CHƢƠNG 3 : SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU Ở KHU VỰC
3.1. Kết quả phân tích trƣờng nhiệt độ
3.1.3. Biến đổi của phân bố nhiệt độ mùa
3.1.3.1. Biến đổi của phân bố nhiệt độ trung bình mùa
Hình 3.11. Nhiệt độ trung bình 3 tháng chính đơng các trạm khu vực Đơng Bắc Việt Nam trong bốn giai đoạn.
Phân bố nhiệt độ 3 tháng chính đơng trung bình thập kỉ theo khơng gian tại các trạm Đơng Bắc đƣợc biểu diễn trong Hình 3.11. Hình vẽ cho thấy, xuất hiện sự tăng nhiệt độ khá rõ nét tại khu vực phía bắc Lạng Sơn, Cao Bằng. Trong giai đoạn 1971-1980, nhiệt độ khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng chỉ ở ngƣỡng 13.5 oC tới 14.5 oC thì sang giai đoạn 1981-1990, đã xuất hiện các vùng nhiệt độ từ 14.5 oC tới 15oC ở khu vực này. Các vùng nhiệt độ cao này tiếp tục mở rộng từ phía bắc xuống phía nam trong các thập kỉ tiếp theo và gần nhƣ duy trì ổn định từ 14oC tới 16oC. Khu vực duyên hải phía nam tại các trạm Phủ Liễn, Bãi Cháy nhiệt độ tăng nhẹ trong giai đoạn 1981-1990 nhƣng sau đó giảm trong giai đoạn 1991-2000 và tăng lại trong thập kỉ cuối cùng 2001-2010. Do là khu vực gần biển, sự tăng nhiệt độ ở khu vực phía nam này tƣơng đối nhỏ hơn so với khu vực phía bắc, nhiệt độ chỉ thay đổi khoảng hơn 1oC sau bốn thập kỉ. Sự phân hóa nhiệt độ theo hƣớng bắc- nam cũng
nhận thấy rõ nét trong mùa đông, tăng dần từ bắc xuống nam và ít thay đổi trong bốn giai đoạn.
Không giống với sự tăng nhiệt độ ở các tháng mùa đông, phân bố nhiệt độ các tháng mùa hè vùng Đông Bắc đƣợc biểu diễn trong Hình 3.12 cho thấy vùng tăng nhiệt độ chủ yếu nằm ở khu vực phía nam của khu vực nhƣ trạm Phủ Liễn, Bãi Cháy với mức tăng khoảng 2 oC từ 27oC tới 29 oC. Phía bắc khu vực, nhiệt độ gần nhƣ chỉ thay đổi rất ít, dao động trong khoảng 27 oC, 28 oC. Điều này một lần nữa khẳng định, biến đổi khí hậu gây sự thay đổi nhiệt độ mạnh hơn ở các tháng mùa đơng so với các tháng mùa hè. Phân hóa nhiệt độ theo hƣớng đơng - tây cũng có xu hƣớng giảm dần theo thời gian, thay vào đó là sự phân hóa theo hƣớng bắc- nam.
Hình 3.12. Nhiệt độ trung bình 3 tháng chính hè tại các trạm khu vực Đông Bắc Việt Nam trong bốn giai đoạn.
3.1.3.2 Biến đổi của chênh lệch nhiệt độ giai đoạn chuyển mùa
Hình 3.13. Nhiệt độ trung bình Tháng Tƣ trừ Tháng Ba các trạm khu vực Đơng Bắc Việt Nam trung bình bốn giai đoạn.
Hình 3.13 biểu diễn phân bố theo khơng gian của hiệu nhiệt độ Tháng Tƣ trừ Tháng Ba trung bình các thập kỉ. Có thể thấy rõ, biến đổi khí hậu khơng chỉ làm thay đổi thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mà còn làm thay đổi sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng chuyển mùa. Trong suốt bốn thập kỉ có thể thấy nhiệt độ giữa 2 tháng chuyển mùa từ mùa đông sang mùa hè tăng dần qua các thập kỉ trên toàn khu vực, và đặc biệt tăng mạnh nhất trong thập kỉ cuối. Một điều ngạc nhiên là sự tăng này làm diễn ra đồng thời ở cả vùng ven biển, khu vực trung du và miền núi phía bắc. Sự phân hóa theo hƣớng đơng tây trong thập kỉ đầu giảm dần trong hai thập kỉ giữa và chuyển thành phân hóa theo hƣớng bắc nam. Điều này cho thấy khu vực
phía bắc và phía nam có sự chuyển mùa từ đơng sang hè ngày càng rõ rệt hơn, đột ngột hơn so với phía đơng và tây khu vực.
Hình 3.14. Nhiệt độ trung bình Tháng Chín trừ Tháng Mƣời tại các trạm khu vực Đơng Bắc Việt Nam trung bình bốn giai đoạn.
Điều này lại tƣơng đối trái ngƣợc với những biểu hiện đƣợc quan sát thấy trong thời điểm chuyển từ mùa hè sang mùa đơng trong Hình 3.14. Chênh lệch nhiệt độ của Tháng Mƣời và Tháng Chín lại có xu hƣớng giảm nhẹ trên toàn khu vực nhƣng không giống nhau giữa các tiểu vùng và các giai đoạn. Vùng núi cao (các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn) có sự chêch lệch nhỏ nhất từ 1-3 độ và gần nhƣ ổn định trong suất 40 năm. Vùng trung du trong thập kỉ đầu có sự chuyển mùa hè sang đơng
thập kỷ cuối (2-5 độ C). Đối với vùng đồng bằng ven biển, mức chênh lệch nhiệt độ từ hè sang đông ổn định trong hai thập kỉ đầu (3-6 độ C), giảm xuống còn dƣới 3 độ C trong thập kỉ thứ ba và lại tăng trở lại trong thập kỉ cuối
Hai hình thế trái ngƣợc này đã dẫn đến sự chuyển mùa giai đoạn đầu mùa hè có xu thế xảy ra đột ngột hơn và giai đoạn chuyển mùa ở cuối mùa hè xảy ra chậm hơn.