Sơ đồ vị trí huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 27 - 85)

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội

* Về địa hình, địa mạo:

Nhìn chung địa hình huyện Châu Thành tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m; dốc thoải nhẹ theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, cao ở phía Hồ Phú, Vĩnh Công từ 1,0 - 1,4m (tuy nhiên vẫn có những nơi trũng cục bộ như ven hai rạch Kỳ Sơn và Tầm Vu). Thấp nhất là vùng thuộc các xã Thuận Mỹ và xã Thanh Vĩnh Đơng, có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,8m, riêng xã Thuận Mỹ có gị khá cao nằm ở bến đò Thuận Mỹ - Cần Đước, đỉnh gị cao tới 2,2m, do đó thường xuyên bị nhiễm mặn, hạn rất khó khăn cho canh tác nơng nghiệp, nhiều nơng dân gọi đó là “vùng đất chết ”.

* Về khí hậu, thời tiết

Châu Thành nằm trong chế độ nhiệt đới gió mùa nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng: Nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ lớn, khơng có sự phân hố mùa đáng kể về nhiệt độ.

Theo con số thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm của huyện là 26,42 0C (số liệu ở trạm Tân An), nhiệt độ thay đổi theo các tháng không cao (trung bình tháng thấp nhất so với tháng cao nhất là 50C).

- Lượng mưa:

Chế độ mưa ở Châu Thành phụ thuộc vào chế độ gió mùa, chế độ gió mùa đã đem lại cho các vùng thuộc đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và huyện Châu Thành nói riêng hàng năm một mùa mưa và một mùa khô, mùa khô dường như trùng với gió mùa Đơng Bắc và mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, với lượng mưa chiếm khoảng 96% lượng mưa cả năm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chiếm khoảng 4% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm: Theo thời gian độ ẩm liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, có sự phân hoá rõ rệt. Số liệu thống kê độ ẩm khơng khí trung bình bình qn các năm

84-85 % vào các tháng 4 và tháng 5. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 92 % vào tháng 7 và tháng 10.

- Số giờ nắng: Châu Thành là vùng nắng nhiều, tổng số giờ nắng bình quân

trong năm là 2.337 giờ/năm (số liệu trạm Tân An). Bình quân 6 -7 giờ nắng trong

ngày. Từ tháng 8 đến tháng 12 có số bình qn giờ nắng dưới 200 giờ/tháng, các tháng cịn lại đều có số giờ nắng trên 200 giờ/tháng, đặc biệt tháng 3 số giờ nắng đạt trên 300 giờ/tháng.

- Gió: Chế độ gió của Huyện thuộc chế độ nhiệt đới gió mùa, phân làm hai mùa rõ rệt:

Mùa khơ gió hướng Đơng Bắc, chiếm 60 - 70% từ tháng 2 đến tháng 4. Mùa mưa hướng gió chính là hướng Tây Nam, chiếm 60 - 70% từ tháng 5 đến tháng 11, gió từ biển Thái Lan thổi vào mang nhiều hơi nước.

Tốc độ gió trung bình: 2,8 m/s. Tốc độ gió lớn nhất : 3,8 m/s.

Châu Thành cũng như các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long, bão xảy ra rất ít, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của bão từ xa, mưa lớn, nước từ Đồng Tháp Mười đổ về có thể gây ngập úng có hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng. Mức ngập lụt ở huyện từ 0,3 - 0,5 m.

* Về dân số

Theo điều tra dân số năm 2009, tồn huyện có khoảng 97.419 người với mật độ dân số khoảng 696 người/km2. Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện, phong trào thực hiện kế hoạch hố gia đình được tun truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính, bước đầu đã thu được kết quả khả quan: tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3.

2.1.3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Nguồn nước và thủy văn: - Nguồn nước mặt:

+ Các sông rạch tự nhiên như sông Vàm Cỏ là hợp lưu của hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây nằm trong ranh giới của huyện dài 8 km.

Sông Vàm Cỏ Tây chảy từ huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, ... vào huyện Châu Thành làm ranh giới cho huyện Châu Thành chiều dài đoạn này là 10 km.

Một số rạch nhỏ như sông Tra, rạch Tràm, rạch Kỳ Son, rạch Tầm Vu nối từ sông Vàm Cỏ Tây vào sâu trong nội đồng.

+ Hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước ngọt: Bao gồm các kênh Hoà Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lược, kênh 30/4 ... Hệ thống kênh tưới tiêu kể trên chủ yếu khai thác nước của hệ thống Bảo Định và kênh Chợ Gạo, về chất lượng khá tốt song về số lượng còn hạn chế, cần phải hết sức tiết kiệm.

- Nguồn nước ngầm:

Theo tài liệu nước ngầm của Liên đoàn Địa chất - Thuỷ văn (bản đồ tỷ lệ 1/250.000) và kết quả khoan khai thác của chương trình nước sạch nơng thơn, trong huyện Châu Thành tầng nước ngầm xuất hiện ở trên độ xâu 200 m. Do lớp trầm

tích sơng biển và biển (ở độ sâu hơn 200 m) trong các đứt gãy chứa nhiều von kiềm

làm nước cứng, chất lượng kém.

- Ngập lũ: Khác với các huyện ở phía Bắc tỉnh Long An (nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của lũ), Châu Thành cũng như các huyện phía Nam dường như ít chịu ảnh hưởng của lũ, chỉ có các tháng mưa tập

trung (tháng 10 và tháng 11), và gặp thời điểm triều cường thì lũ lụt mới xảy ra.

- Xâm nhập mặn: Nguồn xâm nhập mặn vào địa phận Châu Thành từ cửa Sồi Rạp, qua sơng Vàm Cỏ lớn dẫn xâu vào nội đồng theo hai hướng chính là sơng Vàm Cỏ Tây ở phía Bắc và sơng Tra ở phía Nam. So với các năm trước thời gian 1995 đến nay xâm nhập mặn có xu thế ngày càng tăng nhanh về cả hàm lượng và thời gian nhiễm mặn. Các yếu tố dẫn đến xâm nhập mặn gia tăng là do hoạt động mạnh của thuỷ triều biển Đơng, gió chướng, nắng hạn đặc biệt là lưu lượng nước nguồn của các sông ngày càng giảm.

Mặn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Trong các năm gần đây, khí hậu thời tiết có nhiều biến động khác thường, hạn hán kéo dài, mặn xâm nhập sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và diện tích thu hoạch lúa cũng bị ảnh hưởng theo.

+ Sông Vàm Cỏ Tây: Tại Tân An thời gian xuất hiện mặn S > 2g/l thường bắt đầu từ giữa tháng 1, kết thúc vào giữa tháng 5, thời gian xuất hiện mặn 4g/l từ

tháng 3 đến đầu tháng 5. Hàng năm mặn thường lên đến Tuyên Nhơn (cách biển

144 km). Do đó việc sử dụng nước ở phía trên (Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh và

Thạnh Hố) ngày càng có xu hướng gia tăng trong phạm vi từ Tân An đến sông Vàm Cỏ lớn mặn và có xu hướng ngày càng gia tăng.

+ Sông Vàm Cỏ và sông Tra: Do gần biển nên diễn biến mặn phức tạp hơn, mặn 4g/l có khi kéo dài 6 - 7 tháng/năm. Đặc biệt hai xã ven sông là Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông do hệ thống đê, cống chưa đảm bảo an toàn nên vào các tháng 12 và tháng 1 có gió chướng và triều cường mặn đã xâm nhập vào sâu trong nội đồng.

+ Thuỷ triều: Châu Thành cũng như các huyện phía Nam của tỉnh, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua sông Vàm Cỏ lớn và sơng Vàm Cỏ Tây. Một ngày triều có thời gian là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều từ 13 - 14 ngày và một ngày nước triều lên xuống có hai đỉnh triều và chân triều.

Thuỷ triều được xem là tác động chủ yếu đưa mặn xâm nhập sâu vào nội đồng trong mùa kiệt và gia tăng ngập úng vào mùa lũ.

Do gần với sông lớn thông ra biển, biên độ triều lớn 3,5 - 3,9 m nên cường độ truyền triều mạnh, đặc biệt vào mùa khô.

Dạng triều ở hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gần như nhau, nhưng lệch pha từ 0,5 - 1,5 giờ. So sánh với cao trình mặt ruộng trung bình 0,7 - 1 m, nếu khơng có bờ bao có thể gây ngập từ 0,5 - 0,75 m. Vì vậy để bảo vệ cây trồng, đồng thời khi nước sông bị nhiễm mặn sẽ làm tái nhiễm mặn cho đất, cần phải đắp bờ bao ngăn mặn. Khi chân triều xuống trong mùa khơ hồn tồn có thể tiêu tự chảy rãi thuận lợi.

- Chua phèn: chủ yếu bị ảnh hưởng của phèn ngoại lai từ sông Vàm Cỏ Tây vào tháng 7, tháng 8.

* Tài nguyên đất

Kết quả điều tra được tổng hợp từ nguồn tư liệu: bản đồ tỷ lệ 1/25.0000 của sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Long An xây dựng năm 1996 được trình bày trong trong Quy hoạch nông - lâm - ngư nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Long An.

Tổng hợp trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, tồn bộ huyện Châu Thành có 4 nhóm đất chính.

- Nhóm đất phù sa: Đây là nhóm đất có diện tich lớn nhất 7.977,37 ha (chiếm

52,98% diện tích tự nhiên), bao gồm 2 đơn vị chú giải bản đồ: đất phù sa sơng Vàm

Cỏ có tầng loang lổ đỏ vàng: 1.638,57 ha (chiếm 20,5% diện tích đất phù sa) và đất phù sa sơng Cửu Long có tầng loang lổ đỏ vàng: 6.338,8 ha (chiếm 79,5% diện tích

đất phù sa).

Đất phù sa có diện tích lớn lại phân bố khá tập trung ở các xã: Hồ Phú, Vĩnh Cơng, Hiệp Thạnh, Dương Xn Hội, Long Trì, An Lục Long và thị trấn Tầm Vu. Nếu xem nhóm đất líp cũng là đất phù sa nhưng bị xáo trộn thì tồn bộ diện tích đất ở các xã này đều là đất phù sa. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt nhất, đặc biệt là đất phù sa sơng Cửu Long.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.218 ha (chiếm 8,09% diện tích tự nhiên), có hai

đơn vị chú giải bản đồ là: đất mặn ít 276 ha chiếm 23% và đất mặn trung bình 942 ha chiếm 77% tổng diện tích nhóm đất mặn.

Đất mặn tập trung ở các xã ven sông như Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, một phần Thanh Vĩnh Long và rải rác ngoài đê của các xã Bình Quới, Phú Ngãi Trị ...

- Nhóm đất phèn: Chiếm 9,16% diện tích tự nhiên, tương ứng 1.378,5 ha với ba đơn vị chú giải bản đồ:

+ Đất phèn tiêm tàng: tầng Pyrit 50 - 80 cm, mặn trung bình: 468,7 ha. + Đất phèn tiêm tàng: tầng Pyrit 80 - 100 cm, mặn trung bình: 770 ha.

+ Đất phèn thuỷ phân trên nền phèn tiềm tàng, tầng Jarosite 50 - 80 cm, mặn trung bình: 139,8 ha.

Nhóm đất này cũng phân bố ở các xã ven sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Tây, xa nguồn nước nên điều kiện canh tác gặp khơng ít khó khăn.

- Nhóm đất xáo trộn (đã lên líp): đây là nhóm đất có diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất phù sa: 3.747,8 ha (chiếm 24,89% tổng diện tích tự nhiên), phân bổ hầu

như đều khắp các xã. Đất líp hiện đang dùng làm đất ở, xây dựng cơ bản, còn lại phần lớn trồng cây lâu năm, cây ăn quả mà chủ yếu là cây thanh long, dừa và mãng cầu.

2.2. Thực trạng dữ liệu về địa chính và cơng tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An

2.2.1. Thực trạng dữ liệu về địa chính và cơng tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

- Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1996: Chủ yếu sử dụng bản đồ giải thửa đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg. Bản đồ này thể hiện đến từng ranh giới thửa đất qua việc điều tra dã ngoại điều vẽ ảnh và được biên tập theo từng đơn vị xã. Hệ thống bản đồ này đã tham gia cấp GCNQSDĐ tại địa phương. Dữ liệu địa chính thời kỳ này chỉ được lưu trữ trên giấy, khơng có dạng số, hiện nay tài liệu này chỉ cịn tính chất tham khảo khi cần thiết.

- Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008: Trong các năm từ 1997 đến 1999 được sự quan tâm của các cấp, các ngành, huyện Châu Thành đã được đầu tư đo vẽ thành lập bản đồ địa chính chính quy ở hệ tọa độ HN-72 trên tồn bộ diện tích của huyện. Trong đó khu trung tâm thị trấn Tầm Vu, các tuyến dân cư các xã Bình Quới được đo vẽ ở tỷ lệ 1/500, 1/1000 bằng phương pháp tồn đạc, phần diện tích cịn lại được đo vẽ bằng phương pháp ảnh hàng không ở tỷ lệ 1/5000, năm 2000 xã Hiệp Thạnh được đo vẽ nâng cấp lên bản đồ tỷ lệ 1/2000 bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không. Tất cả các dữ liệu bản đồ này đều được vẽ và lưu trữ dạng số trên AutoCAD, hồ sơ địa chính được lưu trữ ở trên giấy. Ngoài ra, trong một số năm gần đây ở các xã Bình Quới, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, thị trấn Tầm Vu có tiến hành đo đạc thành lập bản đồ các khu công nghiệp, khu tái định cư, các chợ xã, tuyến dân cư ở các tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 nhằm phục vụ cho công tác kê biên, bồi thường, giải tỏa, cấp GCN, dữ liệu bản đồ được lưu trên MicroStation.

Năm 2002, thực hiện chủ trương chuẩn hóa lại dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính theo chuẩn quy định của Tổng Cục Địa chính, dữ liệu bản đồ địa chính của tồn huyện (bản đồ đo đạc chính quy các năm 1997-1999) đã được chuyển về dạng số trên nền MicroStation tích hợp trong Famis và dữ liệu hồ sơ địa chính đã được nhập và kết nối với dữ liệu bản đồ địa chính thơng qua phần mềm Famis-Caddb.

Qua các năm từ khi thành lập bộ bản đồ địa chính chính quy, đến năm 2003 tình hình biến động đất đai diễn biến hết sức phức tạp, do vậy huyện Châu Thành đã tiến hành chỉnh lý biến động bản đồ và hồ sơ địa chính trên diện tích tồn bộ huyện.

Bộ bản đồ và hồ sơ địa chính này đã khắc phục được cơ bản các sai sót, các biến động về đất đai của khu vực huyện từ khi hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính được thiết lập trong các năm từ 1997 đến 2001.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường và trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An, năm 2006 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã thông qua Viện Nghiên cứu Địa chính tư vấn, lập Dự án xây dựng Hệ thống thông tin địa lý tỉnh Long An (LONGANGIS). Dữ liệu địa chính đã được chuẩn hóa và lưu trữ trên Mapinfo. Tuy nhiên, do dữ liệu địa chính này khơng được bảo trì thường xun nên đã lạc hậu.

- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay: Từ năm 2008 đến năm 2012, huyện Châu Thành được UBND tỉnh Long An đầu tư đo đạc nâng tỷ lệ bản đồ địa chính từ 1/5000 lên 1/500, 1/1000, 1/2000 và lập lại tồn bộ hồ sơ địa chính của cả 13 xã, thị trấn. Sản phẩm địa chính cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai tại địa phương.

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo hướng công nghệ hiện đại. Do việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của 13 xã, thị trấn chỉ mới dừng lại ở việc lập bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 27 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)