Quản lý và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 31)

1.2. Quản lý và sử dụng đất ngập nƣớc

1.2.6. Quản lý và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam

1.2.6.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất ngập nước a. Quản lý đất ngập nƣớc ở các cấp

Cho đến trƣớc năm 2003, Việt Nam vẫn chƣa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm duy nhất về quản lý ĐNN ở cấp trung ƣơng. Mỗi bộ, ngành tùy theo chức năng đƣợc Chính phủ phân cơng thực hiện việc quản lý theo lĩnh vực từng ngành bao gồm các đối tƣợng ĐNN.

Đến năm 2003, Nghị định của Thủ tƣớng Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003, đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phƣơng trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN.

Tình hình quản lý ĐNN ở cấp tỉnh cũng tƣơng tự nhƣ ở cấp Trung ƣơng, nghĩa là mỗi sở, ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực của mình trong đó có vấn đề liên quan ĐNN theo quy định của pháp luật và sự phân công của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

b. Việc sử dụng đất ngập nƣớc

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng trên 50% tổng diện tích ĐNN đƣợc sử dụng cho gieo trồng (chủ yếu là lúa) với sự quay vòng sử dụng rất cao (2-3 vụ); 25% tổng diện tích ĐNN đƣợc sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản; 10% sông suối, 10% là hồ chứa nƣớc nhân tạo (thủy lợi, thủy điện) và trong xu thế ngày càng gia tăng .

Tính đến năm 2013, diện tích đất trồng lúa nƣớc trên toàn quốc chỉ còn khoảng 3,8 triệu ha. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2002 đã vƣợt mức 2 tỷ USD. Nguồn thu từ du lịch trên các vùng ĐNN nhƣ Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, Mũi Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long,… ngày càng tăng.

Hầu hết, diện tích của loại ĐNN trồng lúa và ni trồng thủy sản do các hộ gia đình sử dụng theo kinh nghiệm sản xuất và tập quán canh tác của từng địa phƣơng. Phần diện tích ĐNN cịn lại do nhà nƣớc quản lý và thƣờng đƣợc sử dụng thông qua một dự án đầu tƣ hay kế hoạch quản lý đƣợc nhà nƣớc phê duyệt và cấp kinh phí. Việc sử dụng ĐNN bắt đầu bằng việc quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,

cấp vùng, cấp tỉnh và các cấp thấp hơn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các mục tiêu phát triển mà Chính phủ đề ra cho từng vùng và từng tỉnh. Tuy nhiên, việc sử dụng đất theo quy mơ hộ gia đình cịn nhiều tồn tại mà quan trọng nhất là vốn đầu tƣ và sự hiểu biết về sử dụng ĐNN. Nhiều hộ nông dân ở vùng ven biển ít vốn đầu tƣ và thiếu kiến thức về nuôi trồng thủy sản, nên đã gặp thất bại trong các vụ nuôi tôm và để lại hậu quả về môi trƣờng.

Số lƣợng các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN (những khu ĐNN có tầm quan trọng quốc gia đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xác lập) cũng tăng lên. Diện tích ĐNN phục vụ ni trồng thủy sản tăng, trong khi diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm đi. Điều này gây bất lợi về môi trƣờng và sinh thái, nhƣng lại góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đồng thời, loại ĐNN canh tác lúa nƣớc cũng tăng lên phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và an ninh lƣơng thực quốc gia.

Trong nhiều năm trở lại đây, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN đang diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch. Khai hoang để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, mở rộng các khu dân cƣ, đô thị hóa, khu cơng nghiệp, phát triển giao thông, chặt phá rừng ngập mặn,… làm cho diện tích ĐNN tự nhiên bị thu hẹp, tài nguyên suy giảm, tăng cƣờng các tai biến xói lở, bồi tụ, mơi trƣờng bị ơ nhiễm nghiêm trọng (ô nhiễm dầu, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh), tổn thất về đa dạng sinh học. Nếu khơng có các giải pháp hữu hiệu, xu hƣớng này sẽ cịn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Có thể nói, sự bất cập trong quản lý và sử dụng ĐNN xuất phát từ nhận thức chƣa đầy đủ về giá trị, chức năng và phƣơng pháp sử dụng ĐNN hợp lý; công tác điều tra, nghiên cứu về các chính sách liên quan đến ĐNN cịn thiếu đồng bộ, chồng chéo, đơi khi cịn hạn chế lẫn nhau.

1.2.6.2. Các phương thức, phương pháp quản lý đất ngập nước

Do việc quản lý ĐNN ở Việt Nam cịn mang tính chun ngành nên chƣa có một hệ thống công cụ kỹ thuật tổng hợp trong quản lý ĐNN. Một số giải pháp kỹ thuật đã đƣợc đề xuất liên quan đến các khía cạnh của ĐNN thuộc các ngành: Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi...

Bên cạnh đó, một số cơ quan khoa học, đào tạo và quản lý ở một số vùng ĐNN đã áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận và cơng cụ kỹ thuật mới trong việc quản lí tài nguyên ĐNN [3].

Các phƣơng pháp tiếp cận quản lí tài nguyên ĐNN đã và đang đƣợc áp dụng ở các mức độ khác nhau bao gồm:

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. - Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên.

- Dự án bảo tồn và phát triển tổng hợp. - Cách tiếp cận quản lý liên ngành.

Ngoài ra, các phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn, lƣợng giá kinh tế, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám, cơng nghệ thơng tin, mơ hình hóa bản đồ cũng bắt đầu đƣợc sử dụng trong quản lý, bảo tồn ĐNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)