Thành phần đất đá bãi thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động khai thác than tại mỏ than cọc sáu – tỉnh quảng ninh tới thảm thực vật và định hướng cải tạo phục hồi (Trang 45)

Các thông số của bãi thải được xác định phù hợp với cơng nghệ và trình tự đổ thải đã chọn, các thông số của bãi thải được xác định trên cơ sở:

- Tính chất của đất đá thải mỏ than Cọc Sáu; - Địa điểm và vị trí tiến hành đổ thải;

- Đặc điểm địa hình hiện trạng khu vực tiến hành đổ thải; - Cơng nghệ và trình tự đổ thải áp dụng;

- Đồng bộ thiết bị đổ thải đã lựa chọn.

Bảng 11. Các thông số của bãi thải

STT Thông số Đơn vị Số ƣợng Ghi chú

1 Chiều cao tầng thải khi cơng tác m 20÷50 2 Chiều cao tầng thải khi kết thúc m 30

3 Góc nghiêng sườn tầng thải độ 3337

4 Độ dốc mặt tầng thải % 3÷5

5 Chiều rộng mặt tầng thải cơng tác m 40100 6 Chiều rộng mặt tầng thải khi kết thúc m 3050

7 Chiều cao đê bao an toàn m ≥1,35

8 Chiều rộng mặt đê an toàn m ≥1,00

3.2. Kết quả phân tích chất ƣợng mơi trƣờng khu vực nghiên cứu 3.2.1. Chất ƣợng mơi trƣờng khơng khí

Để làm nổi bật bức tranh hiện trạng môi trường khu vực tác giả đã tiến hành lấy mẫu và gửi phân tích chất lượng mơi trường đất, nước và khơng khí đồng thời kết hợp với các số liệu đo đạc phân tích hiện trạng mơi trường quan trắc định kỳ để so sánh, nhận xét một cách khách quan chất lượng môi trường nền phục vụ cho công tác đánh giá các tác động mơi trường trong q trình thực hiện dự án. Đợt 1 đo đạc và lấy mẫu t 2728/09/2018, đợt 2 t 2930/10/2018. (Kết quả phân tích chi tiết trong phụ lục 3 của luận văn)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực Dự án cho thấy:

- Bụi

Hàm lượng bụi tổng (TSP) trong khu vực dự án dao động trong khoảng t 0,24  0,29 mg/m3. Hàm lượng bụi xác định được tại tất cả các vị trí quan trắc đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép về hàm lượng bụi trong khơng khí khu vực sản xuất được quy định trong TCVSLĐ 3733-2002 (TSP: 2 mg/m3).

- Các khí SO2, NO2, CO

Nồng độ các khí đo được tại tất cả các vị trí đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép về hàm lượng khí thải trong môi trường làm việc và mơi trường khơng khí xung quanh được quy định trong TCVSLĐ 3733-2002, QCVN 05:2013/BTNMT. Điều đó chứng tỏ hoạt động khai thác than phát sinh khí thải khơng lớn chủ yếu t các phương tiện cơ giới, mang tính cục bộ và trong mơi trường có khả năng phát tán tốt nên hàm lượng khí thải đo được thấp hơn giới hạn cho phép nhiều lần trong đợt quan trắc.

- Độ ồn

Hoạt động khai thác than lộ thiên gây ra tiếng ồn chủ yếu t các máy móc thiết bị như: ô tô, máy xúc, máy gạt, sàng tuyển, băng tải…Kết quả đo đạc độ ồn khu vực sản xuất của dự án dao động trong khoảng t 66,3  82,2 dBA. Mức độ ồn tại tất cả các vị trí quan trắc đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép về mức độ ồn cho phép đối với khu vực sản xuất được quy định trong QCVN 24/2016/BYT (85dBA). Kết quả đo đạc độ ồn khu vực xung quanh dự án dao động trong khoảng t 52,6  53,1 dBA đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép về mức độ ồn cho phép đối với khu vực dân cư được quy định trong QCVN 26:2010/BTNMT (70dBA).

- Độ rung

So sánh kết quả mức rung với mức rung cho phép (QCVN 27:2016/BYT, QCVN 27:2010/BTNMT) cho thấy:

Mức rung tại các điểm đo dao động t 32  68dB, tất cả các vị trí này đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Kết luận chung:

T kết quả khảo sát phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí, ồn, rung của tác giả đề tài và tham khảo số liệu quan trắc định kỳ của Công ty tại khu vực dự án, vùng xung quanh một số kết luận được đưa ra như sau:

- Yếu tố gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu là bụi, các khí độc SO2, NO2, CO đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép. Hàm lượng bụi đối với

khu mỏ mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nồng độ đo được tại một số vị trí cịn cao.

- Tiếng ồn đo được tại hầu hết các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép, một số điểm đo được tại khu vực sàng tuyển còn cao.

- Độ rung đo được tại các vị trí nói chung thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép, điều đó chứng tỏ hoạt động khai thác tại khu vực không tạo ra độ rung lớn gây ảnh hưởng đến môi trường.

3.2.2. Hiện trạng chất ƣợng nƣớc

a. Hiện trạng chất lượng nước mặt

Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu các thông số về môi trường nước mặt trong các đợt: đợt 1 t 2728/09/2018, đợt 2 t 2930/10/2018. (các thông số chi tiết trong phần phụ lục (Nói rõ trong Phụ lục 3) của luận văn)

- Cơ sở đánh giá:

Nước mặt được đánh giá theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy định giới hạn các thông số chất lượng nước mặt (Giới hạn B2: áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục đích giao thơng thủy và các mục đích khác với u cầu chất lượng thấp).

Nước mặt của dự án được thu gom vào các hệ thống mương rãnh thoát nước để chảy ra các suối thốt nước hịa vào nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống hai bên bờ suối đổ và đổ ra biển, nguồn nước này không được sử dụng cho nông nghiệp do dân cư sống hai bên bờ suối đa số là cư dân đơ thị, khơng có nhu cầu sử dụng nước cho nơng nghiệp. Do đó giới hạn áp dụng của đề tài là Giới hạn B2.

- Nhận xét:

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực dự án của nhóm nghiên cứu ĐTM và kết quả quan trắc định kỳ của Công ty đối chiếu với quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT (Gh B2) cho thấy đều nằm trong giới hạn quy định tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Gh B2).

b. Chất lượng nước ngầm

Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu các thông số về môi trường nước ngầm lần 1 vào các ngày 31/8/2018 và lần 2 vào ngày 18/10/2018. Kết quả phân tích chất

lượng nước mặt được so sánh với giới hạn nồng độ tối đa cho phép theo QCVN 09- MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. (chi tiết các thơng số phân tích trong phần phụ lục của luận văn)

Cơ sở đánh giá:

Các mẫu nước ngầm được lấy tại các giếng trong khu vực mỏ và khu vực dân cư lân cận. Các giá trị phân tích được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm QCVN 09-MT:2015/BTNMT và quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT dùng với mục đích sinh hoạt thơng thường khơng dùng cho ăn uống. Các vị trí quan trắc được đánh dấu cụ thể trên sơ đồ QTMT-CS.

Nhận xét:

So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT: nước ngầm khu vực Công ty CP than Cọc Sáu - Vinacomin hầu hết hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều có kết quả thấp hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn. Duy nhất, hàm lượng Coliform có giá trị vượt giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

Tuy nhiên, theo QCVN 02:2009/BYT áp dụng cho nước sử dụng với mục đích sinh hoạt thơng thường, hàm lượng coliform tại 3 vị trí này thấp hơn nhiều lần so với giá trị cho phép của quy chuẩn.

3.2.3. Chất ƣợng môi trƣờng đất khu vực bãi thải

Thời gian tiến hành lấy mẫu đất được thực hiện trong các đợt: đợt 1 t 2728/09/2018, đợt 2 t 2930/10/2018. . (các thông số chi tiết trong phần phụ lục của luận văn)

Theo quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số hàm lượng kim loại nặng trong tầng đất mặt đối với loại đất cơng nghiệp và đất lâm nghiệp thì đất khu vực dự án chưa bị ô nhiễm kim loại nặng As, Cd, Cu, Pb, Zn.

3.2.4. Hiện trạng tài nguyên rừng và thảm thực vật.

a. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai 01/01/2011 diện tích đất r ng sản xuất của thành phố Cẩm Phả là 21.197,60 ha, chiếm 93,74% diện tích tự nhiên. Gồm:

- Đất r ng sản xuất 18.971,42 ha. Bao gồm: - Đất r ng phòng hộ 2.226,18 ha.

Diện tích đất r ng chủ yếu là r ng gỗ non chưa có trữ lượng và r ng tre nứa, r ng gỗ trụ mỏ, r ng ngập mặn chủ yếu là r ng phòng hộ bao gồm cây sú vẹt. Diện tích r ng thường tập trung chủ yếu ở các phường xã: Mơng Dương, Cộng Hịa, Cẩm Hải, Dương Huy và Quang Hanh với sản lượng gỗ đạt 26.364 m3, độ che phủ r ng đạt 62,73%, thảm thực vật chủ yếu cỏ tranh, lùm cây bụi,...

Trong ranh giới quản lý của mỏ (ngoài khai trường) chủ yếu là các tầng khai thác và các tầng thải cũ. Đất r ng tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng đồi nghèo thực vật, chủ yếu là các loại cỏ tranh, dây leo, cây con, cây tái sinh loại nhỏ, thích hợp với đất đồi trọc (chiếm khoảng 40% diện tích).

Tổng diện tích trong biên giới Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin quản lý là 5,35 triệu m2.

b. Thảm thực vật

Khảo sát khu vực mỏ khai thác than vùng khai thác than Quảng Ninh cho thấy khu vực nằm trong vùng đồi núi trọc, thảm thực vật nghèo kiệt lại bị ảnh hưởng của quá trình khai thác than và dân sinh qua nhiều năm nên hầu như khơng có giá trị kinh tế

Bên cạnh các loài cây tự nhiên, công tác trồng r ng để phủ xanh tại các khu vực đất trống, đồi núi trọc, vùng đất nghèo dinh dưỡng được triển khai tích cực, nâng độ che phủ r ng t 41,3% lên 44,4% trong giai đoạn 2010-2015. Các lồi cây chủ yếu gồm: Thơng nhựa, Keo tai tượng, Thông mã vĩ, bạch đàn…Kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy các loại hình chính của thảm thực vật như sau:

- Thảm thực vật tự nhiên vùng đồi núi đất và núi đá vôi

Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần xã ưu thế: Ba bét Nam Bộ (Mallotus paniculatus), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Thao kén (Helicteres angustifolia), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Lá nến (Macaranga denticulata), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Mâm xôi (Rubus cochinchinensis).

Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế: Lau (Saccharum spontaneum), Le (Oxytenanthera albociliata), Cỏ (Tranh Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus sinensis).

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh với quần xã ưu thế Kháo (Phoebe sp), Lá nến (Macaranga denticulata), cỏ Lào (Eupatorium odoratum), Ngấy (Rubus sp), Đỗ Quyên (Rhododendron spp).

Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế cỏ Tranh (Imperata cylindrica), cỏ Lô (Themeda gigantea), cỏ Trấu (Apluda mutica), cỏ Lào (Eupatorium odoratum). [1],

[5], [6], [12], [14].

c. Thành phần hệ thực vật

Tổng cộng có 200 lồi thực vật được tìm thấy trong khu vực khai thác mỏ. Gần một nửa trong số này là thảo mộc và cỏ, một phần ba là cây bụi và cây gỗ. Mặc dù chỉ chiếm 4% nhưng dương xỉ là nhóm quan trọng trong diễn thế tự nhiên đặc biệt chiếm ưu thế về cá thể trong các đơn vị thảm thực vật thứ sinh như hình dưới:

Hình 9 . Sự phân bổ của các oài đƣợc khảo sát theo các độ tuổi khác nhau

Các loài này thuộc 66 họ thực vật với các họ phổ biến và đa dạng về loài sau đây: Poaceae - Họ Hịa Thảo (31 lồi), Asteraceae - Họ Cúc (14 loài), Euphorbiaceae - Họ Đại kích (14 lồi), Rubiaceae - Họ Thiến Thảo (14 loài), Fabaceae - Họ Đậu (14 lồi), và Cyperaceae - Họ Cói (11 lồi).

Các họ này cũng chi phối hệ thực vật của vùng Cẩm Phả, được khảo sát vào năm 1999. Tuy nhiên, trong hệ thực vật tự phát của các khu khai thác mỏ, đại diện của các Họ Cúc Asteraceae và Họ Hòa thảo Poaceae phổ biến hơn so với hệ thực vật của vùng Cẩm Phả. Có thể giải thích điều này là do khả năng phát tán của chúng trên diện tích rộng. Ngược lại, so với hệ thực vật của vùng Cẩm Phả thì các chi của các Họ Long não Lauraceae, Họ Na Annonaceae và Họ Vang Caesalpiniaceae xuất hiện ít trong hệ thực vật của các khu khai thác mỏ. Tuy nhiên, thực vật trong phạm vi khu mỏ rất đa dạng và chiếm tới 26% các lồi hiện có và khoảng 47% các họ hiện có trong hệ thực vật của Cẩm Phả. Trong đó, 85% các lồi là lồi bản địa và 15% là loài nhập cư hoặc đưa vào trồng trong vùng.

Các khu mỏ trẻ chủ yếu được che phủ bởi thảo mộc, dương xỉ và cỏ; các khu mỏ có độ tuổi trung bình chủ yếu là cỏ lâu năm, cây bụi nhỏ và các loài thuộc họ Đậu. Các khu mỏ nhiều tuổi nổi bật bởi các loài thân gỗ, đặc biệt là cây gỗ như dự kiến trong ba giai đoạn phát triển mơ tả bên trên. Ngồi ra, thành phần loài của các khu khai thác mỏ phản ánh mối quan hệ không gian giữa hai mỏ: Cọc Sáu và Đèo Nai. Mặc dù vậy, độ tuổi và vị trí chỉ chiếm 18% tổng biến thể về thành phần loài.

3.3. Đánh giá tác động tới môi trƣờng của hoạt động khai thác 3.3.1. Đánh giá tác động môi trƣờng của việc khai thác than

Hoạt động khai thác than t thời thuộc địa cho đến nay trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Khai thác than gây ra những tác động chủ yếu như: ô nhiễm mơi trường (khơng khí, nước, đất), suy giảm diện tích đất, chiếm dụng và thối hóa đất. Đề tài tập trung đánh giá tác động đến địa hình, hệ sinh thái và mơi trường đất.

a. Tác động đến địa hình và biển đổi cảnh quan

Đặc điểm của khai thác than lộ thiên là chiếm dụng một diện tích đất khá lớn để khai thác, đổ thải và tạo diện tích cho các cơng trình phụ trợ phục vụ cho khai thác mỏ. Đất đá thải phát sinh t cơng tác đào bới, nổ mìn để bóc đất tầng phủ, công tác sàng tuyển. Để khai thác 01 tấn than thì lượng đất đá thải phát sinh khoảng 3÷5 tấn.

Hoạt động khai thác than, đổ đất đá thải và tác động của các thiết bị nặng khi hoạt động làm biến dạng một cách đáng kể đến địa mạo và cảnh quan khu vực: tạo ra khoảng trống khai thác, gây mất ổn định các bờ dốc, xâm phạm tới diện tích thảm thực vật, hạ thấp bề mặt địa hình, biến đổi cấu trúc địa chất mỏ, biến đổi nền móng hoặc gây tổn thương cơ học đến nền móng.

b. Tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Toàn bộ hệ sinh thái r ng nguyên sinh nơi đây đã bị hủy diệt, thay thế vào đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh đã được mô tả ở trên. Hàng năm cùng với sự gia tăng sản lượng khai thác than, đặc biệt là khai thác than lộ thiên sẽ kéo theo một số diện tích r ng và các lồi động vật hoang dã (ếch, nhái, cơn trùng,…) bị mất đi.

Các chất thải (bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, đất đá thải, chất thải rắn) t hoạt động khai thác mỏ sẽ gây suy giảm hệ sinh thái.

c. Tác động đến mơi trường đất

Q trình khai thác sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất t nông lâm nghiệp sang đất công nghiệp khai khoáng. Các hoạt động cày xới, làm tơi, bốc xúc, vận chuyển trên khai trường dẫn đến biến đổi cấu trúc cơ lý của đất, biến đổi địa

hình, thúc đẩy q trình xói mịn, rửa trơi các chất dinh dưỡng trong đất dẫn đến đất bị thối hóa và bị hoang hóa.

Nước thải, chất thải rắn cũng là nguyên nhân gây thay đổi tính chất đất trong khu vực. Môi trường đất bị tác động ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phục hồi thảm thực vật sau này.

3.3.2. Tác động của bãi thải

Tác động của bãi thải đến môi trường xảy ra trên diện rộng và theo chiều sâu: - Tác động đến địa hình, địa mạo: Phức tạp hố địa hình, tăng độ tương phản, tăng độ chênh cao tương đối giữa các dạng địa hình âm và dương, giảm thể năng địa hình… Cùng với chế độ nhiệt ẩm đặc trưng miền nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động khai thác than tại mỏ than cọc sáu – tỉnh quảng ninh tới thảm thực vật và định hướng cải tạo phục hồi (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)