Sơ đồ quy trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đến 2020 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã quỳnh hưng, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 27)

Có thể thấy khi quy hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới, những dự báo về nhu cầu sử dụng đất, phân bố diện tích và cơng tác chuyển đổi

Thu thập, điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã

Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội

Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

mục đích sử dụng đất sẽ theo một chuẩn cơ bản đối với toàn bộ các chỉ tiêu về sử dụng đất. Cùng xuất phát từ những đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, song quy hoạch nông thôn mới cụ thể hoá tới quy hoạch phục vụ sản xuất; quy hoạch xây dựng – áp với các tiêu chí cụ thể trong từng lĩnh vực như đất phục vụ giao thông, đất giáo dục từ số học sinh được dự báo từ tốc độ tăng dân số trên địa bàn.

Mặt khác, quy hoạch nơng thơn mới đã tính tới quy hoạch sản xuất trên địa bàn xã, do đó sẽ tạo ra những nét đặc trưng riêng biệt cho từng địa bàn riêng biệt. Đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã phục vụ xây dựng nơng thơn mới chi tiết ở hình 1.4.

Hình 1.4: Sơ đồ đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã phục vụ xây dựng nông thơn mới

Thu thập, điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của xã

Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Đối chiếu 19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tập trung chủ yếu cho việc bố trí khu dân cư, hạ tầng cơng cộng; sản xuất nông nghiệp – dịch vụ và hạ tầng sản xuất kèm theo

Đánh giá tiềm năng đất đai và cơ sở vật chất phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của xã

Quy hoạch sản xuất

Quy hoạch xây dựng Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội

1.5. Hiện trạng công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã và đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu

Thực tế, trên địa bàn huyện hiện nay, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn chậm hơn so với quy định một khoảng thời gian khá dài. Tính tới đầu năm 2013, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện chưa được phê duyệt, đồng thời với thực tế trên là quy hoạch sử dụng đất của 33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng chưa được xây dựng và phê duyệt.

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế của địa phương là một vấn đề tồn tại không chỉ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu mà là vấn đề mang tính khá phổ biến của đa số các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Điều này ảnh hưởng tới hàng loạt những vấn đề khác có liên quan tới quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nước ta đang tiến hành công cuộc xây dựng nông thơn mới, một nhiệm vụ mới, có thể nói chúng ta đang có một nền móng nguyên thể sơ khai và thuận lợi để định hướng và xây dựng quy hoạch sử dụng đất tốt nhất song công tác quy hoạch luôn là công tác đi sau và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đang diễn ra.

Trên địa bàn huyện, được sự chỉ đạo của UBND huyện và các phòng ban liên quan. UBND huyện đã mời đơn vị tư vấn hợp tác cùng các phòng, ban xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho toàn huyện cùng 32 xã và 01 thị trấn, gần đây nhất là xây dựng quy hoạch nông thôn mới cho các xã điểm như Quỳnh Hồng song thực tế cơng tác diễn ra cịn chưa đáp ứng được nhu cầu tiến độ. Mặt khác, một số cơ sở còn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và cơng tác quy hoạch sử dụng đất với nơng thơn mới nói riêng dẫn đến việc hợp tác và đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch sử dụng đất còn chưa tốt.

Mặt khác, do chưa tiến hành đồng bộ nên thực tế việc xây dựng đề án nông thôn mới cũng như quy hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới của các xã được hỗ trợ của các đơn vị tư vấn còn đang diễn ra chưa theo quy định. Hệ thống các biểu mẫu áp dụng khơng đồng nhất, cịn dựa trên các ý kiến chủ quan của cá

nhân, sự hỗ trợ của UBND xã mà chưa có sự quan tâm và tìm hiểu sâu sát những nhu cầu thực sự của người dân cùng những dự báo về tình hình biến động khi tiến hành xây dựng đề án nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất.

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ QUỲNH HƢNG, HUYỆN QUỲNH LƢU

TỈNH NGHỆ AN

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Quỳnh Hƣng, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quỳnh Hưng nằm ở phía Đơng Nam của huyện Quỳnh Lưu, cách trung tâm thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu về phía Đơng Nam khoảng 4 km. Xã có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Quỳnh Hồng, xã Quỳnh Bá. - Phía Nam giáp xã Quỳnh Thọ.

- Phía Đơng giáp xã Quỳnh Ngọc.

- Phía Tây giáp xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Diễn.

2.1.1.2. Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Diện tích tự nhiên của xã Quỳnh Hưng là 561,16 ha. Trong đó:

Đất sản xuất nơng nghiệp 388,01 ha, chiếm 69,14% diện tích tự nhiên; + Đất sản xuất nông nghiệp: 339,53 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 48,48 ha.

Đất phi nông nghiệp 144,98 ha, chiếm 25,84% diện tích đất tự nhiên. + Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: 0,51 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh: 0,01 ha; + Đất bãi thải, xử lý chất thải: 0,12 ha; + Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,68 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,96 ha;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 16,16 ha. + Đất phát triển hạ tầng: 88,50 ha;

+ Đất ở nông thôn: 35,04 ha.

Đất chưa sử dụng: 28,17 ha, chiếm 5,02% diện tích đất tự nhiên. Toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng.

Địa hình xã Quỳnh Hưng cao về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đơng Nam, chủ yếu là vàn và vàn thấp, tưới tiêu của xã chủ động nhờ hệ thống kênh tưới, thích hợp cho việc phát triển thâm canh nơng nghiệp, nhưng vẫn cịn hạn chế do ảnh hưởng nhiễm mặn bởi sông Thái, úng lụt bởi kênh Bình Sơn.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Xã Quỳnh Hưng nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có chế độ khí hậu nhiệt đới chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ bình quân trong năm

24,60C. Tuy nhiên về mùa hạ đỉnh điểm nhiệt độ lên tới 39 - 400C do ảnh hưởng

của gió Tây Nam khơ nóng. Độ ẩm bình qn là 87%, cao nhất là 90 ÷ 95%.

- Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau đặc điểm vào mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên khí hậu có giá lạnh và có mưa phùn, nhiệt độ

trung bình vào mùa này là 17 - 200C.

Là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào, trung bình hàng năm đạt 230 - 250

Kcal/m3.

Nhiệt độ trung bình năm 23,80C, có tổng tích ơn 8.400 - 8.6000C thuận lợi

cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, thời gian biên độ nhiệt khá cao, tháng có

nhiệt độ cao nhất có lúc nhiệt độ trong ngày lên tới > 400C (tháng7), tháng có nhiệt

độ thấp nhất có lúc nhiệt độ trong ngày hạ xuống < 90C (tháng 2).

Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.459 – 2.047 mm/năm. Lượng mưa xếp vào loại trung bình trong cả nước.

Chế độ gió: Vào mùa Thu, Đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, mùa Xuân chịu ảnh hưởng của hướng gió từ Đơng Bắc đến Tây Nam, mùa Hạ chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng.

Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí thay đổi trung bình từ 82 - 84 %, độ ẩm tháng lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 12 và thấp nhất từ tháng 4 đến tháng 8.

2.1.1.4. Tài nguyên

+) Nguồn tài nguyên đất

Đất đai của xã Quỳnh Hưng khá đa dạng, có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp như thâm canh lúa nước, rau vụ đông và nuôi trồng thủy sản.

Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1: 100.000 trên địa bàn xã Quỳnh Hưng có các loại đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa khơng được bồi có glây trung bình hoặc mạnh (Pg):

Phân bố ở phía Bắc của xã, chiếm khoảng 40% diện tích. Những nơi có địa hình trũng ngập nước thường xun, thiếu khơng khí, q trình glây hóa mạnh, đất có màu xám xanh, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng thích hợp cho việc phát triển hai vụ lúa.

- Nhóm đất phù sa không được bồi, chua, không Glây hoặc Glây yếu (Pc): Phân bố ở phía Tây và phía Đơng Nam của xã, chiếm khoảng 25% diện tích. Loại đất này có ở những nơi ngập úng quanh năm, đất lầy thụt và có lớp bùn nhão. Đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng. Đào sâu phẫu diện thấy thành phần cơ giới chủ yếu là sét có lẫn sị điệp, đất này thích hợp chuyên canh cá và cá - lúa.

- Nhóm đất mặn ít (Mi):

Chủ yếu phân bố ở khu vực xóm 11, chiếm khoảng 15% diện tích. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, nhiễm mặn nhẹ do ảnh hưởng từ nguồn nước sông Thái. Loại đất này phù hợp để trồng lúa và nuôi thủy sản nước ngọt.

- Nhóm đất mặn nhiều (Mn):

Chủ yếu phân bổ dọc theo đê sơng Thái, phía Nam của xã, chiếm khoảng 20% diện tích, thuộc các xóm 7, 8, 10, 12, độ nhiễm mặn từ 10 -18%, đất có thành phần cơ giới thịt nặng, vùng đất này phù hợp cho việc nuôi tôm, cá nước mặn lợ, trồng các loại cây như cói, sú, vẹt.

Phía Nam xã Quỳnh Hưng là con sơng Thái làm thành ranh giới tự nhiên của xã và đổ ra biển qua cửa Thơi.

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã có nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ sơng Thái, Kênh Bình Sơn, Kênh N24A, Kênh N24B và một số ao hồ, giếng đào, bể xây chứa nước là nguồn cung cấp nước chủ yếu của các hộ gia đình.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã không sâu lắm nhưng chất lượng nước không tốt do bị nhiễm mặn nhẹ nên cũng có khó khăn khi đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho các khu dân cư.

2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Xã Quỳnh Hưng là một xã đồng bằng của huyện Quỳnh Lưu. Có thể khái quát thành những thuận lợi và khó khăn mà điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mang lại cho xã như sau:

2.1.2.1. Thuận lợi

Xã Quỳnh Hưng cách thị trấn Cầu Giát - trung tâm hành chính của huyện Quỳnh Lưu khoảng 4 km về hướng Đông Nam, rất thuận lợi cho thơng thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa - xã hội với các địa phương nhờ tuyến huyện lộ nối liền khu trung tâm với các trục giao thông chạy qua địa bàn huyện như tỉnh lộ 537A, quốc lộ 1A. Trong tương lai, khi quá trình đơ thị hóa phát triển, trung tâm kinh tế - hành chính của huyện có xu hướng mở rộng xuống phía Nam, đây là lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Các xã giáp ranh với xã Quỳnh Hưng gồm: Xã Quỳnh Hồng, xã Quỳnh Bá (ở phía Bắc), xã Quỳnh Thọ (ở phía Nam), xã Quỳnh Ngọc (ở phía Đơng), xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Diễn (ở phía Tây). Là xã thuộc khu vực đồng bằng phía Đơng Nam của huyện, có địa hình bằng phẳng và đất đai màu mỡ, Quỳnh Hưng cùng các xã xung quanh đã tạo thành vựa lúa lớn của huyện Quỳnh Lưu. Với vị trí đặc biệt của mình, xã Quỳnh Hưng đồng thời đóng vai trị là cầu nối về kinh tế và văn hóa - xã hội của các xã vùng Nông Giang. Nhiều tuyến đường nối liền khu dân cư xã Quỳnh Hưng với các khu trung tâm xã khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao

lưu học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ sản xuất của nhân dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội những năm qua.

Có diện tích đất nơng nghiệp lớn, đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tạo ra một khối lượng sản phẩm nơng nghiệp có tính hàng hố cao như cây ngắn ngày (lúa, ngơ...), rau, quả.

Có diện tích mặt nước chun dùng tương đối lớn, hệ thống kênh thuận tiện cho việc phát triển ni trồng thủy sản.

2.1.2.2. Khó khăn

Bên cạnh các điều kiện thuận lợi thì điều kiện tự nhiên của huyện cũng có những mặt hạn chế nhất định như:

- Là khu vực đồng bằng thấp dễ ngập úng về mùa mưa. Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn nên khả năng khai thác công nghiệp nặng không phát triển, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tài nguyên nhân văn

Xã Quỳnh Hưng có 12 thơn xóm, với đặc thù là một xã sản xuất nông nghiệp nhưng điều kiện về tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Song với bản chất vốn có của con người Quỳnh Hưng luôn nêu cao truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cần cù, giàu nghị lực, Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Hưng tiếp tục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn tranh thủ thời cơ phát huy những lợi thế và khai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế để thực hiện sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Xây dựng Quỳnh Hưng trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.

2.1.2.2. Dân số và cơ cấu lao động

Dân số: Tồn xã có 12 xóm, thành phần dân tộc đồng nhất (100% là dân tộc Kinh). Tổng số nhân khẩu 9.120 người với 1.970 hộ, quy mô hộ khoảng 4,6 người/hộ,

mật độ dân số bình quân 1.625 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,1%, tỷ lệ tăng dân số cơ học - 0,5%; tỷ lệ phát triển dân số là 0,6%.

Lao động: Tổng số lao động của xã có 3.226 người, chiếm 35,04% dân số, trong đó:

- Lao động nơng nghiệp là 1.010 người, chiếm 31,3%. - Lao động phi nông nghiệp là 2.216 người, chiếm 68,7%.

(Lao động công nghiệp là 1.423 người, chiếm 44,12%; Lao động dịch vụ là 793 người, chiếm 24,58 %).

- Lao động đã qua đào tạo là 995 người, chiếm 30,8%, trong đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đến 2020 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã quỳnh hưng, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)