HÌNH 2 .1 V TRÍ ĐA LÝ HUY N ĐƠNG AN HỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN ĐƠNG AN HỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN ĐÔNG ANH ỆN ĐÔNG ANH
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Ngành nông nghiệp đạt kết quả tồn diện. Giá trị sản xuất nơng nghiệp trên
địa bàn hiện đạt 2.441 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,5%/năm. Lĩnh vực trồng trọt (chiếm tỷ trọng 41,9%), tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện hiện đạt 17.441 ha (trong đó lúa 12.293 ha/năm, ngơ 1.028 ha/năm, đậu đỗ lạc 142 ha, hoa cây cảnh 396 ha...). Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản (chiếm tỷ trọng 58,1%) với tổng đàn lợn 86.300 con, đàn trâu bò 7.650 con, gia cầm thủy cầm 2,15 triệu con, chim cút 2,6 triệu con; về thủy sản tồn huyện có 721 ha, chủ yếu theo hình thức sản xuất bán
cơng nghiệp với sản lượng 2.690 tấn cá thương phẩm các loại. Huyện đã đầu tư, hỗ trợ kinh phí để tiếp thu các giống cây trồng mới vào sản xuất đại trà như giống ngô lai cho năng suất cao, giống khoai tây sạch bệnh, các loại rau cao cấp, chất lượng: súp lơ, cà chua, dưa chuột bao tử; các giống cây ăn quả: chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, thanh long, bưởi Diễn…
Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác của huyện đạt trên 150 triệu đồng, huyện đã hình thành các vùng sản xuất rau an tồn, cây ăn quả, hoa cây cảnh và các vùng chăn nuôi quy mơ lớn. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh tiêu biểu của huyện: vùng lúa hàng hóa tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà; vùng rau an toàn tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng; vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc; vùng chăn ni bị sữa xã Vĩnh Ngọc; vùng chăn nuôi lợn ở xã Tiên Dương, Liên Hà…
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản: Đơng Anh là huyện có số lượng gia súc, gia cầm đứng thứ ba toàn thành phố với tổng đàn lợn toàn huyện là 75.000 con; đàn trâu bò 9300 con, đàn gia cầm, thủy cầm trên 2,3 triệu con.
Phát triển kinh tế trang trại: Tồn huyện có 600 trang trại, trong đó có 208 trang trại đã được phê duyệt và 05 mơ hình đã được cấp giấy chứng nhận Vietgap, có mơ hình chăn ni đạt giá trị sản xuất gần 80 tỷ đồng/năm, gây dựng thương hiệu tại nhiều tỉnh thành.
Kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã khẳng định được vị trí trong việc thúc đẩy kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn huyện. Các mơ hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô và đa số các trang trại thuộc loại hình trang trại tổng hợp (chăn nuôi - thủy sản - cây ăn quả).
Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có trên 300 mơ hình kinh tế trang trại, nhiều mơ hình kinh tế trang trại đã cho hiệu quả kinh tế cao (doanh thu bình quân một trang trại khoảng 250 triệu đồng và giải quyết trên 1.000 lao động/năm). Huyện đã hồn thành cơng tác lập và phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 23 xã.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Công nghiệp phát triển nhanh theo hướng hiện đại, công nghệ cao; một số khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp đã hồn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động hiệu quả như: Khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp vừa và nhỏ Đông
Anh, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung xã Liên Hà, Vân Hà. Giá trị gia tăng ngành cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp bình quân hàng năm đạt khoảng 10,8%, thương mại dịch vụ 11,5%. Trên địa bàn huyện có 4.000 đang hoạt động trong lĩnh vực này, đã giải quyết việc làm cho 150.000 lao động với mức thu nhập bình quân 6 - 11 triệu đồng/người/tháng. Tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống phát triển, sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Thương mại, dịch vụ phát triển rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại được quy hoạch, tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ theo mơ hình xã hội hóa. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 chợ trung tâm, 03 siêu thị, 27 chợ, đã chuyển được 19 chợ đưa vào hoạt động có hiệu quả. Cơng tác thị trường được tăng cường, ngăn chặn xử lý kịp thời, nghiêm minh các hoạt động sản xuất và kinh doanh trái pháp luật. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 9,5% (chỉ tiêu là 16,8%). Tập trung chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phương thức xã hội hóa tại các xã. Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ trung tâm huyện và các chợ nông thơn. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thơng, tín dụng ngân hàng… phát triển mạnh. Ngành dịch vụ - du lịch bước đầu được hình thành và có chiều hướng phát triển tốt. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các vụ buôn bán, sản xuất và kinh doanh trái pháp luật.
2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Dân số huyện Đông Anh năm 2018 là khoảng 383.800 người, mật độ dân số đạt 2063 người/1km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,52%. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2018 của huyện có 230.280 người, chiếm 60% dân số. Lao động nơng nghiệp có 105.578 người đây là thế mạnh để phát triển một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố thực sự cũng như đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.
Huyện đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm thơng qua các chương trình, dự án, các chính sách xã hội được giải quyết khá tốt từ chế độ lương hưu, người có cơng với cách mạng...
Trong những năm qua cùng với việc phát triển của nền kinh tế, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên rõ rệt.[19]