Báo cáo tổng kết C46 năm

Một phần của tài liệu tap-chi-so-55-ban-3-4h47-ngay-13062019 (Trang 67 - 69)

hiểm đều được xem xét, xử lý kịp thời, khách quan. Điển hình, ngày 16/5/2005, được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) Trần Nghĩa Vinh và Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân và 4 bị can khác về các tội lừa đảo, đưa hối lộ, nhận hối lộ, trong vụ bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thái Phong – Thành phố Hồ Chí Minh.3**********************Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân với lực lượng Cảnh sát kinh tế còn thể hiện ở việc các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án thường xuyên có sự trao đổi, thống nhất quan điểm giải quyết để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời mà vẫn khơng làm giảm tính khách quan, công bằng.

- Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp

hội bảo hiểm Việt Nam

Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trao đổi thơng tin, nắm tình hình về đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Điển hình ngày 25 tháng 9 năm 2013, Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam và một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo

“Phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại Nghệ An.4

†††††††††††††††††††††† Lực lượng Cảnh sát kinh tế các địa phương cũng đã phối hợp cùng các doanh nghiệp bảo hiểm đóng trên địa bàn để định kỳ tổ chức kiểm tra, phát hiện vi phạm. Điển hình như Phịng Cảnh sát kinh tế Cơng an thành phố Hà Nội hàng năm đều xây

4

dựng Kế hoạch phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong lĩnh vực các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn; qua đó đã tăng cường quan hệ phối hợp giữa các bên, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp tục củng cố, tăng cường thế trận an ninh nhân dân và quốc phịng tồn dân; góp phần đấu tranh phịng chống tội phạm có hiệu quả.

- Phối hợp với cơ quan Thanh tra bảo hiểm

Trong quan hệ phối hợp với cơ quan Thanh tra của ngành bảo hiểm như Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; lực lượng CSKT đã chủ động trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; phối hợp tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất các doanh nghiệp có dấu hiệu bị trục lợi bảo hiểm nhiều; phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về kinh doanh bảo hiểm qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo xã hội về tầm quan trọng của việc phát hiện, tố giác, xử lý hành vi trục lợi. Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi việc thực hiện Thông tư liên tịch giữa hai lực lượng. Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Bộ Tài chính và Bộ Cơng an đã ban hành thông tư liên tịch số: 35/2009/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.5

‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡

- Phối hợp cơ quan thông tin đại chúng

Lực lượng CSKT đã chú trọng công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

5

Báo cáo tổng kết C46 năm 2009

Công tác truyền thông được triển khai rộng rãi đặc biệt sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, Đài truyền hình, các loại hình báo chí, mạng Internet…để tun truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; phổ biến các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đến quần chúng nhân dân. Trong thời gian qua, những vụ việc do lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra, xử lý đều được thông tin rộng rãi trên báo chí; lần đầu tiên một vụ trục lợi bảo hiểm được phát hiện và xử lý hình sự là vào năm 2005 với trường hợp khách hàng của Tổng cơng ty cổ phần bảo hiểm PJICO; tiếp đó là một loạt các vụ gian lận bảo hiểm khác cũng được thông báo công khai với những phương thức, thủ đoạn tinh vi như vụ tự chặt tay chân để được hưởng quyền lợi bảo hiểm của đối tượng ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vào năm 2015. Thông qua công tác phổ biến, tuyên truyền thơng tin đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như của tồn xã hội đối với cơng tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

1.2.Những hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được, quan hệ phối hợp lực lượng CSKT với các lực lượng khác trong hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm cịn có những tồn tại, hạn chế sau:

- Lực lượng CSKT chưa chủ động phối hợp, trao đổi thông tin, tài liệu với các lực lượng khác trong và ngồi ngành Cơng an. Các bên có liên quan chưa xây dựng được quy chế phối hợp đầy đủ, chặt chẽ. Một số doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan công an

để điều tra, xử lý vụ việc. Việc phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến vi phạm giữa lực lượng CSKT với các lực lượng khác đôi lúc cịn chưa nghiêm túc, khơng thường xun, kịp thời, do đó thiếu chủ động trong cơng tác nắm tình hình, diễn biến hoạt động của loại đối tượng và tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

- Sự phối hợp giữa lực lượng CSKT với các lực lượng khác trong hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ở nhiều địa phương các tỉnh, thành phố cịn mang tính hình thức, đối phó, khơng hiệu quả, kém chất lượng. Nhiều trường hợp, quan hệ phối hợp cịn mang tính chất mệnh lệnh, nhất là khi phối hợp với cấp cơ sở…Từ đó dẫn đến lực lượng được tham gia phối hợp không thoải mái, thiếu sự bình đẳng, thiếu nhiệt tình trong phối hợp nên hiệu quả công tác không cao. Các thông tin, tài liệu trao đổi khi được yêu cầu cung cấp khơng có giá trị phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

- Hình thức trao đổi thơng tin còn nghèo nàn, cứng nhắc, chưa phong phú, linh hoạt, chủ yếu thông qua trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản; chưa có hệ thống, phương tiện cơng nghệ hiện đại, bảo đảm bí mật để trao đổi, cung cấp thông tin nhằm tiết kiệm thời gian, công sức của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trong quá trình phối hợp.

- Trong một số tình huống phối hợp, lực lượng CSKT chưa phát huy tính tích cực chủ động của vai trị chủ thể tiến hành phối hợp như: phân công trách nhiệm không rõ ràng, phạm vi, mức độ phối hợp không cụ thể dẫn đến có trường hợp chồng chéo, trùng dẫm và có những nội dung cịn đùn đẩy nhau… Những tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSKT với các ngành, các lực lượng có liên quan trong phịng ngừa tội phạm và

vi phạm pháp luật về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm dẫn đến hiệu quả của mối quan hệ phối hợp chưa cao, chưa đáp ứng được hết yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho lực lượng Cảnh sát kinh tế cần phải khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu tap-chi-so-55-ban-3-4h47-ngay-13062019 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)