II. CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH TỐ CỦA KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ-AN NINH ASEAN 2025:
B. KHU VỰC HỊA BÌNH, AN NINH VÀ ỔN ĐỊNH
B.4. Giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương ASEAN và các nguyên tắc của luật pháp
bình, phù hợp với Hiến chương ASEAN và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có khơng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực cũng như áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp hịa bình, đồng thời củng cố các biện pháp xây dựng lòng tin, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao phòng ngừa và các sáng kiến giải quyết xung đột
B.4.1 Thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và các hoạt động ngoại giao phòng ngừa
i. Thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và trao đổi đoàn giữa các cơ sở đào tạo quân đội để tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau;
ii. Thúc đẩy tiến trình ARF hướng tới giai đoạn ngoại giao phịng ngừa, thơng qua triển khai hiệu quả Kế hoạch Cơng tác Ngoại giao Phịng ngừa 2011, đồng thời tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin;
iii. Tập hợp các thực tiễn tốt về các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột để ARF phát triển thêm;
iv. Thăm dò và xem xét khả năng trung gian/đối thoại điều giải và khả năng hòa giải trong khn khổ tiến trình ARF với sự đồng ý của tất cả các bên liên quan trực tiếp; và
v. Xác định và thiết lập đối tác trên cơ sở đồng thuận với các tổ chức, như LHQ, về các chương trình xây dựng năng lực ngoại giao phịng ngừa, chia sẻ
kinh nghiệm và đào tạo trong khuôn khổ ARF.
B.4.2 Thúc đẩy minh bạch và hiểu biết hơn về các chính sách quốc phòng và quan điểm an ninh
i. Tổ chức tự nguyện các buổi thơng báo về các diễn biến chính trị và an ninh ở khu vực;
ii. Tham vấn và thúc đẩy hợp tác về các vấn đề an ninh và quốc phòng khu vực giữa ASEAN với các bên Đối thoại cũng như các đối tác bên ngoài khác, kể cả thơng qua ADMM Mở rộng;
iii. Tiếp tục đóng góp và xuất bản thường niên Viễn cảnh An ninh ASEAN và Viễn cảnh An ninh ARF cũng như khuyến khích cơng bố sách trắng quốc phịng của các Quốc gia Thành viên ASEAN và các bên Đối thoại nhằm làm sâu sắc sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong và ngoài khu vực; và
iv. Tăng cường sự tham gia hiệu quả của các quan chức quốc phòng ARF trong các hoạt động ARF.
B.4.3 Phát huy các phương thức hiện có về giải quyết hịa bình các tranh chấp và xem xét củng cố các phương thức đó bằng các cơ chế bổ sung, nếu cần
i. Tăng cường vai trò xây dựng của ASEAN và thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên luật lệ trong việc giải quyết hịa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương ASEAN, Hiệp ước TAC và các văn kiện liên quan khác của ASEAN cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế; và
ii. Áp dụng Nghị định thư Hiến chương ASEAN về các Cơ chế Giải quyết Tranh chấp và các Quy chế liên quan (Quy chế Bên thứ ba, Quy chế Trung gian, Quy chế Hòa giải và Quy chế Trọng tài).
B.4.4 Củng cố các hoạt động nghiên cứu về hịa bình, quản lý xung đột và giải quyết xung đột
i. Tận dụng hiệu quả Viện AIPR phù hợp với TOR của Viện, trong đó có tiến hành các nghiên cứu thúc đẩy lồng ghép giới vào việc kiến tạo hịa bình, tiến trình hịa bình và giải quyết xung đột cũng như thúc đẩy cộng tác và xây dựng mạng lưới giữa AIPR với các viện nghiên cứu liên quan;
ii. Tổ chức các hội thảo và hội nghị khu vực và quốc tế về các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, ngăn ngừa xung đột, giải quyết
xung đột và kiến tạo hịa bình sau xung đột; và
iii. Củng cố năng lực và hợp tác giữa các viện nghiên cứu và viện khoa học, đặc biệt Mạng lưới ASEAN-ISIS và Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á Thái Bình Dương trong các vấn đề về quản lý và giải quyết xung đột.
B.4.5 Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các Quốc gia Thành viên ASEAN vào các nỗ lực gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột phù hợp với năng lực của các Quốc gia Thành viên ASEAN
i. Thúc đẩy Trung tâm Khu vực ASEAN về Khắc phục Bom mìn nghiên cứu, lập hồ sơ dữ liệu và chia sẻ các thực tiễn tốt về xử lý các khía cạnh nhân đạo trong vấn đề mìn mặt đất và vật nổ sót lại sau chiến tranh;
ii. Khuyến khích thêm các Quốc gia Thành viên ASEAN tham gia các nỗ lực của LHQ về gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột ở ngồi khu vực trên cơ sở linh hoạt, tự nguyện và không ràng buộc;
iii. Tận dụng và củng cố Mạng lưới các Trung tâm Gìn giữ Hịa bình ASEAN để chia sẻ các thực tiễn tốt và tăng cường xây dựng năng lực, trong đó có nêu bật các đóng góp của các Quốc gia Thành viên ASEAN tại LHQ;
iv. Kiểm điểm và thăm dò khả năng xây dựng một cơ sở dữ liệu, nếu phù hợp, về năng lực gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột của các Quốc gia Thành viên ASEAN có tham gia;
v. Tăng cường đối thoại và hợp tác với các trung tâm gìn giữ hịa bình, viện khoa học và nhóm chuyên gia ở các khu vực khác cũng như của LHQ và các tổ chức quốc tế và khu vực khác về gìn giữ hịa bình, thơng qua chia sẻ thông tin về các thực tiễn tốt cũng như xây dựng năng lực về gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột;
vi. Thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN tham gia vào các nỗ lực gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột của LHQ;
vii. Khuyến khích đóng góp của các Quốc gia Thành viên ASEAN về cứu trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ các nỗ lực gìn giữ hịa bình và kiến tạo hịa bình sau xung đột của LHQ ở ngồi khu vực;
viii. Thúc đẩy các chương trình phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong các nỗ lực kiến tạo hịa bình sau xung đột:
a) Xây dựng các quy định hướng dẫn về đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực và đào tạo;
b) Xác định các chủ đề đào tạo ưu tiên;
c) Thiết kế các chương trình đào tạo theo các chủ đề ưu tiên đã được xác định và xây dựng tài liệu đào tạo;
d) Triển khai các chương trình thường niên trong từng lĩnh vực mục tiêu; e) Xây dựng các chương trình hợp tác với các đối tác bên ngoài và các
thể chế tài chính liên quan nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong lĩnh vực kiến tạo hịa bình và tái thiết sau xung đột; và
f) Hướng tới xây dựng một chương trình đào tạo có hệ thống dành cho các nhà giáo dục cộng đồng chính thống trong lĩnh vực giáo dục hịa bình và hịa giải theo hướng có thể hình thành khái niệm và đưa vào triển khai.
ix. Tiến hành các hoạt động hoạch định và đào tạo chung trong ARF và ADMM Mở rộng, trong đó có diễn tập sa bàn và lập kế hoạch theo kịch bản về diễn tập các hoạt động gìn giữ hịa bình, nếu và khi phù hợp, với sự đồng thuận của các bên tham gia.
B.4.6 Thúc đẩy và củng cố các giá trị định hướng hịa bình
i. Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu nhằm gia tăng hợp tác về hòa giải và củng cố hơn nữa các giá trị định hướng hịa bình;
ii. Thúc đẩy sự tham gia của cơng chúng vào phát triển hợp tác trong lĩnh vực tái thiết và phục hồi sau xung đột, kể cả khuyến khích các ý kiến đóng góp tồn diện từ giới học giả, truyền thơng, các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự và các nhóm cộng đồng; và
iii. Thúc đẩy sự hiểu biết giữa các cộng đồng thông qua các hoạt động trao đổi.