Bảng 2.5 : Số thu từ đất giai đoạn 2012-2016
6. Cấu trúc luận văn
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thị xã Sơn Tây và hiện trạng sử dụng
2.1.3. Khái quát tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã
làm cho trên 11.500 lao động (bình quân từ 2.900 – 3.000 lao động/năm).
Thu nhập: GDP bình quân đầu ngƣời đã tăng từ 27 triệu đồng năm 2011 lên khoảng 34 triệu đồng năm 2015. Đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng đƣợc cải thiện. Cơng tác xóa đói giảm nghèo đƣợc tăng cƣờng, nhiều hộ nghèo đã đƣợc vay vốn để phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,36% năm 2011 xuống còn khoảng 3,07% năm 2015.
2.1.3. Khái quát tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã xã
2.1.3.1. Khái quát tình hình quản lý đất đai
Trong những năm qua, HĐND Thị xã và UBND Thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong Thị xã triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của Thị xã Sơn Tây đƣợc quản lý chặt chẽ, sử dụng rất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng.
a. Cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật về đất đai
UBND Thị xã chỉ đạo Đài Truyền thanh Thị xã, UBND các xã, phƣờng phối hợp với các đoàn thể từ Thị xã đến cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cử cán bộ hƣớng dẫn, đôn đốc cơ sở, hàng tháng tiến hành giao ban với cán bộ địa chính xã, phƣờng để nắm bắt, đánh giá tình hình, hƣớng dẫn nghiệp vụ trong cơng tác quản lý, sử dụng đất đai theo Luật đất đai và các Nghị định, thông tƣ và các văn bản liên quan về thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Hàng năm, UBND Thị xã đã cử lãnh đạo và cán bộ cơng chức của Phịng TNMT, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai dự các lớp tập huấn về công tác chuyên môn, tiếp thu các chính sách mới về đất đai của Nhà nƣớc do
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và UBND thành phố Hà Nội tổ chức. UBND Thị xã thƣờng xuyên tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ địa chính, lãnh đạo UBND các xã, phƣờng, các đồng chí Bí thƣ Chi bộ, tổ trƣởng tổ dân phố ở các khu phố, thôn trên địa bàn Thị xã; các phịng ban chun mơn của Thị xã về Luật Đất đai 2013, các Nghị định, Thông tƣ và các văn bản liên quan; tổ chức Hội nghị tuyên truyền các quy định của Luật Đất đai 2013 đến xã, phƣờng và các hội viên Hội nông dân Thị xã.
b. Công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc UBND Thị xã rà soát, đánh giá triển khai thực hiện quản lý, sử dụng quỹ đất hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả, đúng quy định.
UBND Thị xã đã tổ chức Hội nghị rà soát quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Quy hoạch sử dụng đất của 6 phƣờng hiện nay đã đƣợc phê duyệt đề cƣơng dự toán và kế hoạch đấu thầu. Thị xã giao cho Phòng TNMT là đại diện chủ đầu tƣ để hoàn thiện các thủ tục, lựa chọn đơn vị tƣ vấn và ký hợp đồng để thực hiện dự án.
c. Công tác thống kê, kiểm đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai là tài liệu quan trọng giúp cho việc quản lý nhà nƣớc về đất đai đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công tác thống kê đất đai: UBND Thị xã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các xã, phƣờng thực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, tổng hợp và báo cáo đúng thời gian quy định của Sở TNMT Hà Nội.
- Phòng Tài nguyên và môi trƣờng phối với UBND các xã, Thị trấn thực hiện tốt các kỳ kiểm kê năm 2010 và 2015.
d. Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Năm 2016, Phòng TNMT Thị xã đã tham mƣu UBND thị xã ban hành 233 Quyết định thu hồi đất, 21 Quyết định giao đất, 10 Quyết định cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thị xã.
Nhìn chung, cơng tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc thực hiện kịp thời, đảm bảo quy định; phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thị xã.
e. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai
- Số đơn của công dân ở lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao ( khoảng 70% số đơn khiếu nại, tố cáo trên toàn Thị xã). UBND Thị xã và các ngành chức năng đã chú trọng công tác tiếp dân và trở thành công việc thƣờng xuyên và nề nếp, việc tiếp nhận xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, thỉnh cầu của công dân đƣợc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời. Hàng năm, Thị xã thành lập một số đoàn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong việc chấp hành các quy định về cấp GCN đối với một số xã, phƣờng và phịng Tài ngun và Mơi trƣờng; thanh tra tình hình quản lý và sử dụng phôi giấy CNQSD đất tại phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và VPĐKQSD đất; thanh tra một số dự án thuê đất trên địa bàn.
- Nhìn chung, cơng tác tiếp công dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai đƣợc thực hiện nghiêm túc, có nhiều chuyển biến so với các năm trƣớc, đảm bảo thời gian theo quy định.
2.1.3.2. Đánh giá chung a. Ưu điểm
- Việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông dần đi vào nền nếp; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong việc thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất theo quy định pháp luật.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc rà soát, đánh giá và triển khai thực hiện đảm bảo sử dụng quỹ đất hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả. Điều này tạo cơ sở tốt cho công tác đăng ký đất đai, cấp GCN, là điều
kiện cần cho việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất xen kẹt trong khu dân cƣ, nâng cao giá trị quyền sử dụng đất.
- Thực hiện tốt việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
- Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi, thực hiện cơng khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật.
- Công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn Thị xã đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và đột xuất. Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai theo đúng quy định.
- Công tác thống kê, kiểm kê đƣợc UBND Thị xã thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thị xã đƣợc đặc biệt quan tâm, UBND Thị xã thƣờng xuyên chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp với UBND các xã, phƣờng tiến hành rà soát, lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận và hoàn thành kế hoạch đề ra. Việc giải quyết các hồ sơ liên quan đến đất đai đã có chuyển biến tích cực: giảm hồ sơ quá hạn về cấp GCN cho nhân dân nên phần nào giảm đƣợc tình trạng bức xúc trong nhân dân (đầu năm 2012 tỷ lệ hồ sơ quá hạn liên quan đến đất đai là 80%, hiện nay chỉ còn dƣới 5%).
b. Khuyết điểm, tồn tại
- Tình trạng vi phạm quản lý đất đai trên địa bàn còn chƣa đƣợc xử lý triệt để.
- Việc giải quyết tồn tại trong giải phóng mặt bằng, giao đất, cấp GCN cịn chậm.
- Tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn còn diễn biến phức tạp nhất là trong việc thu hồi đất, bồi thƣờng khi thực hiện các dự án đầu tƣ, công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Diện tích đất nơng nghiệp giảm manh mún, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp của ngƣời sử dụng đất cịn nhiều, tình trạng xây dựng, vi phạm trên đất nơng nghiệp vẫn diễn ra.
2.1.3.3. Hiện trạng sử dụng đất
Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích là 11.353,22 ha. Trong đó diện tích đất phi nơng nghiệp là 6.304,50 ha (chiếm 55,53%), đất nông nghiệp là 4.845,45ha (chiếm 42,68%) còn lại 203,27 ha là đất chƣa sử dụng (chiếm 1,79%) do đó trong giai đoạn tới cần có những phƣơng án quy hoạch sử dụng các diện tích trên để phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 11.353,22 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 4.845,45 42,68
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.973,10 35,00 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.033,30 26,72
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.139,85 18,85
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 152,14 1,34 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 741,31 6,53
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 939,80 8,28
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 711,42 6,27
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 711,42 6,27
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,00 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.304,50 55,53
2.1 Đất ở OTC 718,83 6,33
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 389,76 3,43
2.1.2 Đất ở tại đô Thị ODT 329,07 2,90
2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.733,65 32,89
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự
nghiệp CTS 37,99 0,33
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.463,20 12,89
2.2.3 Đất an ninh CAN 2,95 0,03
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 664,57 5,85
2.2.5 Đất có mục đích cơng cộng CCC 1.564,94 13,78
2.3 Đất tơn giáo, tín ngƣỡng TTN 29,98 0,26
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 90,06 0,79 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên
dùng SMN 1.730,53 15,24
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,45 0,01
3 Đất chƣa sử dụng CSD 203,27 1,79
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 129,39 1,14
3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 73,88 0,65
2.2 Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại TX Sơn Tây