Khi một người tập trung sự chú ý vào đối tượng, kinh nghiệm nhận thức được chia thành: chủ quan và khách quan Tiến trình nhận

Một phần của tài liệu THIEN-TINH-LANG-VIDASSANA (Trang 30 - 32)

nhận thức được chia thành: chủ quan và khách quan. Tiến trình nhận thức chủ quan được cá nhân hóa thành “vật của tơi” hoặc “bản thân của tôi”. Đối tượng được nhận thức bị xa lánh như một “đối tượng bên ngoài”. Điều này dẫn đến một “mối quan hệ cảm xúc” giữa chủ thể và khách thể, kết cục là: đau buồn, than thở, đau đớn, trầm cảm và kiệt sức. Người đau khổ có thể khơng phải lúc nào cũng nhận thấy mình đau khổ. Người đau khổ trong nhiều trường hợp thường coi đau khổ này là một sự hưởng thụ. Ví dụ: đơi lứa u nhau ln đau khổ. Họ hạnh phúc khi ở bên nhau, nhưng xa nhau là đau khổ, nhớ nhung hờn ghen là đau khổ. Họ nghĩ rằng họ đang tận hưởng tình yêu. Trải nghiệm này của những người đang yêu tương tự như trải nghiệm của trẻ sơ sinh với người mẹ. Tình yêu lãng mạn thực chất là cuộc tái tục từ cảm xúc thời thơ ấu giữa mẹ và con.

Điều quan trọng cần lưu ý là Bảy Bước Đến Tỉnh Thức bắt đầu bằng sự quán sát bên trong nội tâm (satipatthāna) và kết thúc bằng tiến trình nhận thức (upekkhā). Thuật ngữ upekkhā này thường được dịch là “sự bình thản”, nhưng cách dịch chính xác hơn là “tiến trình nhận thức”. Lý do cho điều này là thuật ngữ upekkhā bắt nguồn từ upa + ikkhati (upa là bên trong + ikkhati là nhìn thấy). Điều này có nghĩa là "nhìn thấy bên trong” và cần được hiểu là nhìn vào tiến trình nhận thức, thay vì nhìn vào đối tượng được nhận thức. To perceive là nhìn thấy đối tượng và apperceive là nhìn thấy tiến trình nhận thức. Vì vậy, thay vì nhận thức, chúng ta quan sát tiến trình nhận thức.

Page 30/ 135

Thiền Vidassana giải thoát khổ đau

Kinh Mūlapariyāya ủng hộ cách giải thích này: “Cá nhân được giải thoát, và ngay cả Đức Phật thắng tri đất” (pathavin pathavito

abhijānāti). Chính vì cá nhân giải thoát và Đức Phật thắng tri

(abhijānāti) nên các ngài không kết luận rằng đất tồn tại (pathavito na maññati). Sự thắng tri này liên quan đến sự chuyển đổi định kiến sang nhận thức, từ tư duy hiện sinh sang tư duy trải nghiệm.

Tiến trình nhận thức là tập trung sự chú ý vào trải nghiệm, thay vì đối tượng được nhận thức, mang lại sự chuyển đổi định kiến từ “tư duy hiện sinh” sang “tư duy kinh nghiệm”, được gọi là thắng tri (abhiññā). Tư duy hiện sinh là nhận thức về một chủ thể tồn tại và một đối tượng tồn tại. Cùng với sự tồn tại này nảy sinh mối quan hệ xúc cảm giữa chủ thể và khách thể.

Tư duy trải nghiệm chỉ xem xét ở tiến trình nhận thức tạo ra chủ thể và khách thể, và do đó khơng thấy chủ thể hay khách thể hiện hữu thực sự. Khi khơng có chủ thể hoặc đối tượng thực sự, thì khơng có mối quan hệ xúc cảm, và do đó khơng có đau khổ nào được trải nghiệm. Sau đó con người vắng mặt trong thế giới của sự hiện hữu cảm xúc, và con người không thực sự hiện hữu, mặc dù cơ thể được xem là hiện hữu. Nếu con người khơng xúc cảm hiện hữu thì làm sao có thể có nỗi buồn hay cái chết? Đây là Sự Thức Tỉnh Khỏi Giấc Mơ Hiện Hữu (sammā sambodhi). Do thế ngài Bahiya Dharuciriya trở thành một “người giải thốt” hay “người đập tan xiềng xích” (Arahant) ngay sau khi nghe Đức Phật thuyết.

Page 31/ 135

Thiền Vidassana giải thoát khổ đau

GIAI ĐOẠN III: THIỀN

CHƯƠNG l: BẢY BƯỚC ĐẾN THỨC TỈNH

Như vậy, chúng ta đã hồn tất giải thích LÝ DO TẠI SAO và CÁCH NÀO của cấp độ thứ ba, cấp độ nâng cao và cuối cùng trong

hệ thống này và đã nói đến cấp thiền thứ nhất và thứ hai, bây giờ tiếp tục là thảo luận và phân tách về phần CÁI GÌ của hệ thống. Như đã nói trước đó, cấp độ thứ ba của thực hành thiền là tu tập Bảy Bước Đến Sự Thức Tỉnh, kết thúc là sự thức tỉnh khỏi giấc mơ hiện hữu.

Bảy bước đến thức tỉnh như sau:

Một phần của tài liệu THIEN-TINH-LANG-VIDASSANA (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)