Kết quả đo kích thƣớc hạt cho thấy kích thƣớc trung bình của hạt nano tạo ra là 118,1 nm. Phân bố kích thƣớc hạt biểu thị tỷ lệ hạt theo kích thƣớc hạt nano trong mẫu quan sát, phân bố của các hạt nano chitosan/TPP tạo ra là phân bố liên tục, phân bố kích thƣớc hạt chỉ có một đỉnh duy nhất tại 39,21 nm (100%).
Sau khi tạo đƣợc hạt nano chitosan/TPP với mong muốn tạo các hạt có kích thƣớc nhỏ và tƣơng đối đồng đều (<100 nm). Vì vậy, chúng tơi tiến hành đồng hóa dung dịch qua màng lọc bằng máy extruder, với màng lọc 100 nm cho phép các hạt dƣới 100 nm đi qua trƣớc khi tạo phức hệ với plasmid DNA.
Chỉ số phân tán (polydispersity index – PDI) thể hiện mức độ đồng nhất của các hạt nano trong dung dịch keo. Chỉ số càng cao thì mức độ đồng hóa của mẫu càng thấp. Chỉ số phân tán của hạt nano chitosan/TPP trong dung dịch đo đƣợc là 0,662, tƣơng đối thấp.
Khác với các dung dịch bền vững, dung dịch keo là tập hợp không bền, nghĩa là chất tan dễ tách khỏi dung dịch, có xu hƣớng kết tụ thành từng đám. Thế zeta là đại lƣợng đặc trƣng cho ổn định của hệ phân tán keo, nó thể hiện mức độ đẩy giữa các hạt tích điện cùng dấu trong hệ phân tán. Đối với các phân tử và các hạt nhỏ, thế zeta cao sẽ cho sự ổn định cao, và hệ phân tán sẽ chống lại sự keo tụ.
Kết quả đo cho thấy thế zeta của hạt nano chitosan/TPP trong hệ phân tán là 17,3 mV (Hình 3.8). Từ kết quả đo cho thấy các hạt có thể kết tụ tạo nên các hạt có kích thƣớc lớn. Tuy nhiên theo Nguyễn Minh Đức và Trƣơng Cơng Trí (2010) nếu tạo đƣợc sự ổn định tĩnh điện học thì hạt nano sẽ bền vững trong thời gian bảo quản. Kết quả đo thế zeta chỉ có 1 đỉnh duy nhất (17,3 mV) có thể thấy rằng các hạt trong dung dịch đồng đều, và các hạt đều tích điện dƣơng nên có thể tạo lực đẩy tĩnh điện. Do vậy, các hạt nano chitossan/TPP có thể ổn định trong hệ phân tán mà khơng có hiện tƣợng gắn kết. Ngoài ra từ kết quả đo cho thấy độ lệnh thế zeta đo đƣợc khá nhỏ (3,36 mV), các ion tích điện trong dung dịch khơng cao 1,02 mS/cm.