Tr-ờng Đại học THỦ ĐÔ hµ néi lực quản lý, kinh doanh v.v…) thì càng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao

Một phần của tài liệu tckh-so-1-kh-xa-hoi-va-giao-duc-dh-thu-do-12-2015 (Trang 140 - 142)

- Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học mỗ

140 Tr-ờng Đại học THỦ ĐÔ hµ néi lực quản lý, kinh doanh v.v…) thì càng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao

lực quản lý, kinh doanh v.v…) thì càng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, để quản lý kinh doanh có lãi, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, để vứt bỏ “những cái ung nhọt của xã hội cũ” là tệ quan liêu, nạn tham nhũng, thói lười biếng, lề mề, vơ trách nhiệm” [1, tr.167]. Chỉ có nâng cao được trình độ văn hóa mới bảo đảm cho con người phát triển hết các khả năng của mình, mà “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”, bởi văn hóa chính là động lực cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội.

Có thể nói, đứng trên lập trường tư tưởng Macxit, các quan điểm, đường lối, nhiệm vụ mà Lênin đặt ra đối với lĩnh vực văn hóa nói chung, các hoạt động văn hóa nói riêng có tính biện chứng, tính kế thừa và phát triển rõ ràng, vì thế, nó vẫn có ý nghĩa thời sự, cấp bách, định hướng cho mục tiêu phát triển, nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho con người hiện nay.

Ở Việt Nam, người ý thức sâu sắc nhất về vai trò, giá trị của văn hóa đối với đời sống và tiến bộ xã hội, sự cần thiết, nhanh chóng xây dựng nền văn hóa mới… chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [4, tr.511].

Xác định rõ nội hàm của văn hóa, Người đồng thời phân tích và nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa và kinh tế, chính trị, xã hội: “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới đủ điều kiện phát triển được”. Theo Người, trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý, coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó chính trị và kinh tế là cơ sở, nền móng cho sự phát triển của văn hóa vàvăn hóa đóng vai trị là động lực của sự phát triển, tiến bộ xã hội: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Khi dân tộc bị thống trị, áp bức, văn hóa cũng bị nơ dịch, vì vậy, phải tiến hành cách mạng dân tộc để giải phóng đất nước, giải phóng xã hội, từ đó, giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển: “Xưa kia chính trị bị áp bức, nền văn hóa của ta vì thế khơng nảy sinh được”. Khi đất nước đã được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng, Người đã chỉ rõ kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, vì vậy phải xây dựng kinh tế làm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển văn hóa “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao khơng nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta” [3, tr.13].

Cũng như V.Lênin ngay sau Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng thấy rất rõ rằng, tình trạng văn hóa thấp của quần chúng cùng với nền tảng kinh tế yếu kém sẽ cản trở con đường phát triển của quốc dân đồng bào trong việc xây dựng đời sống mới, xã hội mới. Bởi vậy, tháng 4 năm 1946, Người đã ký sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động đời sống mới và đến tháng 3 năm 1947, Người trực tiếp viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn xây dựng đời sống mới trong mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội. Mục tiêu, nội dung của chương trình xây dựng đời sống mới thực chất là xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Sở dĩ Người dùng cụm từ đời sống mới là bởi khi đó, trình độ nhận thức của nhân dân nói chung cịn thấp, các khái niệm, thuật ngữ trừu tượng như văn hóa, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng… không phải ai cũng hiểu được. Đời sống mới tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, về mục đích, mục đích của việc xây dựng đời sống mới xét đến cùng là “... làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. Thứ hai, về quan điểm, xây

dựng đời sống mới không có nghĩa là phá bỏ hồn tồn, phủ nhận sạch trơn đời sống cũ, tập tục cũ: “Đời sống mới khơng phải cái gì cũng bỏ hết, cái gì cũng làm mới (…). Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà khơng xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [2, tr.94-95]. Sau này, trong nhiều bài viết, bài phát biểu tại các hội nghị trung ương về sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, Người thường nhấn mạnh: “Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”. Rõ ràng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, đóng cửa, khép kín và nó cũng xa lạ với kiểu bắt chước, học địi, lai căng, tự đánh mất đặc thù và bản sắc riêng của mình. Có thể coi các chủ trương kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, kiên quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, tăng cường mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại... của Đảng ta sau này chính là sự cụ thể hóa các quan điểm sâu sắc đó.

Thứ ba, về nội dung, xây dựng đời sống mới tức là xây dựng đạo đức mới, lối sống mới, nếp nghĩ nếp sống mới, trong đó, xây dựng đạo đức mới phải là mục tiêu quan trọng

hàng đầu. Về đạo đức mới, Người nhấn mạnh đến các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính cần có với con người nói chung, cán bộ cơng chức nói riêng. Về lối sống mới, cần xây dựng thái độ, phong cách sống, lao động, làm việc chuẩn mực; phong cách, lối sống mới này sẽ trở thành thói quen mới, dần dần làm thay đổi các thói quen cũ, nếp nghĩ nếp sống cũ. Thứ tư, về cách thức, cán bộ cần phải tu sửa bản thân, làm gương cho dân, tuyên

Một phần của tài liệu tckh-so-1-kh-xa-hoi-va-giao-duc-dh-thu-do-12-2015 (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)