Giai đoạn Pleistocen giữa (Q12)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm trầm tích trên cơ sở địa chấn nông phân giải cao khu vực bán đảo đồ sơn, phục vụ xây dựng công trình biển (Trang 60 - 63)

3.2. ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG SĨNG VÀ TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC NGHIÊN

3.2.2.2. Giai đoạn Pleistocen giữa (Q12)

Trong giai đoạn đầu Pleistocen giữa biển thoái, mực xâm thực cơ sở hạ thấp, q trình xâm thực bóc mịn diễn ra mạnh mẽ, kết quả của q trình này là hình thành nên tập hạt thơ nguồn gốc sơng cho tồn khu vực nghiên cứu.

- Nhóm tướng aluvi (aQ12)

Tại khu vực nghiên cứu trầm tích này gặp hầu hết trong các băng địa chấn và các mặt cắt trầm tích Đệ Tứ và lỗ khoan bãi triều (Hình 3.4). Trên một số mặt cắt địa chấn nơng độ phân giải cao nhóm tƣớng trầm tích này đƣợc đặc trƣng bởi trƣờng sóng phản xạ trắng hoặc mờ nhạt, đứt đoạn. Ở trƣớc cửa Sông Văn Úc sát khu vực nghiên cứu cũng gặp đƣợc dạng sóng phản xạ tƣơng tự trong các tuyến địa chấn ở độ sâu từ 80 ÷ 120m.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ12)

Tại khu vực phía nam bể nhóm tƣớng trầm tích này gặp đƣợc trong các lỗ khoan ở khu vực nghiên cứu và nhận biết đƣợc trên các tài liệu địa chấn. Thành phần trầm tích cát, bột. Chiều dày thay đổi từ 5 ÷ 15m.

- Nhóm tướng biển (mQ12)

Trên các mặt địa chấn nông độ phân giải cao nhóm tƣớng trầm tích trên đặc trƣng bằng các sóng phản xạ dạng song song, biên độ cao liên tục. Chiều dày chung của tầng thay đổi 20 ÷ 50 m. Điều này có thể dự đốn trầm tích chủ yếu là bột sét, bùn sét. Tại lỗ khoan ở khu vực phía tây nam khu vực Đồ Sơn (Hình 3.4) liên kết với các băng địa chấn nhóm tƣớng trầm tích này bao gồm sét kaolin mịn dẻo lẫn cát hạt mịn màu xám trắng loang lổ vàng.

Trên mặt cắt địa chấn cũng nhƣ lỗ khoan tại khu vực nghiên cứu các tập trầm tích đƣợc xác định nhƣ sau (Hình 3.5 ÷ 3.14):

Tập 1 – Cát mịn (Ký hiệu aQ12 trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao)

Độ sâu gặp trầm tích xác định trên mặt cắt trầm tích - địa chấn nơng phân giải cao thay đổi từ (-) 22,0 ÷ (-) 47,9 m, độ sâu đáy (-) 34,4 ÷ (-) 57,4 m, bề dày lớn nhất: 11,1 m (T12). Tập trầm tích này cũng bắt gặp ở các lỗ khoan trên cạn (hình 3.4), bề dày tƣơng đối phức tạp có xu hƣớng giảm dần theo hƣớng tây bắc - đông nam. Bề dày lớn nhất: 2,5 m (LKCDS10), nhỏ nhất: 0,7 m (LK-DR1), TB: 1,6 m.

Thông qua việc phân tích các mẫu đất trầm tích ở các lỗ khoan trên cạn xác định đƣợc các chỉ tiêu trầm tích và địa chất cơng trình nhƣ sau:

a. Chỉ tiêu trầm tích: Thành phần độ hạt gồm: Sạn sỏi: 0,9 ÷ 2,1%, TB: 1,7%;

Cát: 90,6 ÷ 95,5%, TB: 92,7%; Bột 3,5 ÷ 8,4%, TB: 5,6%. Kích thƣớc hạt Md: 0,20 ÷ 0,35mm, TB: 0,28mm; hệ số chọn lọc So: 1,32 ÷ 1,87, TB: 1,67; Sk: 1,08 ÷ 1,20, TB: 1,16. Trầm tích có độ chọn lọc trung bình.

b. Chỉ tiêu cơ lý mẫu đất: Kết quả thí nghiệm 8 mẫu đất cho các chỉ tiêu cơ lý

thể hiện bảng dƣới đây (Bảng 3.5):

Bảng 3.5. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất tập 1 (aQ12)

STT Chỉ tiêu cơ lý hiệu Đơn vị Giá trị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Khối lƣợng riêng  g/cm3 2,64 2,66 2,65 2 Góc nghỉ khi khơ αd Độ 27o39’ 29o17’ 28o46’ 3 Góc nghỉ khi ƣớt αw Độ 24o41’ 26o08’ 25o12’ 4 TN xuyên tiêu chuẩn SPT N30 búa/30cm 32 39 35

5 Áp lực tính tốn quy ƣớc Rtt kG/cm2 2,33

6 Mô đun biến dạng E kG/cm2 143,5

Từ bảng trên, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9362: 2012, tập trầm tích này tƣơng ứng với đất loại cát, kết cấu chặt.

Tập 2 – Sét cát, bột cát (Ký hiệu amQ12 trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao)

Từ kết quả đo địa chấn nông phân giải cao đƣợc thể hiện trên các mặt cắt minh giải (hình 3.5 ÷ 3.14), xác định đƣợc trầm tích này là tập sét cát, bột cát có nguồn gốc amQ12. Trầm tích này phân bố trên diện rộng trong khu vực nghiên cứu có độ sâu, bề dày thay đổi rất mạnh và phát triển về 2 phía đơng bắc, tây nam; xu hƣớng giảm dần về phía đất liền. Tại tuyến 14 trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao đôi chỗ thể hiện bằng các sóng phản xạ dạng song song, biên độ cao liên tục; dự đốn tập này có xen kẹp trầm tích bột sét. Tính từ đáy biển trở xuống theo cốt giả định 0.0 m, bề mặt gặp trầm tích thay đổi: 15,1 ÷ 34,0 m, độ sâu đáy thay đổi: 22,0 ÷ 53,0 m; bề dày lớn nhất: 30,0 m (T14), nhỏ nhất: 0,5 m (T15). Tập trầm tích này cũng bắt gặp ở các lỗ khoan

trên cạn (hình 3.4), bề dày tƣơng đối lớn có xu hƣớng giảm dần theo hƣớng tây bắc - đông nam. Bề dày lớn nhất: 4,8 m (LKCDS10), nhỏ nhất: 1,8 m (LK-DR1), TB: 3,3 m.

Hình 3.17. Mẫu trầm tích lỗ khoan LKCDS10, độ sâu 17,0 ÷ 17,3 m

Trầm tích có màu xám, xám xanh, vàng nhạt, cấu tạo phân lớp cong song song, không liên tục. Tại lỗ khoan LKCDS10 (17,3 ÷ 18,9 m) xuất hiện thấu kính sét bột tƣơng ứng với tập mQ12 trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao.

Trầm tích nằm phủ trên bề mặt tầng cát mịn aQ12.

Thông qua việc phân tích các mẫu đất trầm tích ở các lỗ khoan trên cạn xác định đƣợc các chỉ tiêu trầm tích và địa chất cơng trình nhƣ sau:

a. Chỉ tiêu trầm tích: Trầm tích có thành phần chủ yếu là: Cát: 18,9 ÷ 25,3%, TB: 23,8%; Bột 49,4 ÷ 55,9%, trung bình 53,0%; Sét 18,6 ÷ 24,1%, TB: 23,2%. Kích thƣớc hạt Md: 0,072 ÷ 0,127 mm, TB: 0,098 mm; hệ số chọn lọc So: 1,81 ÷ 2,35, TB: 2,05; Hệ số bất đối xứng Sk: 0,78 ÷ 1,15, TB: 0,91.

b. Chỉ tiêu cơ lý: Kết quả thí nghiệm 08 mẫu đất cho các chỉ tiêu cơ lý thể hiện

bảng dƣới đây (Bảng 3.6):

Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất tập 2 (amQ12)

STT Chỉ tiêu cơ lý hiệu Đơn vị Giá trị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Khối lƣợng thể tích TN γw g/cm3 1,81 1,94 1,89 2 Khối lƣợng thể tích khơ γc g/cm3 1,50 3 Độ ẩm tự nhiên Wo % 24,62 27,29 26,41 4 Giới hạn chảy WL % 28,50 32,65 30,53 5 Giới hạn dẻo WP % 16,09 18,32 16,95

6 Chỉ số dẻo IP % 13,58 7 Độ sệt B 0,70 8 Khối lƣợng riêng  g/cm3 2,69 2,70 2,69 9 Hệ số rỗng tự nhiên o 0,799 10 Độ rỗng n % 44,42 11 Độ bão hoà S % 88,90 12 Thí nghiệm cắt phằng, nén nhanh a1-2 cm2/kG 0,024 0,027 0,026 φ độ 13°22' 15°03' 14°36' C kG/cm2 0,094 0,109 0,102 13 Thí nghiệm nén cố kết Pc kG/cm2 0,93 0,97 0,93 Cc 0,15 0,18 0,15 Cs 0,042 0,047 0,042 Cv x10-4cm/s 8,15 8,2 8,15 14 TN xuyên tiêu chuẩn SPT N30 búa/30cm 9 14 12

15 Áp lực tính tốn quy ƣớc Rtt kG/cm2 0,97

16 Mô đun biến dạng E kG/cm2 42,90

Từ bảng trên, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9362: 2012, tập trầm tích này tƣơng ứng với đất loại á sét (sét pha), trạng thái dẻo mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm trầm tích trên cơ sở địa chấn nông phân giải cao khu vực bán đảo đồ sơn, phục vụ xây dựng công trình biển (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)