Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lựa chọn chủng nấm dùng cho chuyển gen
3.1.2. Đặc điểm hình thái của chủng nấm A.oryzae VS1 và RIB40 trợ dƣỡng
uridine/uracil
Trong nghiên cứu này, ngoài chủng nấm A. niger N402 chúng tơi cịn tiến
hành thí nghiệm trên 2 chủng nấm A. oryzae VS1 và A. oryzae RIB40 trợ dƣỡng
uridine/uracil. Hai chủng nấm này đƣợc cung cấp bởi phịng Genomic - Phịng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì đã bị xóa gen pyrG nên hai chủng nấm này
khơng có khả năng sinh trƣởng trên mơi trƣờng tối thiểu CD. Khi bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy 0,1% uridine và 0,1% uracil, các chủng A. oryzae xóa gen pyrG
sinh trƣởng đạt kích thƣớc tƣơng đƣơng với chủng tự nhiên [77].
Hình 3.2. Hình thái và cấu trúc hiển vi của 2 chủng A. oryzae VS1 và RIB40 trợ dƣỡng uridine/uracil
Sau 4 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng CD bổ sung 0,1% uridine và 0,1% uracil, chủng VS1 (nguồn gốc Việt Nam) sinh trƣởng tốt hơn chủng quốc tế RIB40 với đƣờng kính khuẩn lạc tƣơng ứng là 4,2 cm (VS1) và 3,1 cm (RIB40). Hình thái khuẩn lạc ở hai chủng tƣơng tự nhau với màu vàng - xanh của bào tử nấm. Khuẩn lạc của chủng VS1 có màu xanh lục hơi ngả vàng, khuẩn lạc chủng quốc tế RIB40 có màu vàng hoa cau. Khi quan sát mặt sau đĩa thạch, hệ sợi của cả hai chủng đều khơng có màu. Hệ sợi của chủng VS1 phát triển mạnh vào trong cơ chất tạo nên các rãnh trên bề mặt của khuẩn lạc và khiến cho mặt sau của khuẩn lạc nhăn nheo trong khi chủng RIB40 khơng có đặc điểm tƣơng tự. Dƣới kính hiển vi, cuống sinh bào tử của A. oryzae dài, một đầu là thể bình với nhiều bào tử đính tạo nên cấu trúc cuống sinh bào tử điển hình dạng bơng hoa cúc. Bào tử của cả hai chủng A. oryzae VS1 và RIB40 đều có dạng hình cầu (Hình 3.2).