7. Bố cục của luận văn
3.2. Đề xuất giải pháp về quản lý sử dụng đất do UBND xã sử dụng
3.2.1. Giải pháp chung
a) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Đối với đất cơng ích: Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất này ngoài việc bảo tồn quỹ đất cơng ích cần phải đưa vào sử dụng (trong khi nhà nước chưa thu hồi để quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác):
+ Bổ sung cơ chế, chính sách và một số quy định cụ thể nhằm khuyến khích người nơng dân tự nguyện chuyển đổi ruộng đất thông qua “dồn điền đổi thửa” khắc phục tình trạng manh mún về đất đai góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
+ Hoàn thiện, sửa đổi bổ sung pháp luật đất đai về quản lý sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền cấp xã, chính sách tài chính cho thuê, đấu thầu sử dụng quỹ đất cơng ích.
Đối với các loại đất do UBND cấp xã sử dụng như đất thì việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng cần phải ban hành định mức sử dụng đất sát nhu cầu thực tế để sử dụng tránh lãng phí đất.
Ban hành quy định nhằm kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho cấp cơ sở để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ quản lý tài ngun và mơi trường nói chung, quản lý đất đai nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nhóm giải pháp về kĩ thuật
* Tập trung giải quyết, thu hồi diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm
Đối với diện tích bị lấn chiếm mà người sử dụng đất đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, đồng thời người sử dụng đất chưa được giao đất sản xuất thì cần xem xét giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất để quản lý.
Diện tích đất thu hồi sau khi giải quyết, xử lý tranh chấp, lấn chiếm phải có kế hoạch đưa ngay vào sử dụng; trong đó phải ưu tiên giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và là hộ dân đang sinh sống tại địa phương hiện khơng có hoặc
thiếu đất theo hạn mức quy định.
* Cơng tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do UBND xã sử dụng
Thực trạng công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng kể và có nhiều chuyển biến. Trước mắt là phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng được các yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai trên tồn lãnh thổ. Cơng nghệ mới đã được ứng dụng vào thực tiễn, các tư liệu về đo đạc bản đồ địa chính được sử dụng có độ chính xác cao; cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai như: công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận, thống kê, kiểm kê đất đai,... Đối với đất cơng ích, mặc dù khơng thuộc loại đất giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và pháp luật đất đai không quy định việc cấp giấy chứng nhận cho loại đất này nhưng phải thực hiện đăng ký trong sổ địa chính và quản lý trong hồ sơ địa chính thơng qua các hợp đồng giao thầu, khốn thầu, cho th đất cơng ích.
Đối với các loại đất trụ sở UBND xã và các cơng trình văn hóa, giáo dục, y tế của xã cần rà soát, kiểm tra lại trường hợp đã lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tiến hành lưu trữ, bảo quản. Đối với các xã chưa thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này thì thực hiện việc rà sốt, kê khai đăng ký vào sổ địa chính mà khơng thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các thửa đất này.
Hồ sơ địa chính các thửa đất do UBND cấp xã sử dụng được giao cho cán bộ địa chính xã lưu trữ, quản lý, khai thác sử dụng.
* Quy hoạch quỹ đất do UBND cấp xã sử dụng
- Đối với đất trụ sở UBND cấp xã:
Đối với đất trụ sở UBND cấp xã, qua kết quả điều tra khảo sát thực tế tại các địa bàn, căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng sàn làm việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn (Thông tư số 31/2009/TT-BXD; Quyết định số 23/2012/QĐ-TTCP), đề xuất định mức diện tích xây dựng trụ sở UBND cấp xã nên
ở mức trung bình là 2.500 m2, cao nhất là 4.000 m2 và thấp nhất là 1.500 m2, tùy từng vùng, điều kiện quỹ đất của từng địa bàn cấp xã để có thể bố trí diện tích đất xây dựng trụ sở UBND cấp xã, tuy nhiên nên giới hạn ở mức trên.
- Đối với đất có mục đích cơng cộng như đất chợ, đất khu vui chơi giải trí khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cần phải có phương án quy hoạch đồng bộ, kiến trúc, kiểu dáng thích hợp với bản sắc văn hóa và phong tục, tập quán của từng dân tộc,… Việc xây dựng nhà văn hóa xã, thơn là cần thiết, để đảm bảo cho người dân có địa điểm sinh hoạt văn hóa, nhưng cần xem xét, cân nhắc thêm việc xây dựng tràn lan nhà văn hóa thơn.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Trong phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải thực hiện quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa, đảm bảo quy tụ được các phần mộ rải rác, xen kẽ; không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân, đồng thời phải có tính ổn định lâu dài ít bị di chuyển.
* Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý đất đai
Hiện nay trình độ cán bộ địa chính cấp xã cịn nhiều hạn chế trong khi đó các chính sách pháp luật đất đai có sự thay đổi thường xuyên cả về nội dung và thủ tục thực hiện, nên việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ quản lý cho cán bộ địa chính xã vơ cùng quan trọng. Luật Đất đai năm 2013 quy định Bộ Tài nguyên và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất trong cả nước về quản lý đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở các địa bàn điều tra nói riêng và cả nước nói chung cán bộ địa chính xã năng lực thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới cần tăng cường thêm cán bộ địa chính xã và thực hiện thường xuyên đào tạo nâng cao chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã.
c) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã để chuyển tải pháp luật đất đai vào cuộc sống; nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý cho cán bộ, đảng viên công chức nhà nước và
mọi tầng lớp nhân dân. Đây là giải pháp trực tiếp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã.
3.2.2. Giải pháp cụ thể trên địa bàn huyện Vụ Bản
Đối với các giải pháp cụ thể cho vấn đề quản lý sử dụng đất do UBND cấp xã sử dụng trên địa bàn huyện Vụ Bản thì trong luận văn này chỉ nghiên cứu thực trạng của 4 loại đất do UBND cấp xã sử dụng nên em chỉ nêu giải pháp để quản lý sử dụng 4 loại đất trên. Các giải pháp bao gồm:
- Đối với đất trụ sở UBND cấp xã: cần xây dựng định mức cụ thể như đã nêu trên để tránh tình trạng lãng phí đất đai. Trên địa bàn huyện, diện tích đất làm trụ sở có diện tích khá lớn, thậm chí có xã trên 10.000 m2.
- Đối với đất chợ: cần phải quản lý chặt chẽ hơn để khơng cịn tình trạng xây dựng chợ mà không đưa vào sử dụng hay chỉ sử dụng được một thời gian rồi bỏ; chấm dứt việc lấn chiếm đất chợ của các hộ dân sống xung quanh.
- Đối với đất khu vui chơi giải trí: khơng để tình trạng lấn chiếm loại đất này tại một số địa phương. Hiện nay, còn một xã trên địa bàn huyện chưa có diện tích này nên cần được xem xét và bố trí quỹ đất.
- Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa: quản lý chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tránh tình trạng lãng phí, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả sau đây:
- Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về cơ sở hình thành đất do UBND cấp xã sử dụng; vị trí, vai trị của UBND cấp xã trong việc quản lý sử dụng đất; hệ thống hóa được những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng đất của UBND cấp xã.
- Việc giao cho UBND cấp xã quản lý sử dụng các loại đất như đất trụ sở UBND cấp xã, đất xây dựng khu vui chơi giải trí,đất chợ, đất nghĩa trang nghĩa địa theo quy định của pháp luật hiện hành là có cơ sở khoa học thực tiễn; góp phần tạo dựng cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân, đồng thời phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới tại địa phương còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội, như góp phần duy trì những tập tục truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hố nơng thơn đã có từ lâu đời, tăng cường tính cộng đồng làng xã, có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị và đời sống tinh thần cho nhân dân các địa phương.
- Thực trạng quản lý sử dụng quỹ đất do UBND cấp xã sử dụng tại các địa bàn nghiên cứu đã cho thấy bên cạnh những mặt đạt được, cịn có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng như: để bị lấn bị chiếm; không sử dụng, sử dụng khơng đúng mục đích; tranh chấp;… xảy ra ở nhiều địa phương. Cụ thể như sau:
+ Đối với đất xây dựng khu vui chơi giải trí có khoảng 0,28 ha bị các hộ dân lấn chiếm sử dụng sai mục đích; nguyên nhân là do diện tích đất phân chia ranh giới chưa được rõ ràng.
+ Đối với đất chợ: diện tích bị lấn chiếm khoảng 0,17 ha; việc những người dân sinh sống xung quanh khu chợ đã có những hành vi lấn chiếm, dẫn đến việc tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Bên cạnh đó, việc xây dựng chợ nhưng lại khơng được đưa vào sử dụng; hoặc có tình trạng chợ xây dựng lên chỉ hoạt động được một thời gian ngắn rồi rơi vào hoạt động cầm chừng hay không hoạt động nữa.
+ Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa: diễn ra việc mua bán ngầm, một số xã không thể quản lý được tình trạng sang nhượng, mua bán đất ở các khu vực nghĩa địa; tranh chấp giữa các họ, tộc trong xã…
- Những tồn tại trong việc quản lý sử dụng quỹ đất do UBND xã sử dụng: + Các quy định của pháp luật về đất đai trong việc giao đất cho UBND cấp xã sử dụng còn hạn chế.
+ Việc quản lý các loại đất do UBND cấp xã sử dụng còn nhiều bất cập như khơng bám sát quy hoạch, có quy hoạch nhưng chưa chi tiết, buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở.
+ Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn chung chung, thiếu cụ thể, khơng có sự tương tác giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển nông thôn… dẫn đến quy hoạch treo, không quy hoạch tập trung…
+ Nhận thức pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã cịn chưa cao; trình độ và kiến thức quản lý cịn yếu.
- Qua đánh giá, phân tích những tồn tại, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất do UBND cấp xã sử dụng; trong đó có các giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho địa bàn nghiên cứu.
2. Kiến nghị
- Từ các nghiên cứu, đánh giá đã đưa ra được các giải pháp cụ thể, do đó kiến nghị để địa phương tham khảo áp dụng trực tiếp vào địa bàn thực tế nghiên cứu. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất do UBND cấp xã sử dụng, cụ thể như: đất làm trụ sở UBND cấp xã; đất xây dựng các khu vui chơi giải trí; đất chợ; đất nghĩa trang, nghĩa địa.
- Qua kết quả nghiên cứu của đề tài và khả năng áp dụng cao vào thực tế trong quản lý Nhà nước về đất đai cấp cơ sở, kiến nghị xây dựng hướng nghiên cứu tiếp theo cho các địa phương khác và các loại đất khác do UBND cấp xã sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa xã, Hà
Nội.
2. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng 361 : 2006 “ Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 31/2009/TT-BXD về ban hành tiêu chuẩn quy
hoạch xây dựng nông thôn, Hà Nội.
4. Chi cục thống kê huyện Vụ Bản (2015), Niên giám thống kê huyện Vụ Bản năm
2014, Nam Định.
5. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 về ban hành bản quy định
về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai, Hà
Nội.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Nam
Định.
8. Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Vụ Bản (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Nam
Định.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1994), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đất đai năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đến năm 2010, Hà Nội.
về việc quy định tiêu chuẩn định mức xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
14. Tổng cục Quản lý đất đai (2013), Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, bổ sung, xây
dựng định mức sử dụng đất chợ phục vụ công tác quản lý đất đai, Hà Nội.
15. Tổng cục Quản lý đất đai (2013), Báo cáo xây dựng định mức sử dụng đất trụ
sở cơ quan và cơng trình sự nghiệp, Hà Nội.
16. UBND huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện Vụ Bản tại đại hội đại biều lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nam Định.
17. UBND huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014, Nam Định.
18. UBND huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo kết quả công tác kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện Vụ Bản theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Nam
Định.
19. UBND huyện Vụ Bản (2015), Hệ thống biểu thống kê đất đai năm 2016, Nam