Kỹ thuật lai điểm ngƣợc trong chẩn đoán bệnh β-thalassemia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát hiện các đột biến trên gen beta globin bằng kỹ thuật ARMS PCR và lai điểm ngược (REVERSE DOT BLOT) (Trang 33 - 35)

1.3 KỸ THUẬT LAI ĐIỂM NGƢỢC (REVERSE DOT BLOT)

1.3.4 Kỹ thuật lai điểm ngƣợc trong chẩn đoán bệnh β-thalassemia

Với ƣu điểm nổi bật cho phép phát hiện đƣợc nhiều đột biến trong cùng một lần thực hiện, phƣơng pháp lai điểm ngƣợc đã đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu để phát hiện đột biến β-thalassemia. Nghiên cứu của Sutcharitchan và cs. (1995) sử dụng lai điểm ngƣợc để phát hiện 14 đột biến gây bệnh β-thalassemia và các đột biến HbS, HbC ở những ngƣời Mỹ gốc Phi [56]. Trong nghiên cứu vào năm 2012, Lin và cs. đã thiết lập kỹ thuật lai điểm ngƣợc nhằm phát hiện 5 đột biến gây bệnh α-thalassemia và 16 đột biến gây bệnh β-thalassemia [34]. Kết quả thu đƣợc hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật giải trình tự và gap-PCR (sử dụng kit thƣơng mại).

Ở một số quốc gia, kỹ thuật lai điểm ngƣợc đã đƣợc phát triển để chẩn đoán trƣớc sinh β-thalassemia [31,68]. Từ năm 1999, tại Thái Lan, kỹ thuật lai điểm ngƣợc đã đƣợc áp dụng cho phép phát hiện 10 đột biến phổ biến và 14 đột biến ít phổ biến để chẩn đốn trƣớc sinh trên 105 thai phụ [68]. Năm 2006, tại Trung Quốc, kỹ thuật này cũng đƣợc sử dụng nhằm phát hiện đồng thời 17 loại đột biến phổ biến β-thalassemia, kết hợp với giải trình tự để chẩn đốn trƣớc sinh trên 317 thai phụ [31].

Cho tới nay, lai điểm ngƣợc là kỹ thuật duy nhất đƣợc các hãng phát triển thành các kit thƣơng mại để chẩn đoán đột biến β-thalassemia. Bộ kit StripAssay của ViennaLab cho phép phát hiện đồng thời 21 đột biến α- thalassaemia và 22 đột biến β-thalassaemia là một ví dụ [80]. Tại Việt Nam, kỹ thuật này cũng đã đƣợc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á áp dụng để sản xuất bộ kit LightPower iVAHPV Genotype RDB nhằm xác định sự đồng nhiễm

của 8 type HPV (Human papillomavirus) nguy cơ thấp và 16 type HPV nguy cơ cao liên quan đến bệnh ung thƣ cổ tử cung [79]. Tuy nhiên, đây là bộ kit duy nhất dựa trên kỹ thuật lai điểm ngƣợc đƣợc sản xuất ở nƣớc ta.

Hiện nay tại Việt Nam, kỹ thuật ARMS-PCR đã đƣợc áp dụng trong nhiều nghiên cứu để chẩn đoán đột biến β-thalassemia và cho kết quả rất khả quan [1,3,5]. Tuy nhiên, số nghiên cứu sử dụng lai điểm ngƣợc còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do việc tối ƣu cho điều kiện lai và rửa đồng thời đối với nhiều đột biến trong cùng một lần lai gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tơi mong muốn áp dụng kỹ thuật lai điểm ngƣợc để phân tích đồng thời một số đột biến phổ biến trên gen β-globin ở ngƣời Việt Nam. Vì vậy, chúng tơi mong muốn áp dụng kỹ thuật lai điểm ngƣợc để phân tích đồng thời một số đột biến phổ biến trên gen β-globin ở ngƣời Việt Nam, từ đó tự chủ thêm kỹ thuật xét nghiệm hiệu quả. Vì lý do đó, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phát hiện các đột biến trên gen beta globin bằng kỹ thuật ARMS-PCR và lai điểm ngƣợc (reverse dot blot)” với các nội dung nghiên cứu: (1) xây dựng đƣợc kỹ thuật ARMS-PCR để sàng lọc một số đột biến phổ biến trên gen β- globin tại Việt Nam; (2) tối ƣu đƣợc điều kiện cho kỹ thuật lai điểm ngƣợc

Chƣơng 2- NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát hiện các đột biến trên gen beta globin bằng kỹ thuật ARMS PCR và lai điểm ngược (REVERSE DOT BLOT) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)