3.2. Đề xuất quy hoạch và định hƣớng phát triển di sản địa chất, địa
3.2.1. Một số đề xuất quy hoạch định hƣớng phát triển
Trên cơ sở quyết định phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ “Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020”, trong đó có
định hƣớng phát triển du lịch nhƣ sau:
Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Duy trì tăng trƣởng doanh thu du lịch bình quân cả thời kỳ đạt 16 - 18%/năm, tăng trƣởng về lƣợt khách du lịch bình quân 10 - 12%/năm.
Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, giải trí và thể thao, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo. Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận ra thị trƣờng thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng mới. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Phú Hài - Mũi Né - Hịn Rơm - Hồ Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo; Tiến Thành - Thuận Quý - Kê Gà - La Gi... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nƣớc trong khu vực. Đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch
và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nƣớc. Từng bƣớc nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt của Thủ tƣớng về phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận nêu trên và các kết quả tổng hợp, phân loại, đánh giá, xếp hạng một số DSĐC, địa mạo có thể nêu ra một số nhận xét sau:
- Các kiểu loại DSĐC, địa mạo: Các biểu hiện DSĐC, địa mạo có thể xếp vào một số kiểu loại chính là: 1) Di sản địa mạo (kiểu B); 2) Di sản địa tầng (kiểu C); 3) Di sản đá (kiểu D); 4) Di sản khoáng sản - khoáng vật (kiểu F). Sự đa dạng này về DSĐC, địa mạo một phần do lịch sử phát triển địa chất - địa mạo lâu dài của vùng, …
- Xếp hạng các DSĐC, địa mạo: Các biểu hiện DSĐC, địa mạo đƣợc đánh giá, xếp hạng theo một hệ thống các tiêu chí thống nhất. Trên cơ sở đó đề nghị xếp hạng quốc gia, làm nổi bật của vùng cát đỏ Phan Thiết;
- Cụm các DSĐC, địa mạo: Các biểu hiện DSĐC gộp lại theo vị trí địa lý, làm cho việc bảo tồn, khai thác sử dụng chúng đƣợc thuận lợi hơn;
- Phân bố DSĐC, địa mạo: Các biểu hiện DSĐC, địa mạo cho đến nay tập trung chủ yếu ở phạm vi cách khơng xa thành phố Phan Thiết vì khu vực này đƣợc điều tra, nghiên cứu kỹ hơn cả. Nhiều khu vực khác chƣa đƣợc điều tra, nghiên cứu ở mức độ chi tiết, chắc chắn cịn ẩn chứa nhiều DSĐC, địa mạo có giá trị. Do vậy cần có kế hoạch và đầu tƣ thích đáng để tiếp tục điều tra, nghiên cứu tiềm năng DSĐC, địa mạo nói riêng, đặc điểm địa chất nói chung của vùng này, cũng nhƣ các đặc điểm khác nhằm làm rõ thêm nữa giá trị nổi bật của vùng cát đỏ;
- Mức độ bảo tồn DSĐC, địa mạo: Đa phần các DSĐC, địa mạo còn chƣa đƣợc biết đến, do vậy phần lớn chúng còn chƣa bị xâm hại, còn đang đƣợc bảo tồn ở điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, với các hoạt động phát triển kinh tế đang không ngừng gia tăng (nhƣ khai thác ilmenit, canh tác nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp v.v) nếu nhƣ giá trị này không sớm đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và có kế
dọa, có thể bị hủy hoại một cách vơ thức hoặc thậm chí cố ý;
- Khả năng tiếp cận DSĐC, địa mạo: Tạm thời điều kiện đi lại, khả năng tiếp cận các DSĐC, địa mạo cịn có thể chấp nhận đƣợc vì đa phần các DSĐC, địa mạo đƣợc giới thiệu ở đây đều nằm gần các trục đƣờng giao thông. Tuy nhiên triển vọng có thể tìm thấy thêm các biểu hiện DSĐC, địa mạo ở cách xa trục đƣờng giao thông là không hề nhỏ. Do vậy, cùng với việc tiếp tục điều tra, nghiên cứu, đánh giá các DSĐC, địa mạo cần có kế hoạch tiếp tục cải thiện điều kiện giao thông trong vùng. Điều này rất phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nhƣng trong q trình cải thiện điều kiện giao thơng cần lƣu ý bảo vệ các DSĐC, địa mạo.
3.2.2. Phác thảo luận chứng kinh tế - kỹ thuật di sản địa chất, địa mạo
Trong luận văn này học viên xin phép đƣợc trích dẫn phần nội dung phác thảo luận chứng kinh tế - kỹ thuật DSĐC, địa mạo theo [18], học viên cho rằng phần nội dung này khá phù hợp với định hƣớng phát triển, bảo tồn DSĐC, địa mạo một cách có hệ thống, nó có thể áp dụng cho vùng cát đỏ Phan Thiết nói riêng và tồn lãnh thổ Việt Nam nói chung; Dƣới đây là phác thảo luận chứng - kinh tế kỹ thuật DSĐC, đia mạo chi tiết:
3.2.2.1. Xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị di sản địa chất, địa mạo và các giá trị di sản khác
Chƣơng trình cần nêu rõ sự cần thiết, mục đích và yêu cầu của sự hình thành và phát triển mạng lƣới DSĐC, địa mạo, đối tƣợng, nội dung và hình thức triển khai. Kế hoạch triển khai thực hiện chƣơng trình có thể gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ tiến hành trong thời gian từ 06 đến 18 tháng ở mọi cấp chính quyền: thơn, xã, huyện và tỉnh/thành phố. Nội dung cơ bản của giai đoạn 1 gồm:
- Xây dựng chƣơng trình và nội dung chƣơng trình: tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về các giá trị DSĐC, địa mạo và các di sản khác (văn hóa bản địa, lịch sử phát triển v.v.) để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá.
(tuyên truyền viên, hƣớng dẫn viên DLĐC, cộng đồng dân cƣ, học sinh, v.v)
- Biên soạn và in ấn tờ rơi giới thiệu tổng quát về các giá trị DSĐC, địa mạo cũng nhƣ các giá trị di sản tiêu biểu khác.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền tại các cấp: tỉnh, huyện, xã và trƣờng học;
- Tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về cộng tác tuyên truyền;
- Đào tạo ngoại ngữ về DSĐC, địa mạo và kiến thức địa chất, địa mạo chuyên ngành do các chuyên gia về DSĐC, địa mạo và liên quan giảng dạy.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp về DSĐC, địa mạo;
- Tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc cho các đối tƣợng làm công tác bảo tồn DSĐC, địa mạo;
- Tổ chức hội nghị khoa học và tƣ vấn xây dựng;
- Thi làm biểu tƣợng (logo);
- Tuyên truyền quảng bá về DSĐC, địa mạo trên các phƣơng tiện đài, báo chí v.v;
- Bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, tiếp cận các tiêu chí của DSĐC, địa mạo;
- Xây dựng mơ hình phát triển kinh tế chất lƣợng để chuyển đổi sản xuất theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân;
- Nâng cao nhận thức bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên trong cộng đồng;
3.2.2.2. Xây dựng tuyến du lịch địa chất và hướng dẫn du lịch địa chất
Một số tuyến DLĐC
- Tham quan, khảo sát dọc theo Suối Tiên (Suối Cát);
- Tuyến dọc theo Bàu Trắng - Bàu Sen - Đồi Cát Bay;
- Tham quan, khảo sát Đồi Hồng;
- Tham quan, khảo sát Ghềnh Son (Gành Son);
DLĐC cho các tuyến trên cần bao gồm các hạng mục sau:
- Biên soạn sổ tay hƣớng dẫn DLĐC với các thông tin:
+ Các thơng tin chung về khu vực có điểm DSĐC, địa mao; + Khái niệm cơ bản về DSĐC, địa mao;
+ Kiên thức địa chất, địa mạo liên quan; + Giới thiệu DSĐC, địa mạo chủ yếu;
+ Giới thiệu điểm DLĐC và thiết kế tuyến tham quan DLĐC + Giới thiệu tài nguyên du lịch khác;
+ Hệ thống dịch vụ cơ sở và bảo vệ môi trƣờng sinh thái;
- Biên soạn thuyết minh DLĐC theo lộ trình du lịch thiết kế nội dung chủ yếu gồm: + Giới thiệu chung về giá trị của các DSĐC, địa mạo
+ Giới thiệu nội dung chủ yếu của tuyến du lịch và khu cảnh quan;
+ Giải thích về nội dung, bản chất, ý nghĩa của các giá trị di sản một cách đơn giản, hấp dẫn từ góc độ khoa học và kiến thức bản địa;
+ Giới thiệu về giá trị cảnh quan và giá trị văn hóa - lịch sử;
- Xây dựng và đào tạo hƣỡng dẫn viên DLĐC, kiểm tra trình độ và cấp giấy chứng nhận tƣ cách nghề nghiệp hƣớng dẫn viên DLĐC.
3.2.2.3. Xây dựng hướng dẫn, giải thích tại các điểm di sản địa chất, địa mạo
- Điều tra tất cả các giá trị DSĐC, địa mạo và tiến hành khảo sát trọng điểm các tuyến tham quan;
- Quy hoạch chi tiết các điểm DSĐC, địa mạo đƣợc lựa chọn;
- Thiết kế, chuẩn bị nội dung hệ thống biển bảng thuyết minh các điểm DSĐC, địa mạo gồm:
+ Hình ảnh, bản vẽ minh họa; + Hình thức, chất liệu trình bày
3.2.2.4. Xây dựng hệ thống ký hiệu của các điểm di sản địa chất, địa mạo
- Thiết kế, xây dựng logo và biển báo của điểm DSĐC, địa mạo
- Thiết kế, xây dựng biển bảng thuyết minh ở một số điểm DSĐC, địa mạo nổi bật
- Thiết kế, xây dựng biểu bảng thuyết minh của một số điểm DSĐC, địa mạo và khu/tuyến DLĐC tiêu biểu. Cùng với hệ thống biểu bảng thuyết minh, chỉ dẫn DSĐC, địa mạo, DLĐC cịn có sơ đồ phân bố DSĐC, địa mạo, các điểm thăm quan DSĐC, địa mạo nổi bật, các khu/tuyến DLĐC gợi ý/đề xuất; các kiến thức địa chất - địa mạo liên quan, các bảng biểu đối sánh trong nƣớc và quốc tế, các tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật v.v và thuyết minh tiếng Việt - Anh kèm theo;
3.2.2.5. Xây dựng hệ thống cơng trình tun truyền, quảng bá đồng bộ về di sản địa chất, địa mạo
Chủ yếu gồm hệ thống các biểu bảng, pano, áp phích tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, chỉ dẫn về DSĐC, địa mạo, đƣợc lắp dựng dọc các trục đƣờng giao thông bên ngoài và tại các điểm DSĐC, địa mạo, ở các khu vực công cộng nhƣ bến xe, nhà ga, quảng trƣờng v.v.
3.2.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin và trung tâm thông tin của các điểm di sản địa chất, địa mạo
Hệ thống thông tin của các điểm DSĐC, địa mạo chủ yếu gồm 3 bộ phận: Hệ thống quản lý thông tin, hệ thống biểu thị trực quan và hệ thống mạng các điểm DSĐC, địa mạo.
- Hệ thống quản lý thơng tin có các chức năng: + Ghi, biên tập dữ liệu DSĐC, địa mạo + Tra cứu dữ liệu DSĐC, địa mạo
+ Quản lý tổng hợp dữ liệu DSĐC, địa mạo
- Hệ thống biểu thị trực quan gồm:
+ Giới thiệu phân bố DSĐC, địa mạo và các đặc trƣng cơ bản của chúng; + Giới thiệu các kiểu loại DSĐC, địa mạo và nguyên nhân/cơ chế thành tạo; + Mơ hình động về q trình hình thành, tiến hóa của các DSĐC, địa mạo
điển hình;
+ Giới thiệu về kiến thức và yêu cầu bảo tồn DSĐC, địa mạo;
+ Giới thiệu hệ thống dịch vụ du lịch, hệ thống giao thông liên quan; và + Giới thiệu chức năng tra cứu tuyến du lịch, điểm thăm quan.
- Hệ thống mạng các điểm DSĐC, địa mạo cần đảm bảo một số yêu cầu nhƣ: + Hệ thống mạng nội bộ các DSĐC, địa mạo ổn định, tin cậy, bảo đảm quản
lý thông tin, biểu thị, vận hành tin cậy và thông suốt, cập nhật liên tục; + Kết nối tin cậy giữa mạng nội bộ với mạng Internet để tiện cho việc mở
rộng phạm vi, nâng cao hiệu suất tuyên truyền; và
+ Căn cứ năng lực thực tế liên tục cập nhật và khai thác các loại phần mền không ngừng tăng cƣờng chức năng mạng, nâng cao hiệu quả công tác.
3.2.2.7. Xây dựng quy hoạch các điểm di sản địa chất, địa mạo
Với sự phân bố các DSĐC, địa mạo nhƣ đã nêu trên, để thuận lợi cho việc quản lý và phát triển, đề xuất một số cụm DSĐC, địa mạo. Các khu vực tập trung DSĐC, địa mạo cần đƣợc khoanh định để bảo tồn, hạn chế các hoạt động kinh tế không bền vững. Một số hạng mục cơ bản của quy hoạch tổng thể DSĐC, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết gồm:
- Đề cƣơng và thuyết minh quy hoạch tổng thể một số cụm DSĐC, địa mạo gồm: + Đánh giá tài nguyên DLĐC, địa mạo;
+ Quy hoạch tổng thể;
+ Dự báo tải trọng môi trƣờng và quy mô du lịch;
+ Quy hoạch khảo sát, phổ cập khoa học DSĐC, địa mạo; + Quy hoạch hệ thống du lịch thƣởng ngoạn DSĐC, địa mạo; + Quy hoạch hệ thống cơng trình bảo tồn;
+ Quy hoạch hệ thống dịch vụ DLĐC; + Quy hoạch cơng trình cơ sơ hạ tầng; + Phân tích hiệu quả tổng hợp;
+ Tổ chức quản lý;
- Bản đồ phân tích mạng lƣới du lịch khu vực;
- Bản đồ phân bố tài nguyên cảnh quan;
- Bản đồ quy hoạch tổng thể;
- Bản đồ tổ chức thăm quan;
- Bản đồ tuyến du lịch;
- Bản đồ quy hoạch bảo tồn;
- Bản đồ hệ thống giao thơng;
- Bản đồ các cơng trình cơ bản;
KẾT LUẬN
1. Vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận có tiềm năng về DSĐC, địa mạo, những cảnh quan độc nhất vơ nhị có thể xem là một biểu tƣợng của tỉnh Bình Thuận.
2. Ngồi giá trị kinh tế liên quan tới sa khoáng titan, zircon, nhờ sự tác động lâu dài của các quá trình tự nhiên, tầng cát màu đỏ còn tạo nên một hiện tƣợng địa chất đặc biệt, một cảnh quan kỳ vĩ có giá trị di sản độc đáo, khơng có khả năng tái tạo, cần đƣợc bảo vệ, bảo tồn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
3. Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá giá trị di sản có thể khoanh vùng các điểm DSĐC, đia mạo sau: khu vực đồi cát thơ mộng Mũi Né, khu vực dọc theo Suối Tiên, khu vực Bàu Trắng - Bàu Sen, khu vực Gành Son, Hịn Rơm và phân bố khơng gian của các thân sa khống chứa titan-zicon trên tồn vùng nghiên cứu. Trong đó một số điểm DSĐC, địa mạo tiêu biểu có thể xếp là điểm DSĐC, địa mạo cấp quốc gia.
4. Trong giai đoạn hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang tăng nhanh, cần phải có quy hoạch phát triển bền vững, giữ gìn các giá trị di sản độc đáo. 5. Với những đặc điểm DSĐC, địa mạo đƣợc đánh giá trong nội dung của báo cáo, hợp tạo với các giá trị di sản lịch sử văn hóa, khảo cổ v.v.., vùng cát đỏ Phan Thiết có thể hội đủ các tiêu chí để xây dựng một CVĐC cấp quốc gia.
KIẾN NGHỊ
Cần có những nghiên cứu một cách có hệ thống về giá trị của tầng cát màu đỏ dƣới góc độ là những DSĐC, địa mạo độc đáo, để có đƣợc các luận cứ khoa học cụ thể cân nhắc nghiêm túc hiệu quả đích thực giữa việc khai thác khống sản sa khoáng titan, zircon phục vụ lợi ích cho một bộ phận xã hội để phát triển kinh tế trƣớc mắt với việc bảo vệ, bảo tồn tài nguyên địa chất độc đáo và q giá và khơng có khả năng tái tạo này phục vụ kinh tế du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế -