Quả thể Volvariella volvacea

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ nấm tán pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của việt nam (Trang 40 - 42)

Quả thể có cuống và bao gốc, mũ hình nón thường mọc trên rơm rạ mục hay trên đất nhiều mùn. Quả thể lúc đầu dạng trứng về sau phát triển và phá vỡ bao chung, cuống nâng dần mũ lên. Mũ đầu tiên hình chng sau nửa trịn đến hình trịn, cuối cùng cuộn lên thành dạng phẳng dẹp hơi lồi ở đỉnh, kích thước (3)5- 15(20) cm đường kính; mặt mũ phẳng khi non nhẵn, khi già có dạng sợi mịn mọc theo hướng phóng xạ từ trung tâm ra mép, khơ; màu nâu tối, nâu đen đến đen; phần đỉnh bao giờ cũng đậm hơn xung quanh và phần dưới. Mép mũ nấm hồn chỉnh có thể nứt ra khi già, lượn sóng ít hay nhiều. Thịt nấm màu trắng hơi có sắc thái hồng thịt, mùi vị dịu, vị ngọt, hơi chua. Phiến nấm mọc tự do, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu hồng thịt khi trưởng thành. Cuống nấm hình trụ hơi thót ở đỉnh và phình ra ở gốc, màu trắng, nhẵn; kích thước 5-15(18) cm chiều dài, rộng 8-20 mm.

Phần gốc được bao bởi bao gốc dạng đài hoa, không chia thùy, màu nâu tối, màu nâu xám tro với cấu trúc sợi mịn. Lớp sinh sản được tạo thành từ đảm hình chùy với 4 bào tử đảm và liệt bào hình chùy - thoi nhơ ra, có kích thước lớn hơn hẳn đảm: 96-145 x 50-65 µm. Bào tử đảm hình elip, nhẵn, kích thước 6-8 x 4-5 µm; màu hồng nhạt với lỗ nảy mầm. Bụi bào tử màu hồng thịt. Hệ sợi monomitric với sợi nguyên thủy, có vách ngăn khơng có khóa đường kính 6-12,5 µm. Khi ni cấy trong điều kiện thuần khiết, sau khoảng 2 tuần lễ sẽ hình thành bào tử áo (chlamydospore), màng dày màu hồng, kích thước 35-40 µm đường kính. Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm lớn. Nấm mọc ở các tỉnh miền Bắc nước ta từ tháng 4 đến tháng 11. Ở đồng bằng Nam Bộ, hầu như mọc quanh năm. Nấm thường mọc trên rơm rạ mục ở nhiều nơi. Đây là loài nấm ăn ngon, được nhân dân ta thu hái từ lâu đời hiện nay vẫn đang được nuôi trồng chủ động ở nhiều nơi. Cần chú ý nghiên cứu sâu hơn về giống, các đặc điểm sinh lý, sinh thái để phục vụ cho việc ni trồng theo hướng sản xuất tích cực với năng suất cao.

3. Volvariella diplasia (Berk. & Broome) Singer, Lilloa 22: 401 (1951)

Syn. Agaricus diplasius Berk. & Broome, Trans. Linn. Soc. London 27: 151

(1870) - Volvaria diplasia (Berk. & Broome) Sacc., Syll. fung. (Abellini) 5:

658 (1887)

Quả thể mọc đơn độc hay cụm, đường kính mũ 6-15 cm, mũ nấm đầu tiên mọc hơi lồi lên ở giữa sau trở nên phẳng, trải, mặt trên của mũ có phủ lơng mịn xếp phóng xạ từ đỉnh ra mép, óng ánh. Thịt nấm màu trắng. Phiến nấm đầu tiên màu trắng sau chuyển sang màu hồng thịt khi già. Cuống nấm dài 7-20 cm, rộng 0,5-1,5 cm, phía trên có biểu bì dạng sợi, màu trắng, phía dưới có bao gốc dạng đài hoa. Bụi bào tử màu nâu hồng. Mọc trên đất. Phân bố: Bắc Bộ.

4. Volvariella murinella (Quél.) M.M. Moser, in Gams, Kl. Krypt.-Fl.

Mitteleuropa - Die Blätter- und Baupilze (Agaricales und Gastromycetes) (Stuttgart) 2: 110 (1953)

Syn. Volvaria murinella Quộl., Compt. Rend. Assoc. Franỗ. Avancem. Sci. 11:

391 (1883) - Volvariella murinella (Quél.) M.M. Moser ex Dennis, P.D. Orton & Hora, Trans. Br. mycol. Soc. 43(2): 167 (1960)

Mũ nấm màu xám, thẫm dần ở trung tâm mũ, ban đầu hơi lồi lên sau đó phẳng ra, có lơng mịn bao phủ trên bề mặt, 3-6(10)cm đường kính. Phiến nấm xếp sít nhau, đính tự do, khi non màu trắng, chuyển sang màu hồng thịt khi trưởng thành. Cuống nấm mảnh, dày hơn ở phần gốc, 10-20 cm chiều dài, dày 0,5-1 cm, có bao gốc và khơng có vịng, bao gốc không rõ ràng, chỉ hơi ghồ lên, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với loài Volvariella volvacea. Bụi bào tử màu hồng thịt.

Mọc trên đất. Phân bố: Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ nấm tán pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)