến tính tốt hơn hẳn khả năng hấp phụ của than hoạt tính thơng thường. Và khả năng hấp phụ của than biến tính tỉ lệ thuận với khối lượng brom hấp phụ trên than. Khả năng hấp phụ của than biến tính CB5 lại có xu hướng giảm.