Hiện trạng kinh tế xã hội 5 xã vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 43 - 47)

Vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ được xác định, bao gồm 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và xã Giao Hải. Với tổng diện tích tự

nhiên các xã quản lý là 38,66 km2 và phần diện tích (960 ha) bãi bồi phía ngồi

đê quốc gia (vùng đầm tơm ở cồn Ngạn), là khu vực giáp ranh với vùng lõi VQG, do UBND huyện Giao Thuỷ quản lý.

a) Dân số và lao động.

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2011 của các xã cho thấy toàn bộ 5 xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ có diện tích 40,18 km2, 12.975 hộ với tổng 43.307 nhân khẩu, trong đó: nữ chiếm 51,4%, nam chiếm 48,6%. Số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 23.382 người, chiếm 53,9% số dân trong khu vực vùng đệm, trong đó: Số lao động nữ là 11.746 người, chiếm 49,28% số lao động trong vùng đệm. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.078 người/km2. Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất 1.337

người/km2, xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất là 805 người/km2

.

Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm

TT Diện tích (km2) Số hộ Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 Giao Thiện 11,8 2.685 9.496 805 2 Giao An 8,2 2.853 9.052 1.104 3 Giao Lạc 7,05 2.595 9.424 1.337 4 Giao Xuân 7,58 2.747 9.237 1.219 5 Giao Hải 5,55 2.905 6.107 1.100 Tổng 40,18 12.975 43.316 1.078

(Nguồn: Niên Giám thống kê huyện Giao Thủy 2011)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là gần 1,2%. So với các năm trước tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ dân trí ngày càng được nâng lên và công tác kế hoạch hố gia đình của địa phương được thực hiện tốt trong những năm gần đây.

b) Tình hình phát triển kinh tế các xã vùng đệm.

Nhìn chung cơ cấu ngành nghề kinh tế các xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ khá đơn giản. Các hoạt động kinh tế chính trong vùng bao gồm: sản xuất nơng nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong vùng khơng có ngành nghề cổ truyền đặc sắc. Các hoạt động phát triển kinh tế này đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương.

Tình hình sử dụng đất

Số liệu thống kê của các xã vùng đệm cho thấy, diện tích đất được sử dụng canh tác chiếm 74,7% diện tích tự nhiên khu vực. Đất trồng lúa nước chiếm phần lớn đất canh tác (95,9%), diện tích cây cơng nghiệp và các loại hoa màu chiếm diện tích khơng đáng kể 4,1%, phân bố rải rác trong các vườn hộ gia đình. Song nhìn chung hiệu suất sử dụng đất chưa cao, năng suất các loài cây trồng thường thấp, do đất xấu, kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp chưa cao, vẫn là các kỹ thuật truyền thống, công tác thuỷ lợi chưa chủ động được tưới tiêu, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Phân phối lao động ở các xã vùng đệm

Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông, nghiệp, chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như Thương mại dịch vụ 2%; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng 3,2% và Thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động.

Nguồn lao động ở vùng đệm tương đối trẻ tuổi đời từ 16 – 44 tuổi chiếm 42,9%, trong số đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm. Bởi vậy việc vào lao động ở khu vực VQG đã trở thành nghề chính của nhiều người nghèo. Một số hộ giàu có vốn đấu thầu đầm tơm, hoặc làm dịch vụ đã bao chiếm cơ bản địa bàn thuận lợi ở gần. Như vậy người nghèo ngày càng phải đi xa hơn (thời gian đi lại của họ từ 8 – 10 tiếng/ngày) để kiếm sống bằng nguồn lợi tự

nhiên ở khu vực VQG. Chính từ đây đã trực tiếp tạo ra áp lực làm chệch hướng các chương trình mục tiêu cơ bản của cơng tác bảo tồn thiên nhiên ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Các hoạt động sản xuất trong khu vực

 Sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính, đó là trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay cơ cấu cây trồng đã được đa dạng hơn, khơng cịn độc canh cây lúa hay cây màu, gồm trồng lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều lồi cây ăn quả. Nông nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Theo số liệu thống kê tìm hiểu, khu vực 5 xã vùng đệm cho thấy đa số các hộ gia đình đều chăn ni gia súc và gia cầm các loại. Gia súc ở đây chủ yếu là trâu, bò, lợn. Bình qn mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con lợn và khoảng 10 – 12 con gia cầm các loại. Đặc biệt số lượng đại gia súc ở các xã trong khu vực rất ít, bình qn từ (10 – 13) hộ gia đình mới có một con trâu, bò.

 Phát triển kinh tế biển

Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nơng, lâm, thuỷ hải sản. Tồn bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực ni trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên 48,5%. Nhiều hợp tác xã đã thành lập hợp tác xã khai thác và chế biến thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.

Việc chuyển giao khoa học – công nghệ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đến các hộ có chuyển biến tiến bộ. Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được chú trọng, hạn chế được tình trạng đánh bắt bằng điện, thuốc nổ. Việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ở các vùng bãi bồi và nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện quanh năm vừa là nguồn cung cấp thực phẩm trong bữa ăn của người dân vừa là nguồn thu đáng kể trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ gia đình.

 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các ngành nghề trong khu vực các xã vùng đệm chủ yếu là các ngành nghề truyền thống, ngành chế biến nông sản, thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa. Thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Theo số liệu báo cáo của phòng thống kê các xã, trong năm 2011, tổng giá trị hàng hố sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khối tư nhân chiếm hơn 83%.

Nhìn chung, ngành tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ kỹ thuật cơng nghệ cịn lạc hậu, sản phẩm làm ra mang hàm lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 5%. Tuy nhiên cũng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động và khai thác các nguồn lực của địa phương.

c) Hiện trạng hoạt động du lịch

Hàng năm VQG đón từ 4.000 – 7.000 khách tới thăm quan nghiên cứu. Các hoạt động du lịch chính mà khách thường sử dụng là quan sát chim, đi thuyền, tham quan, nghiên cứu rừng ngập mặn.

Những năm trước, phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim, rừng ngập mặn và thuỷ sinh) nhưng hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, lượng khách đến VQG để quan sát chim chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%), khách thường đến vào mùa chim di trú (tháng 9, 10 năm trước – tháng 3, 4 năm sau).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)