ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mơ hình nổi tiếng trong việc phân tích.
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một hoặc một số vấn đề nào đó của một tổ chức. Đây là một công cụ được sử dụng phổ biến trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án… của các tổ chức.
Mục đích của sử dụng phương pháp SWOT trong luận văn này là phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi kiểu mơ hình để nó trở thành
một trong những cơ sở khoa học cho việc lựa chọn ra mơ hình tốt nhất và có tính khả thi cao đối với thực trạng quản lý môi trường và qui mô hoạt động của PVEP.
Cách sử dụng phương pháp SWOT:
Để tiến hành một phân tích SWOT, chúng ta cần liệt kê một loạt các nội dung trong mỗi phần Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. Ví dụ như sau:
- Điểm mạnh:
Là những yếu tố nổi trội, lợi thế của nội bộ doanh nghiệp (đối với mỗi loại mơ hình) như: Trình độ chun mơn; các kỹ năng công việc; kinh nghiệm; nền tảng giáo dục; trách nhiệm và niềm đam mê với cơng việc; khả năng tài chính; chiến lược phát triển…
- Điểm yếu:
Thiếu nền tảng giáo dục; thiếu kinh nghiệm; thiếu nhiệt huyết; mục tiêu và chiến lược khơng rõ ràng; thiếu tính gắn kết trong tổ chức; cơ chế và tổ chức hoạt động của một tổ chức phức tạp...
- Cơ hội:
Là những sự kiện tích cực từ bên ngồi mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt như: các xu hướng triển vọng trên thế giới; học hỏi từ những kỹ năng; kinh nghiệm của nước ngồi; sự đề cao trách nhiệm mơi trường của các nhà thầu, đối tác quốc tế; sự suất hiện các chính sách mới; sự phát triển của công nghệ… - Thách thức:
Là những yếu tố mang tính tiêu cực (trở ngại) từ bên ngoài đối với doanh nghiệp như: thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích; ít đơn vị có khả năng tư vấn xây dựng hệ thống; thiếu sự nhìn nhận về tầm quan trọng từ các đơn vị đối tác, nhà thầu, tập đoàn…
Hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức được coi là một phần không thể tách rời trong hệ thống quản lý chung của một tổ chức hay doanh nghiệp đó. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý quản lý môi trường cũng cần được xem xét và phân tích bằng phương pháp SWOT. Từ đó, lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm cơng tác quản lý mơi trường có một cách nhìn
tổng quát nhất và làm cơ sở lựa chọn mơ hình tốt nhất, phù hợp nhất cho doanh nghiệp.