Hình thái và cấu trúc của kaolin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao khả năng xử lý nước ô nhiễm một số kim loại nặng của hệ kết hợp vật liệu biến tính từ bùn thải khu chế biến sắt bản cuôn và cây sậy (Trang 28 - 29)

Không giống như những phyllosilicat 2:1, các khống vật nhóm kaolin có một bề mặt nền khơng mang điện tích (về mặt lý thuyết) do hầu như khơng có sự thay thế các ion trong cấu trúc bát diện và tứ diện của kaolinit. Điểm đẳng điện của kaolinit thường dao động trong khoảng pH 5 – 5,5. Bề mặt kaolinit mang điện tích dương khi pH nhỏ hơn giá trị đẳng điện và mang điện tích âm khi pH lớn hơn giá trị đẳng điện. Do đó, trong mơi trường đất có phản ứng axit, kaolinit trở nên quan trọng hơn đối với khả năng trao đổi, hấp phụ anion của đất. Diện tích bề mặt của kaolinit phụ thuộc vào kích thước hạt của kaolinit và nó thường rất khác biệt đối với các mẫu khoáng sét khác nhau.

b. Các oxit/hydroxit Fe

Các oxit Fe tồn tại ở khắp nơi trong đất và trong trầm tích. Các oxit Fe có thể đóng vai trị như một chất gắn kết các khống vật khác trong đất thành những đồn

lạp bền vững. Khi các oxit Fe trong các đoàn lạp này chiếm tỷ lệ cao chúng có thể hình thành những lớp khống vật bền vững hay còn được gọi là laterit hoặc ferricrit. Do bề mặt của oxit sắt có ái lực mạnh đối với các anion (phosphat, sunphat, clorua, nitrat) và một số các kim loại chuyển tiếp khác, chúng đóng một vai trị quan trọng trong vòng tuần hòa của các nguyên tố này trong môi trường.

Các cation kim loại có đường kính ion hóa tương tự Fe3+ (Al, Ni, Ti, Mn, Co, Cr, Cu, Zn, V) có thể thay thế ion Fe trong cấu trúc của các oxit Fe khác nhau. Sự thay thế đồng hình của Al3+ cho Fe3+ xảy ra thường xuyên nhất và với mức độ lớn nhất. Ngồi các cation M3+ thì các cation M2+ và M4+ cũng có thể xâm nhập vào cấu trúc của oxit Fe3+, nhưng với lượng hấp thu thường nhỏ hơn 0,1 mol-1 (Hình 4) (Cornell và Schwertmann, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao khả năng xử lý nước ô nhiễm một số kim loại nặng của hệ kết hợp vật liệu biến tính từ bùn thải khu chế biến sắt bản cuôn và cây sậy (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)