Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất xử lý COD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học (Trang 58 - 60)

Quá trình keo tụ cũng làm giảm COD đáng kể. Ở khoảng pH từ 4 – 5, hiệu suất xử lý COD của phèn sắt là cao nhất, từ 62, 7 – 68,3%. Trong khi đó, ở phèn nhôm là 41, 6 – 48,4% tại khoảng pH từ 5 – 6. Hiệu suất xử lý COD của phèn sắt nhìn chung cao hơn so với phèn nhôm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahamed Fadel Ashery và cộng sự (2010): hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ của phèn nhôm tốt nhất tại pH ở khoảng 5 – 6. Khi pH tăng, các chất humic sẽ dễ ion hóa hơn bởi vì các nhóm carboxyl sẽ mất proton và điện tích dương trên chất keo tụ kim loại sẽ giảm [12]. Do đó, cần nồng độ chất keo tụ lớn hơn tại các giá trị pH cao hơn.

Như vậy, pH tối ưu của phèn sắt trong khoảng từ 4 đến 5, còn đối với phèn nhôm là pH trong khoảng 5 đến 6.

3.5.3. Ảnh hưởng nồng độ chất keo tụ

Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ chất keo tụ lần lượt tại các pH tối ưu của các chất keo tụ thu được ở phần trên.

Thí nghiệm với nồng độ phèn sắt tăng dần từ 500 – 2000 mg/L ở pH ~ 4. Kết quả thu được thể hiện trên Hình 3.11.

Hình 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ phèn sắt đến hiệu suất xử lý

Khi tăng nồng độ phèn sắt từ 500 – 1500 mg/L, hiệu suất xử lý độ màu và COD không tăng mà ngược lại còn giảm, tuy nhiên giảm không đáng kể. Nhìn chung, dải nồng độ phèn sắt từ 500 – 1500 mg/L, hiệu suất xử lý không chênh lệch nhau nhiều và hiệu suất xử lý độ màu cao hơn COD. Khi tăng nồng độ lên 2000 mg/L, hiệu suất xử lý đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là về độ màu, đạt 80%, cịn COD thì tăng nhẹ, đạt 60,3%, tương ứng đầu ra 100 Pt-Co và 146 mg/L.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)