- Kāmāvacarasobhaṇacitta
1. Tâm Không Vô Biên Xứ:
Là tâm vô sắc dã chứng và an trứ không vô biên xứ và lấy đối tượng hư không là vô biên làm đề mục tu thiền.
Thắng Pháp Tập Yếu Luận Pháp Tục Đế
82
Khi hành giả đã thuần thục 1 trong các đề mục thiền định kasiṇa dẫn đến chứng đắc thiền sắc giới, nếu vị này đầy đủ ba-la-mật, có tâm nhàm chán đối với sắc thân và mong muốn đạt đến các tầng thiền vô sắc cao hơn.
Tâm thiền dính chặt, lấy hư không hay khoảng trống (ākāsa) để làm đối tượng sau khi xuất khỏi hoàn toàn quang tướng (Paṭibhāganimitta) của 9 đề mục kasiṇa (Trừ ākāsākasiṇa) mà vị ấy đã chứng đắc ở thiền sắc giới, như đề mục đất, v.v…. hoặc sau khi hành giả xuất khỏi hoàn tồn quang tướng, tâm thiền dính chặt lấy hư không trong phạm vi của đề mục kasiṇa làm đối tượng với tính chất “Hư khơng là vơ biên”
Ví dụ như trong một ngơi chánh điện rộng lớn, chư Tỷ kheo đến hành Tăng sự, chư Tăng ngồi đông đúc trong khu vực chánh điện, thì việc xuất khỏi quang tướng của đề mục thiền định kasiṇa tượng tợ như việc chư Tỷ kheo đã đi ra hết khỏi chánh điện, trong chánh điện chỉ còn lại sự trống không. Hành giả chú tâm vào khoảng trống không bên trong chánh điện đó, tức là hành giả chú tâm
(Manasikāra) nghĩ đến hình ảnh chư Tỷ kheo đã biến mất từ trong tâm, để thấy rằng bên trong chánh điện khơng cịn sự xuất hiện của bất kỳ một vị Tỷ kheo nào nữa, chỉ còn lại chỉ là sự rỗng khơng mà thơi. Dẫu có chư Tỷ kheo ngồi đông đúc trong chánh điện đi chăng nữa, cũng khơng cần để tâm đến nhóm Tỷ kheo ấy, mà chỉ chú tâm đặc biệt đến sự rỗng khơng bên trong chánh điện đó mà thơi.
Đối lập với tính chất mà hành giả tinh tấn nổ lực xuất khỏi quang tướng của bất kỳ 1 trong 9 đề mục thiền định kasiṇa (Trừ ākāsakasiṇa), để thấy rằng chỉ có hư khơng hay sự trống rỗng là vơ tận vơ biên, khơng có điểm tận cùng, khơng có bờ mé trong phạm vi của vòng đề mục thiền định kasiṇa với sự chú tâm (Manasikāra) khơng có quang tướng (paṭibhāganimitta) của đề mục thiền định kasiṇa đó nữa, bằng việc niệm tưởng: “Ākāso ananto, ākāsa ananto, ākāso ananto, v.v...; hư không là vô biên, hư không là vô biên, hư không là vô biên, v.v…”. Cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm khơng vơ biên xứ(ākāsāncāyatanacitta) sanh khởi, dính chặt, lấy hư không là vô biên ấy làm đối tượng vững chắc, tức là tâm vị ấy đã chứng và an trú không vô biên xứ. Hành giả cần lưu ý hư không là vô biên chỉ do sự tưởng tượng mà ra và được gọi là kasiṇagghatimākāsā (Hư không phát xuất từ đề mục thiền định kasiṇa).