- Nhân rộng mơ hình
với đề tài tuyển chọn giống lúa chịu mặn
Minh Trí
ThS. Trần Thị Thanh Thúy
Đó là những tiền đề quan trọng trong sự nghiệp khoa học của nhà khoa học nữ còn trẻ tuổi đời và giàu tâm huyết: ThS. Trần Thị Thanh Thúy.
Về công tác ở Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giang hơn 10 năm qua, cùng với làm tốt công tác chuyên mơn theo trách nhiệm được lãnh đạo giao phó, ThS. Trần Thị Thanh Thúy thường xuyên có mặt ở cơ sở, trên những địa bàn canh tác khó khăn của tỉnh: vùng nhiễm mặn phía Đơng, vùng ngập lũ phía Tây, vùng phèn Đồng Tháp Mười... với mong muốn đem những kiến thức khoa học nông nghiệp đã học được phổ cập trong bà con, giúp nông dân thay đổi tập quán và tư duy canh tác, ứng dụng ngày càng rộng rãi những tiến bộ trên lĩnh vực giống cây trồng, đưa vào sản xuất có hiệu quả, tăng lợi nhuận từ sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời giúp quê hương gian khó ngày nào trở nên giàu có và thịnh vượng.
Nói về ThS. Trần Thị Thanh Thúy, ông Trần Ngọc Ẩn, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, đánh giá cao sự xơng xáo, năng nổ và nhiệt tình với cơng việc, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học giống cây trồng. Ông Trần Ngọc Ẩn cho biết, xuất phát từ nhu cầu thực tế về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại những địa bàn canh tác khó khăn của Tiền Giang nói riêng và vùng Nam bộ nói chung, ThS. Trần Thị Thanh Thúy đã đăng ký và được Hội đồng KH&CN, Tiểu ban Nông nghiệp thông qua, hỗ trợ và tạo mọi thuận lợi để cô triển khai đề
tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá, tuyển chọn giống lúa cao sản thích nghi điều kiện canh tác đất nhiễm mặn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. Đề tài được triển khai thực hiện trong 2 vụ Thu Đông năm 2012 và Thu Đông năm 2013.
Theo đánh giá, đề tài khảo sát một số giống lúa có tiềm năng chịu mặn, đảm bảo năng suất nhằm chọn lựa những giống lúa có nhiều ưu điểm: chịu mặn, năng suất cao, ngắn ngày, phẩm chất gạo tốt tham gia vào thị trường xuất khẩu, giúp nông dân miền đất mặn thâm canh hiệu quả theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực tế cho thấy, việc đánh giá và tuyển chọn được giống lúa cao sản, ngắn ngày, chịu mặn được xem là giải pháp cơ bản, ít tốn kém, giúp nơng dân khắc phục được những khó khăn khách quan để tổ chức sản xuất hiệu quả cao. Qua đó, khai thác hiệu quả tiềm năng vùng đất ven biển tỉnh Tiền Giang vì quốc kế dân sinh. Qua 2 vụ sản xuất với thời gian nghiên cứu 12 tháng bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, thể hiện từ xác định vật liệu thí nghiệm đến khâu làm đất, bố trí thí nghiệm, kỹ thuật canh tác, phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi, phân tích, đánh giá,... ThS. Trần Thị Thanh Thúy và nhóm nghiên cứu đã chọn được 2 giống lúa/10 giống khảo sát có khả năng thích nghi tốt với điều kiện canh tác đất nhiễm mặn ở Tân Phú Đơng vừa có ưu điểm vượt trội so với các
giống khác. Đó là giống lúa: OM5451 và OM6976.
Mới 34 tuổi đời, con đường nghiên cứu khoa học của ThS. Trần Thị Thanh Thúy còn rất dài với những bước khởi đầu hết sức thuận lợi, từ kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá, tuyển chọn giống lúa cao sản thích nghi điều kiện canh tác đất nhiễm mặn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” đã tạo dấu ấn tốt đẹp. ThS. Trần Thị Thanh Thúy cho biết, trong giai đoạn 2013-2017, cô tiếp tục nghiên cứu, đề xuất để Trung tâm Giống nơng nghiệp nói riêng cũng như ngành nơng nghiệp tỉnh Tiền Giang có biện pháp tốt nhất để đưa các giống trên vào sản xuất đại trà tại huyện Tân Phú Đơng thơng qua việc mở rộng các mơ hình tập huấn, hội thảo, trình diễn... Ngồi ra, cịn đề xuất Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh mở các đại lý cung cấp 2 giống lúa này đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân Tân Phú Đông hàng năm.
Từ những đóng góp về ứng dụng thành quả KH&CN vào thực tế cuộc sống cũng như những nỗ lực vượt khó để hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, ThS. Trần Thị Thanh Thúy vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam dịp 19/5/2008, đồng thời trong năm 2014 vừa qua cịn được cơng nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đó là những phần thưởng quý dành cho một kỹ sư trẻ, một đảng viên tâm huyết, có cơng lao giúp nơng dân miền đất mặn Tiền Giang tổ chức lại sản xuất một cách hiệu quả. q
Trong những năm qua, nông dân xã Mỹ Thành Nam (Cai Lậy, Tiền Giang) đã kiên trì thay đổi tư duy kinh tế, áp dụng thành cơng mơ hình trồng lúa GlobalGAP nhằm giải quyết lối ra cho sản xuất. Nhờ vậy, nâng được khả năng cạnh tranh của hạt gạo hàng hóa, vừa tạo chuỗi giá trị bền vững thông qua liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Tại đây, bà con đã hình thành HTX nơng nghiệp Mỹ Thành đạt chứng nhận GlobalGAP. HTX nông nghiệp Mỹ Thành đã
liên kết với Công ty TNHH Tân Thành bao tiêu lúa đạt chuẩn GlobalGAP cho xã viên với giá có lợi nhất, thường cao hơn thị trường khoảng 10%.
Tích cực tham gia sản xuất lúa gạo GlobalGAP, đời sống khấm khá hẳn lên, được công nhận nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu, có ơng Lê Văn Thoại, sinh năm 1953, cư ngụ tại ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, xã viên HTX nơng nghiệp Mỹ Thành. Ơng Lê Văn Thoại cho biết, gia đình ơng canh tác 1,1ha đất trồng lúa. Nơi ông ở thuộc vùng
ngập lũ phía Tây tỉnh, thuận lợi cho sản xuất lúa gạo bởi đất đai màu mỡ, phù hợp trồng lúa năng suất cao mỗi năm 2-3 vụ. Từ khi tham gia làm ăn tập thể theo mơ hình HTX kiểu mới, ơng Thoại nhận thấy nhiều mối lợi, trong đó phấn khởi nhất là thông qua HTX được Công ty TNHH Tân Thành hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP và bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra với giá ổn định cao hơn thị trường. Rõ ràng, đây là cơ hội có một khơng hai bởi ngoài việc được