Ảnh hƣởng của phytohormone đến tái sinh chồi từ mô sẹo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tối ưu tái sinh in vitro cây dưa hấu (citrullus lanatus thumb ) 14 (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hƣởng của phytohormone đến tái sinh chồi từ mô sẹo

Để thu nhận được các chồi cây in vitro từ mơ sẹo thì q trình tái sinh chồi cần thực hiện trên mơi trường khơng có auxin. Tuy nhiên, theo tác giả Li và cộng sự (2011), các môi trường tái sinh dưa hấu từ lá mầm có sự phối hợp giữa BAP và 1 loại hormone thuộc nhóm auxin cho kết quả tạo chồi tốt hơn khi dùng BAP riêng rẽ [19]. Do IAA là auxin kém bền nhiệt, sẽ bị giảm hoạt tính khi hấp vơ trùng môi trường ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để khơng giảm hoạt tính khi chuẩn bị mơi trường thí nghiệm tái sinh, chúng tơi sử dụng NAA (0,05 mg/l) kết hợp cùng BAP thay đổi ở các nồng độ khác nhau để đánh giá hiệu quả tái sinh chồi. Để đạt hiệu quả tối đa ở giai đoạn này, chúng tôi tiến hành cắt khối mơ sẹo thành 2-3 phần, mục đích để tăng diện tích tiếp xúc của mô sẹo với môi trường tái sinh, làm cho chất điều hịa sinh trưởng có thể được hấp thụ tốt hơn vào các cấu trúc của mô sẹo. Các khối mô sẹo được nuôi trong điều kiện ánh sáng đầy đủ với các môi trường sau:

T0: MS + 0,05mg/l NAA + 30g/l đường + 50ml/l nước dừa + 7g/l agar

Các mơi trường thí nghiệm khả năng tái sinh chồi T1, T2, T3, T4, T5 có công thức dựa trên công thức của môi trường đối chứng T0 và bổ sug thêm BAP ở các nồng độ tương ứng là 1,0; 2,0; 3,0; 4,0; 5,0 mg/l để đánh giá mức độ ảnh hưởng của

BAP đối với q trình tái sinh, qua đó có thể lựa chọn nồng độ thích hợp cho giai đoạn này.

Sau 6 tuần nuôi cấy khối mô sẹo trên các môi trường tái sinh, chúng tôi nhận thấy rằng mơi trường có sự kết hợp giữa auxin và cytokinin có khả năng kích hình thành chồi. Khả năng bật chồi từ mô sẹo nuôi cấy chỉ xảy ra trên các mơi trường T3, T4, T5 có các nồng độ BAP tương ứng là 3, 4 và 5 mg/l, trong đó mơi trường T4 có tỷ lệ cao nhất, nhanh hình thành chồi nhất, chỉ với 3 tuần ni cấy, chất lượng chồi tốt nhất, chồi xanh, thể hiện sức sống tốt (hình 3.3). Ở mơi trường T3, chồi có đặc điểm tốt giống ở mơi trường T4, nhưng thời gian hình thành chồi chậm hơn nhiều với 5 tuần nuôi cấy. Với môi trường T5, chồi có kích thước bé, do có sự ảnh hưởng bởi nồng độ BAP cao. Cho nên, chúng tôi lựa chọn môi trường T4 làm môi trường tái sinh chồi gián tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ tái sinh chồi trên các mơi trường này cịn khá thấp, vì thế bước tiếp theo chúng tơi sử dụng phương pháp nhân nhanh chồi để tăng số lượng chồi một cách nhanh chóng.

Hình 3.3 Tái sinh chồi dưa hấu từ mô sẹo ở môi trường T4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tối ưu tái sinh in vitro cây dưa hấu (citrullus lanatus thumb ) 14 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)