Tình hình nghiên cứu chế phẩm visinh vật phòng chống nấm gây bệnh trên cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chống một số nấm gây bệnh cây trồng (Trang 30 - 32)

1.3 Những biện pháp phòng trừ nấm bệnh trên cây trồng

1.3.3.2 Tình hình nghiên cứu chế phẩm visinh vật phòng chống nấm gây bệnh trên cây

cây tại Việt Nam

Nghiên cứu biện pháp sinh học phòng chống nấm bệnh cây đã được quan tâm và thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu trong nước những năm vừa qua: Viện Bảo vệ thực vật và Viện Thổ nhưỡng và nơng hóa, Đại học Nơng lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Viện Công nghệ sinh học và Viện Sinh học nhiệt đới.

Các cơng bố cho thấy các nhóm vi sinh vật như Bacillus, Trichoderma,

Streptomyces đã được phân lập, tuyển chọn và được đánh giá là những tác nhân tiềm năng

cho phát triển chế phẩm phòng chống nấm bệnh cây [5].

Viện nghiên cứu ứng dụng các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh cây đã được thực hiện rất sớm ở Việt Nam và đạt một số kết quả sau: Sử dụng vi sinh vật đối kháng nấm trong sản xuất sinh bón hữu cơ vi sinh; các chế phẩm lên men xốp sử dụng nhóm vi nấm

Trichoderma để phịng trừ nấm gây bệnh cây trồng.

Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ sinh học và Môi trường, Viện Công nghệ sinh học) đã hồn thiện được cơng nghệ lên men và sản xuấ chế phẩm đối kháng tác nhân

22

gây bệnh thối rễ trên cây cà phê, bông vải và một số cây trồng khác, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và góp phần bảo vệ nền nơng nghiệp sạch bền vững, hồn thiện được cơng nghệ lên men thu nhận chế phẩm vi sinh vật đối kháng và sản xuất được lượng chế phẩm phục vụ 5000 ha cây bông và cây cà phê.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh của Streptomyces arabicuss 112 [5]. Trường Đại học Sư phạm I- Hà Nội đã nghiên cứu chủng xạ khuẩn Streptomyces V6 có khả năng sinh kháng sinh

chống nấm và vi khuẩn R. solanacearum [1].

Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu tạo chế phẩm phân bón vi sinh trên cơ sở một tập hợp đa chủng vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn đối kháng, sản phẩm được sử dụng trong trồng trọt vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng cuả cây, vừa có khả năng ức chế một số bệnh thực vật gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm [8].

Bùi Thị Việt Hà, 2006 đã tiến hành nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam. Kết quả đã phân lập được chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh TC-54 (chất này được nhận dạng là validamyxin A) và có khả năng chống nấm Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani [2].

Nghiên cứu của Lưu Hồng Mẫn và cộng sự (1997) ở Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sử dụng nấm Trichoderma sp. xử lý rơm rạ sau 30-45 ngày và bón phối trộn với phân lân sinh học cho hiệu quả đối với nền đất sét nặng, năng suất lúa (giống IR60) tăng 18,6% khi bón kết hợp 50% phân vơ cơ và 50% phân lân sinh học. Kết quả cũng cho thấy, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa cũng cao hơn và quần thể vi sinh vật đất được cải thiện . Viện khoa hoạc kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và trường Đại học Nơng lân thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm Tricơ với thóc và cám bắp là hai môi trường nhân sinh khối cho mật số bào tử nấm Trichoderma trên 109 bào tử/g sản phẩm. Nhóm nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Hùng đã sử dụng một số phụ phẩm như cám mỳ, mùn xơ dừa để tạo chế phẩm bào tử từ chủng Trichoderma koningii để kiểm soát bênh thán thư do Collectotrichum spp. gây ra

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chống một số nấm gây bệnh cây trồng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)