Cơ sở lí luận

Một phần của tài liệu tap-chi-so-55-ban-3-4h47-ngay-13062019 (Trang 49)

Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên lí thuyết về chiến lược học tập ngôn ngữ (language learning strategies) của Oxford đưa ra vào năm 1990. Theo Oxford, chiến lược học tập ngôn ngữ được chia làm hai nhóm là nhóm chiến lược trực tiếp (direct strategies) và nhóm chiến lược gián tiếp (indirect strategies).

Nhóm chiến lược trực tiếp là nhóm chiến lược tiến hành xử lí nhận thức về ngơn ngữ được học, vì vậy có mối liên hệ trực tiếp với ngơn ngữ được học. Nhóm chiến lược trực tiếp bao gồm ba nhóm nhỏ là nhóm chiến lược ghi nhớ (memory strategies), nhóm chiến lược nhận thức (cognitive strategies) và nhóm chiến lược bù đắp (compensation strategies). Trong đó, nhóm chiến lược ghi nhớ hữu ích cho việc đưa thông tin vào ghi nhớ lâu dài, khi giao tiếp cần thì có thể xuất ra từ trong ghi nhớ; nhóm chiến lược nhận thức dùng để hình thành và

chỉnh sửa mơ hình tâm lí nội bộ, tiếp nhận và xuất ra những thông tin về ngôn ngữ được học; nhóm chiến lược bù đắp dùng để bù đắp những khiếm khuyết về kiến thức ngơn ngữ.

Nhóm chiến lược gián tiếp là nhóm chiến lược có tác dụng gián tiếp đến quá trình học tập của người học, thông qua các hoạt động như tập trung chú ý, lên kế hoạch, đánh giá, tìm kiếm cơ hội, kiểm soát sự lo lắng, tăng cường hợp tác…, vì vậy nó có tác dụng phụ trợ đối với việc học tập ngơn ngữ. Nhóm chiến lược gián tiếp bao gồm ba nhóm nhỏ là nhóm chiến lược siêu nhận thức (metacognitive strategies), nhóm chiến lược xúc cảm (affective strategies) và nhóm chiến lược xã hội (social strategies). Trong đó, nhóm chiến lược siêu nhận thức có thể giúp người học kiểm sốt q trình học tập của bản thân; nhóm chiến lược xúc cảm giúp người học kiểm sốt tình cảm, quan niệm và thái độ có liên quan với việc học tập ngơn ngữ; nhóm chiến lược bù đắp thường dùng trong các tình huống giao tiếp, nhằm làm giảm những lo lắng và khó khăn của người học.

Một phần của tài liệu tap-chi-so-55-ban-3-4h47-ngay-13062019 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)