KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 31 - 35)

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội VQG Bidoup - Núi Bà

3.1.1. Điều kiện tự nhiên VQG Bidoup - Núi Bà

3.1.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. VQG có tọa độ địa lý: 12000’04” đến 12052’00” vĩ Bắc; 108017’00” đến 108042’00” kinh Đơng.

Ranh giới phía Bắc trùng với ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc; ranh giới phía Đơng trùng với ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hịa; ranh giới phía Tây giáp xã Đƣng Knớ (huyện Lạc Dƣơng) và ranh giới huyện Đam Rơng; Phía Nam giáp các xã Lát, xã Đạ Sa, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dƣơng).

VQG cách thành phố Đà Lạt về phía Bắc 11 km theo đƣờng chim bay và 20 km theo đƣờng liên tỉnh 723.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Trải rộng toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao nguyên Đà Lạt, thuộc phần cuối dãy Trƣờng Sơn Nam trên khu vực có độ biến động từ 700m tới trên 2.200m với mức độ cao trung bình từ 1500m - 1800m, VQG Bidoup-Núi Bà có địa hình chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao nhƣ Hòn Giao (2.060m), Lang Biang (2.167m), Chƣ Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882m),…Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup (2.287m) là điểm cao nhất trong VQG đồng thời cũng là một trong mƣời đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình thấp dần theo hƣớng Nam-Bắc và gồm nhiều đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề mặt bị chia cắt mạnh. Vì vậy, khi đứng từ sơn nguyên Đà Lạt nhìn lên thấy những khối sừng sững với nhiều đỉnh riêng lẻ tạo thành cảnh quan vô cùng hùng vĩ. Khu vực thấp nhất là thung lũng Đắk Loe nằm về phía Tây Bắc VQG, và điểm có độ cao thấp nhất là 650m tại ngã ba Đăk Loe với sông Krông Nô.

Trong VQG có 4 hệ dơng chính. Hệ dơng phía Bắc cũng là ranh giới tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc. Hệ dông thứ hai chạy theo hƣớng Đông Tây nằm ở trung tâm VQG, bắt đầu từ ranh giới phía Tây VQG tới Đạ En. Hệ dơng thứ 3 chạy theo hƣớng từ Nam ra Bắc, bắt đầu từ núi Lang Bian có độ cao 2.170m chạy lên phía Bắc VQG. Hệ dơng thứ 4 cũng là dãy núi cao nhất khu vực bắt đầu từ đỉnh núi Bidoup có độ cao 2.287m. Hƣớng dốc chính trong khu vực là hƣớng từ Đơng sang Tây, cao ở phía Đơng và thấp dần về phía Tây, trừ Lang Bian và Bidoup là hai dãy núi tƣơng đối độc lập có hƣớng dốc đổ xuống bốn hƣớng.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên, nhƣng do các yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG Bidoup-Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, với nền nhiệt độ trung bình trong khoảng 18ºC, khá ơn hịa, khơng có tháng lạnh q và tháng nóng quá.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của khu vực VQG khá cao, đạt 2.200 – 2.800mm/năm ở phía Đơng và và khoảng 2000m/năm ở phía Tây, cao hơn ở Đà Lạt

1.870mm/năm. Tháng 9 có lƣợng mƣa cao nhất là 300 mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm khoảng 170 ngày (trong đó các tháng 12, 1, 2, 3 chỉ có khoảng 5 ngày mƣa/tháng). Tại các đai cao trên 1.900m nhƣ trên các đỉnh núi Bidoup, Hịn Giao, Gia Rích, Chƣ n Du thì có lƣợng mƣa và số ngày mƣa cao hơn.

Độ ẩm ở khu vực này dao động từ 75% đến 85% và tƣơng đối ổn định. Số ngày có sƣơng mù trong năm là khoảng 80 ngày tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với số ngày có sƣơng mù trung bình từ 8 đến 16 ngày/tháng. Trong khu vực VQG Bidoup-Núi Bà tại các đỉnh núi cao, số ngày có sƣơng mù thƣờng nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ thƣờng xuyên hơn.

Nhƣ vậy khí hậu ở trong vùng có thể chia làm 2 tiểu vùng khác nhau. Tiểu vùng 1 ở trung tâm VQG trên thung lũng Đạ En là những vùng thấp hơn hoặc cao nguyên bằng phẳng có lƣợng mƣa và độ ẩm thấp hơn. Đây chính là các yếu tố sinh thái tạo ra các diện tích rừng thơng thuần lồi và rừng thơng hỗn giao với rừng lá rộng. Tiểu vùng 2 là những vùng núi cao hoặc những vùng núi có độ chia cắt và độ dốc lớn, tại các đai cao trên 1.900m nhƣ trên các đỉnh núi Bidoup, Hòn Giao, Gia Rích, Chƣ n Du thì có lƣợng mƣa và số ngày mƣa cao hơn. Trên những độ cao này đã hình thành nên các kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh á nhiệt đới điển hình và rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim với một số loài cây lá kim đặc hữu hẹp chỉ tìm thấy trong khu vực và các vùng lân cận.

3.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lịch sử hình thành địa chất, địa mạo hay kiến tạo: Vùng này đƣợc hình thành trên miền võng Đà lạt từ đại MZ với một nền địa chất phức tạp gồm hai nhóm đá chủ yếu là nhóm macma axit thống trị là các đá granit, đaxít, riolit tuổi J2 - K1 chiếm trên 70% diện tích; nhóm đá trầm tích hỗn hợp chủ yếu là sa phiến xen cuội kết, cát bột kết màu đỏ tuổi K1 - 2 chiếm 30% diện tích, thƣờng phân bố thấp hơn tạo nên các dạng địa hình mềm mại hơn tạo nên bề mặt bình sơn nguyên Đà lạt thành 2 bậc, bậc thấp gồm các đồi có độ cao tƣơng đối dao động từ 50 - 100m với độ dốc 80 - 150 mức độ chia cắt từ ngang trung bình (0,35- 0,45km/km2 ). Do ảnh

hƣởng của quá trình bán nguyên lâu dài mà các dạng địa hình ở bậc này lƣợn sóng nên đứng ở các đỉnh cao nhìn xuống có cảm giác nhƣ một cao nguyên tƣơng đối bằng, bậc cao gồm các dạng địa hình đồi cao với độ cao tƣơng đối dao động từ 150 - 250m tạo nên các đỉnh cao trên 2000m nhƣ Langbiang, Cổng Trời , Chƣ Yên Du, Bidoup, Hòn giao.

3.1.1.5. Đặc điểm các hệ sinh thái đặc trưng

* Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và núi cao: Diện tích 21.252 ha. Đây gồm kiểu rừng phân bố từ độ cao 1.800 – 1.900m

trở lên, có nhiệt độ khơng khí trung bình dƣới 180C, có chế độ mƣa ẩm cao từ 2.300 mm - 3.000 mm/năm, độ ẩm khơng khí là 89% đến 95%, ngay trong mùa khơ (tháng 12 đến tháng 3) vẫn thƣờng xun có mây mù và mƣa nhỏ.

Trong hệ sinh thái này có sinh cảnh rừng rêu (rừng lùn đỉnh núi), diện tích 402 ha. Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 2.000 m trở lên, tại các đỉnh núi Bidoup, Chƣ n Du và dơng núi Gia Rích.

* Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: Diện tích 14.308

ha. Kiểu rừng này xuất hiện ở độ cao 1.800 m trở lên, trên các sƣờn dốc và dơng núi Gia Rích, Bidoup, Chƣ Yên Du, Cổng Trời.

* Hệ sinh thái rừng thưa cây lá kim (Thông 3 lá) á nhiệt đới núi thấp: Diện tích

20.614 ha. Rừng Thơng 3 lá (Pinus khasya) ở VQG Bidoup - Núi Bà mọc thuần loại và có diện tích lớn nhất trong cả nƣớc.

* Hệ sinh thái rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với lá rộng: Diện tích 1.821 ha. Kiểu rừng này phân bố dọc theo các nhánh sông Krông Nô ở độ cao 800 - 1.200 m, trên đất có nguồn gốc Granit, hoặc phù sa mới.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

VQG có nằm trên địa bàn 7 xã là Xã Lát, Đƣng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais và Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dƣơng và 2 xã là Đạ Long và Đạ Tông thuộc huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng. Tồn bộ 7 xã nằm ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.

Hầu hết các xã đều có diện tích lớn và dân cƣ thƣa thớt. Mật độ dân số bình quân là 19 ngƣời/km2. Dân số dƣới độ tuổi 15 chiếm 41,2%, dân số từ độ tuổi 60 trở lên chiếm 4,8 % và dân số trong độ tuổi còn lại chiếm 54,0%. Nhƣ vậy, dân số của khu vực rất trẻ. Tốc độ tăng dân số khá cao (ở mức trên 2,0% trong năm 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)