Tác động đến sức khỏe
Hiện nay, hoạt động khai thác than đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn đang là một vấn đề bức xúc của hoạt động này. Ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là mơi trường nước và khơng khí từ các giai đoạn xây dựng, vận hành và kết thúc mỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến nước đối với công nhân mỏ cũng như người dân địa phương ở khu vực khai thác.
Bụi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Bụi gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô hấp. Kết quả khám định kỳ cho 1700 công nhân ngành than cho thấy trên 40% người mắc bệnh viêm mũi, viêm họng; 17% mắc bệnh viêm xoang sau 5 năm làm việc; 40% mắc bệnh phế quản sau 5 năm làm việc. Số công nhân ngành than bị bệnh bụi phổi chiếm 85% tổng số người mắc bệnh của cả khối công nghiệp [8].
1.2. Tổng quan về các giải pháp bảo vệ môi trƣờng cho ngành than * Biện pháp quản lý mơi trƣờng:
Xây dựng, hồn thiện các cơ sở pháp luật, pháp quy, các văn bản dưới luật hướng dẫn kiểm sốt các tác động đến mơi trường, do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây nên, đặc biệt tập trung vào các tác nhân có nguy cơ gây tai biến, sự cố, hiểm hoạ môi trường. Đối với các chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội lớn, nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã từng bước có các quy định pháp luật, pháp quy nhằm giảm thiểu các nguy cơ tác động tiêu cực, gây tai biến, sự cố môi trường. Tuy nhiên đối với các dự án dân sinh nhỏ lẻ thì hầu như cịn bỏ trống, hoặc thiếu các văn bản, quy trình hướng dẫn đầy đủ, đồng bộ.
Tiến hành quy hoạch và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Tiến hành quan trắc và giám sát mơi trường định kì tại khu vực khai thác và các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng
* Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng:
Đối với môi trường đất:
Chống xói mịn, sụt lở đất và bồi lắng sông suối: Cần xây dựng đập tràn nhằm ngăn lượng đất cát bị cuốn trơi đồng thời có kế hoạch nạo vét đất cát ở các đập tràn. Biện pháp này vừa giảm độ dục của nước vừa cải thiện môi trường sống của sinh vật dưới nước.
Thu gom và xử lý chất thải nguy hại: Bãi thải là quặng sau q trình tuyển khơng được thải trực tiếp bãi ven sơng, khe suối…Phải thải đúng nơi quy định để không làm ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, cũng như không được phép làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên của sơng suối những ngày bình thường, cũng như trong những ngày mưa lũ.
Đối với môi trường nước:
Nước trước khi thải ra môi trường phải được xử lý nhằm giảm các thong số ô nhiễm như TSS, BOD, Fe…bằng hồ lắng, bãi lọc sinh học và các cơng trình xử lý theo đặc trưng của nước thải ngành than.
Tái sử dụng nước đã được xử lý nhằm tiết kiệm tài nguyên nước
Đối với môi trường khơng khí:
Một trong các giải pháp BVMT khơng khí được TKV thực hiện là quan trắc mơi trường định kỳ xung quanh các khu vực sản xuất than thuộc quyền quản lý của TKV. Cùng với mạng lưới quan trắc môi trường, TKV đã đầu tư 04 trạm quan trắc mơi trường khơng khí tự động tại các khu vực khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh nhằm giám sát chất lượng môi trường khơng khí và kịp thời có các giải pháp xử lý các tình huống hoặc tình trạng chất lượng mơi trường khơng khí bị tác động xấu.
Các đơn vị thường xuyên tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên công ty, trên bãi thải và các khu vực đất trống để cải thiện chất lượng mơi trường khơng khí trong khu vực sản xuất, khu vực dân cư xung quanh.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi: Áp dụng loại thuốc nổ, cơng nghệ nổ mìn thích hợp nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi khi nổ mìn. Tưới ẩm sân bãi, đường vận tải trong quá trình vận chuyển quặng đối với những ngày thời tiết hanh khô. Đối với các loại phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu khi lưu hành trên các tuyến đường sẽ được che chắn cẩn thận hạn chế tối đa việc sản sinh và phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường.
Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khí thải: Lượng khí thải trong hoạt động ngành than chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận tải và thiết bị khai thác. Vì vậy, bằng cách sử dụng dầu diezen có chất lượng tốt đồng thời các phương tiện phát huy hiệu quả tốt trong việc vận chuyển quặng.
Đối với đổ thải và chất thải mỏ
Hiện nay trên thế giới đang áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến và hiện đại trong việc quản lý môi trường trong các mỏ than. Tại Đức và một số nước Châu Âu đang áp dụng công nghệ đổ thải san cắt tầng và dùng có vectiver để trồng nhằm ổn định và phủ thảm thực vật bãi thải, cải tạo các bãi thải thành khu nghỉ dưỡng, du lịch. Việt Nam đang áp dụng cơng nghệ này vào bãi thải Chính Bắc – Núi Béo và đã đạt được hiệu quả nhất định. Trung Quốc và Nga dang áp dụng công nghệ đầm lầy sinh học để xử lý nước thải mỏ than. Việt Nam đang áp dụng thử nghiệm công nghệ này ở khu vực Tràng Khê – Đông Triều. Một số mỏ than ở Hàn Quốc và Bắc Mỹ đang sử dụng các trạm quan trắc tự động tại nguồn thải nhằm giám sát tải lượng bụi và khí thải. Mỏ than Núi Béo đang được thử nghiệm xây dựng Trạm quan trắc tự động như trên để giám satts. Mo hình tổ chức quản lý môi trường của các mỏ than là chuyên trách và cá dữ liệu, số liệu môi trường rất phong phú và cụ thể. Các nước tiên tiến như Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc, Mỹ… đã xây dựng cho mình một cơ chế quản lý rất hoàn thiện và chặt chẽ, vì vậy việc quản lý môi trường mỏ than đang được thực hiện rất tốt.
Biện pháp tổ chức hành chính
Cơng tác an tồn lao động:
+ Xây dựng, phổ biến thực hiện tốt quy phạm và nội quy về an toàn lao động, quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác than. Thực hiện quy định phòng, chống cháy theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
+ Chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động: Người lao động phải thường xuyên được trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân và các dụng cụ phòng chống ơ nhiễm bụi, khí độc hại, có sự kiểm tra giám sát trực tiếp của cán bộ về an toàn lao động. Duy trì việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
+ Phòng chống thiên tai, sự cố, rủi ro mơi trường
+ Có kế hoạch khai thác hợp lý, không tạo dựng những vách đất cao nguy hiểm. + Hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường: Sử dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn sự cố môi trường trong q trình khai thác. Xí nghiệp thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường thường xuyên, chịu sự thanh tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
Biện pháp hồn ngun mơi trường
Hồn ngun mơi trường sau khai thác bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên của khu vực mỏ trở về hoặc sang một trạng thái mới tốt nhất có thể. Hồn ngun mơi trường gồm các bước sau: Chuẩn bị phương án san lấp hoặc rào chắn các moong đã khai thác để phòng tai nạn cho người và động vật. Lớp đất phủ được san gạt đến các moong đã khai thác xong. Khi hoàn thổ xong tiến hành các biện pháp hạn chế sự rửa trơi hoặc thái hóa đất như trồng cây…vv
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.3.1. Tổng quan về mỏ Lộ Trí 1.3.1. Tổng quan về mỏ Lộ Trí
Khu mỏ than Lộ Trí nằm trên địa bàn phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những phường trung tâm của thành phố Cẩm Phả, có tốc độ phát triển kinh tế văn hóa, y tế, giáo dục... xếp vào hàng nhanh và mạnh.
Phía bắc giáp với mỏ Khe Chàm IV; phía Nam giáp khu dân cư phường Cẩm Tây và Cẩm Đơng; phía Đơng giáp với mỏ Đèo Nai, phía tây giáp với Đơng Khe Sim. Được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau:
X = 2324400 ÷ 2326600 Y = 424000 ÷ 427700
Ranh giới khai trường của khu mỏ được giới hạn bởi các mốc tọa độ từ LT.1 + LT17(Quyết định số 1874/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 08 năm 2008 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đồn cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng và tổ chức khai thác than cho Công ty Than Thống Nhất – TKV và theo ranh giới thiết kế khai thác của dự án) [2].
+ Phía bắc giáp với mỏ Khe Chàm II
+ Phía Nam giáp với khu dân cư phường Cẩm Tây và Cẩm Đơng + Phía Đơng giáp với mỏ mỏ Đèo Nai
+ Phía Tây giáp với mỏ Đông Khe Sim