Theo Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Cao Đài Từ Điển, mục “Phạm Lãi–Tây Thi”.

Một phần của tài liệu CĐGL 144 (Trang 158 - 162)

V. CAO ĐÀI NƠI TÔN GIÁO

1. Theo Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Cao Đài Từ Điển, mục “Phạm Lãi–Tây Thi”.

can rằng bất đắc dĩ mới phải dụng binh. Ra quân phải có chánh nghĩa. Khơng nên gây hấn chiến tranh, đó là điều thất đức vì gây thảm họa cho sanh linh, tranh nhau bằng quân sự là hạ sách. Điều đó trái với tình thương của Thượng Đế. Nếu làm sẽ bất lợi.

Việt Vương Câu Tiễn không nghe, dẫn quân đi đánh nước Ngô, bị vua Ngô Phù Sai và Tướng quốc Ngũ Tử Tư đánh đại bại và bị bắt làm tù binh.

Ngũ Tử Tư yêu cầu vua Ngô giết ngay Việt Vương để trừ hậu hoạn, vì biết Câu Tiễn là người có chí khí và được hai trung thần rất giỏi là Văn Chủng và Phạm Lãi phị tá.

Trong khi đó Văn Chủng đã dùng tiền bạc đút lót cho quan đại thần nhà Ngơ là Thái Tể Phỉ để vị này tâu lên Vua Ngô chỉ nên giam cầm, đày đọa Câu Tiễn một thời gian rồi thả về nước.

Được tha về nước, để tỏ lịng trung thành và phục tùng nhà Ngơ, Việt Vương ln triều cống và dâng tặng món ngon vật lạ cho vua Ngô. Bộ ba Câu Tiễn–Phạm Lãi–Văn Chủng bí mật chỉnh đốn chính trị, kinh tế, xã hội và phát triển quân binh hùng mạnh và lo tích thảo đồn lương.

Họ huấn luyện và tuyển lựa đoàn mỹ nữ ca kỹ để dâng tặng vua Ngô Phù Sai. Trớ trêu thay, dẫn đầu đoàn mỹ nữ Việt lại là Tây Thi, người yêu của Phạm Lãi ở Trữ La Thơn. Vì đại nghĩa mà cặp tình nhân này đành gạt lệ chia xa, hy sinh hạnh phúc cá nhân để phụng sự cho đại cuộc và hẹn ngày tái ngộ trong vinh quang.

Câu chuyện này là một thiên tình sử mà nhiều thi nhân đã ca tụng:

“Ta buồn lắm Tây Thi ơi ly biệt! Lệ ngàn năm ấp ủ vết thương tâm…”

ái Tây Thi, mặc kệ Ngũ Tử Tư đã nhiều lần can gián và còn tỏ ra bực bội Ngũ Tiên Sinh.

Bảy năm trôi qua, quân lực Việt khá hùng mạnh. Trong khi đó Tướng quốc Ngũ Tử Tư bị bức tử do lời gièm pha của Thái Tể Phỉ, vị này ăn của đút lót của nước Việt. Trước khi chết, trung thần Ngũ Tử Tư còn khẳng khái rằng: “Hãy móc mắt ta treo ở cửa thành phía Đơng để xem quân Việt tiến vào.” Hai yếu tố trên khiến Việt Câu Tiễn nơn nóng muốn khởi binh đánh Ngô để rửa mối nhục trước kia. Nhưng Phạm Lãi can rằng chưa phải lúc, tức là thời chưa đến vì qn binh nước Ngơ hãy cịn mạnh và chưa có một sai sót nào.

Mùa Xuân năm sau, vua Ngơ Phù Sai đem đại qn lên phía Bắc dẹp phiến loạn đồng thời biểu dương lực lượng với các chư hầu. Đúng lúc này, Phạm Lãi tâu với vua Việt: “Đây là thời cơ để cho Đại vương tấn công Ngô Quốc và chắc chắn sẽ đại thành công.”

Việt Vương Câu Tiễn nghe theo và bất ngờ tấn công kinh thành nhà Ngô. Quả nhiên một số ít lính Ngô già yếu giữ thành bỏ tháo chạy. Ngô Phù Sai được tin dẫn quân trở về bị chận đánh dọc đường tan tác, nhà vua rút gươm tự sát trong nỗi đau ân hận xưa kia không nghe theo lời của trung thần Ngũ Tử Tư.

Thế là Việt Vương Câu Tiễn rửa được cái quốc hận năm xưa. Trước khi tiến quân vào đất Ngô, Phạm Lãi tin chắc rằng sẽ thắng trận nên đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch thối thân của riêng mình. Trong khói lửa hoang tàn đổ nát, Ngài chạy thẳng lên Cô Tơ Đài vào ngay cung cấm tìm Tây Thi, người yêu cũ mười mấy năm về trước. Ơng đưa nàng đến bờ sơng có một đồn thuyền đang chờ sẵn.

Trước khi rời bến, ông gởi cho Văn Chủng một bức thơ có nội dung như sau:

chết thì chó săn bị làm thịt. Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu, có thể cùng chung lo lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng chung hưởng với ông ta khi thành công. Sao bạn không bỏ đi. Nếu hiền huynh cịn tham mến cơng danh ắt ngày sau không khỏi bị tai họa.”

Đoàn thuyền tách bến để lại sau lưng cảnh trạng điêu tàn với bao thăng trầm thế sự. Ngày đi đêm nghỉ, lướt qua vùng Ngũ Hồ rồi sau cùng chọn được đất Đào để định cư. Nơi đây là một vùng nhỏ bé nằm ở phía Nam nước Tề, dân cư thưa thớt còn nhiều hoang vắng. Nhưng về giao thơng thì đây là nơi giao điểm của nhiều nước chư hầu về đường thủy cũng như đường bộ, thuận lợi cho việc giao tiếp các nơi.

Ông mua 1000 mẫu đất và sắp đặt kế hoạch định cư lâu dài với sự giúp sức của các con ông cùng mười đôi nam nữ mà ông đã mang theo và tác hợp cho họ. Ông cũng cho mang theo lương thực và nông cụ để canh tác.

Từ đây Phạm Lãi đổi tên là Đào Châu Cơng. Ơng nghiệm rằng ngoài con đường quan lại để vinh thân, còn một con đường khác là thương mãi sẽ đem lại sung túc khơng kém gì nơi quan trường mà ơng đã từng trải nghiệm và chán ngán.

Ông bắt đầu nghiên cứu để đem hàng hóa dư thừa ở xứ này sang xứ khác đang cần và ngược lại. Chẳng bao lâu, người ta thấy các đoàn xe và thương thuyền mang nhãn hiệu Đào Châu đi đi lại lại ngược xuôi giữa các nước chư hầu.

Lúc bấy giờ, nước Trung Hoa bước vào thời kỳ chiến quốc, các nước chỉ lo đánh nhau, loạn lạc khắp nơi. Hàng hóa bị ứ đọng nơi thừa và khan hiếm ở nơi thiếu, giúp cho Đào Châu Cơng mau chóng giàu có nổi tiếng khắp nơi. Có lẽ câu “Phi thương bất phú” xuất hiện vào thời kỳ này.

Từ xưa tới nay biết bao người đã không hiểu chữ “Thời” nên đã lâm vào cảnh “Thắng trong chiến tranh mà bại trong hịa bình” là do khơng biết áp dụng câu “Cơng thành thân thối.” Vì vật chất là một nơ bộc tốt nhưng là một ông chủ rất xấu. Đây là một triết lý nhân sinh cần ghi nhớ.

Trở lại với chiến thắng của Việt Vương Câu Tiễn, công bằng mà nói, ngồi hai đại cơng thần nổi bật là Văn Chủng và Phạm Lãi, cịn phải kể đến sự đóng góp to lớn của người đẹp Tây Thi nữa. Nhưng vì ở xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ nên hình ảnh của người nữ phản gián này đã nhạt nhịa bên cạnh sự sáng chói của các tướng quân.

Theo lệnh của Phạm Lãi, Tây Thi đã làm suy nhược guồng máy thượng tầng của nước Ngô. Lịch sử ghi rằng Ngô Phù Sai rất sủng ái Tây Thi và lúc nào hai người cũng quấn quýt bên nhau. Biết đâu cái chết của Trung thần Ngũ Tử Tư khơng có bàn tay của Tây Thi nhúng vào (???). Dù muốn dù khơng, vì lợi ích của đất nước và của riêng mình, Tây Thi cũng có những động thái phản gián thứ thiệt. Phục vụ cho dân tộc thì bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng làm được.

“Cũng vì hạnh phúc của mn dân Vì nước vì nhà xá quản thân Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng Hiếu, trung cho trọn đủ mười phân.”2

Tuy nhiên, khi nói đến Tây Thi, người ta chỉ ca tụng sắc đẹp tuyệt trần của cô gái giặt lụa bên bờ sông ở Trữ La Thôn với vị tướng đào hoa tài đức song toàn.

Một phần của tài liệu CĐGL 144 (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)