GIÚP ĐỠ HỌC SINH CÁ BIỆT – HỌC SINH CHƯA NGOAN

Một phần của tài liệu GIAO_VIEN_HIEU_QUA_-_THANG_12_-_2018 (Trang 47 - 50)

- Giáo viên thường phải có bằng thạc sĩ.

GIÚP ĐỠ HỌC SINH CÁ BIỆT – HỌC SINH CHƯA NGOAN

– HỌC SINH CHƯA NGOAN

CÁC EM ĐANG RẤT CẦN SỰ GIÚP ĐỠ!

Có một thực tế cần nhìn nhận rằng, mơi trường sống xung quanh của học sinh hiện nay có quá nhiều cám dỗ, bạo lực, nghi kị và thèm khát. Những điều đó mỗi ngày đều tác động đến các em. Học sinh ngày nay cũng bế tắc, đau buồn và cô đơn hơn rất nhiều. Tại sao điều đó lại xảy ra với các em? Trước hết là trong gia đình, có thể các em khơng có cơ hội được học cách thương yêu và chăm sóc cho bản thân. Nếu cha mẹ biết thương yêu và chăm sóc cho chính mình thì đương nhiên con cái sẽ học được điều đó. Nhiều gia đình, chính cha mẹ cũng khơng kiểm sốt được những khổ đau trong cuộc sống và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi một đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy bản thân em cũng sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lí của các em.

Khi các em đến trường, các thầy cô giáo cũng khơng giúp được cho các em, vì có thể chính thầy cơ cũng có những khó khăn như các bậc cha mẹ. Những áp lực công việc, những lo toan trong cuộc sống khiến cho thầy cô cũng

không đủ thời gian và tâm sức để quan tâm và chia sẻ với từng em học sinh. Một lần nữa, đứa trẻ lại rơi vào trạng thái cô đơn.

Hiện nay, học sinh phải học quá nhiều, học trong trường, rồi lại học thêm. Học đến nỗi không kịp thở, không kịp ăn. Nhưng các em lại chưa được học các phương pháp để quản lí căng thẳng, quản lí cảm xúc và giải tỏa những áp lực. Vì vậy, mỗi khi các em gặp hoàn cảnh bất như ý, các em rất dễ buồn đau, lo lắng và phản ứng lại một cách bạo lực. Khi những điều đó tồn tại và ẩn chứa bên trong của các em, phản ứng của các em là sự sợ hãi, lo lắng, giận dự, bạo lực… Khi đó người lớn chúng ta cũng đừng trách các em tại sao lại có hành vi như vậy. Bởi vì, đơn giản là chưa có ai, kể cả thầy cơ và cha mẹ từng dạy cho em biết nhận diện những “khổ đau trong cuộc sống” và phải làm gì để làm vơi bớt đau khổ trong mình.

phải là điều đơn giản, bởi vì các em khơng dễ dàng nghe lời khuyên của ai đó. Nhiều em tỏ ra bất cần nhưng chính những em này lại là những em cần nhiều tình thương nhất. Có thể các em khơng nhận được tình thương từ gia đình và những người khác. Khi đó chỉ có tình thương u mới giúp được cho các em. Tình thương chân thật là chìa khóa của phương pháp giáo dục những học sinh cá biệt.

Tình thương chân thật được làm nên từ chất liệu của sự thấu hiểu. Thầy cơ giáo cần tìm hiểu hồn cảnh sống, những khó khăn, vướng mắc, thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của các em. Chúng ta cần học cách lắng nghe – hãy lắng nghe các em nói. Lắng nghe bằng cả tấm lịng chứ khơng phải bằng sự phê phán, chỉ trích, buộc tội. Đừng phân biệt các em với những học sinh khác. Những cách xưng hô như “học sinh cá biệt”, “vô học”, “bất trị ”, “hư hỏng” – những lời nói đó rất dễ làm các em tổn thương và phản kháng mạnh hơn.

nhiều thời gian và kiên nhẫn. Không phải hôm nay mình khuyên thì ngày mai mình bắt các em phải thay đổi ngay lập tức. Những học sinh cá biệt là những em dễ bị thầy cô la rầy nhiều nhất, dễ bị bạn bè xa lánh nhất. Chúng ta nghĩ rằng, khi làm như vậy học sinh sẽ thay đổi. Nhưng kết quả thì hồn tồn ngược lại. Vì vậy, khi tiếp xúc với những em này, thầy cơ nên tìm cách khích lệ và khen ngợi nhiều hơn là la rầy. Khi các em được khích lệ và khen ngợi thì các em sẽ tiếp tục ni dưỡng những điều tốt đẹp đó. Và mỗi khi những điều tốt được ni dưỡng và làm lớn mạnh lên thì những điều xấu tự nó được thay đổi, chuyển hóa.

Những học sinh cá biệt sẽ chỉ nghe lời người nào biết lắng nghe thật lịng và sử dụng ngơn ngữ hòa ái với chúng. Phương pháp chuyển hóa học sinh chưa ngoan nằm trong hai từ: thấu hiểu và yêu thương. Con đường của hiểu biết và thương yêu là con đường đưa tới hạnh phúc chân thực.

Dạy học sinh bình thường khó một, dạy học sinh cá biệt, chưa ngoan khó hơn gấp nhiều lần. Học sinh cá biệt thường rơi vào trường hợp như hiếu động quá mức, bị rối nhiễu nhận thức, rối loạn hành vi, hành vi bộc phát, bạo lực, vô tổ chức. Trong một tiết dạy, mọi hoạt động dạy học đều bị những học sinh này phá vỡ, chủ yếu thời gian của giáo viên là quản lớp và xử lí vi phạm. Nhiều trường học áp dụng phương pháp gom hết đối tượng học sinh chưa ngoan vào một lớp. Đây quả là cơn ác mộng đối với các thầy cô giáo. Trước đây, mỗi khi vào lớp học như vậy tôi đều cảm thấy ái ngại. Những tiết dạy ấy là khoảng thời gian kinh khủng đối với tơi. Thậm chí, có lúc tơi cực đoan nghĩ rằng, nếu chỉ dạy những lớp như vậy chắc tơi sẽ bỏ nghề. Có thật nhiều va vấp, xung đột trong giao tiếp, trong quan hệ với những học sinh cá biệt. Chính điều đó đã giúp tơi nhận ra một ngun tắc là: nếu cứ quẳng vào các em những lời la mắng, quẳng vào các em những cau có, bực bội, giận dữ, trách móc, buộc tội…thì vơ tình càng gieo thêm cho các em những thái độ và hành vi bạo động, bất kính. Quẳng những thái độ tiêu cực, bạo động của bản thân mình vào các em thì cũng sẽ được các em đáp

lại trả bằng thái độ tiêu cực, bạo động dù là trực tiếp hay gián tiếp. Cảm xúc tiêu cực khơng bao giờ chuyển hóa được cảm xúc tiêu cực, trái lại nó càng thêm thắp những tiêu cực để tàn phá thân tâm, tàn phá những mối quan hệ tốt đẹp. Muốn dạy học được những em học sinh này, phải có sự thấu hiểu các em. Cách thấu hiểu thật đơn giản. Chỉ cần đặt ra một câu hỏi: “Tại sao các em lại trở nên như vậy?” Khi đặt ra câu hỏi này, tôi mới bắt đầu hiểu hơn về gia cảnh các em. Hóa ra lớp học quậy phá nhất là lớp học có nhiều học sinh thiếu thốn tình thương nhất. Có em mồ cơi ba, có em mất mẹ, có em từ nhỏ phải sống với cậu, với bác, với bà ngoại, có em bố mẹ li di, có em bị bố mẹ bỏ rơi, có em thường xuyên phải sống trong cảnh bạo lực gia đình, có em được bố mẹ dùng tiền để thay thế cho sự quan tâm, có em đang sống cùng với một ơng bố giang hồ…Các em quậy phá, nổi loạn, bất cần là bởi các em thiếu thốn tình yêu thương. Các em học sinh cá biệt không cần kiến thức quá cao siêu, các em cũng đâu cần bằng cấp nọ kia. Điều các em thực sự cần và khát khao là được thấu hiểu và được yêu thương.

Nhiều phụ huynh nghĩ trường học là một cái máy, chỉ cần bỏ ra một đống tiền rồi nhét đứa trẻ hư hỏng vào đầu này, sang đầu bên kia thành ngay một đứa trẻ ngoan ngoãn và gửi lại về cho họ. Trường học quá bận rộn với việc học tập và thu cử. Cơ chế dạy học buộc các thầy cô phải nhồi nhét kiến thức để học sinh làm bài thi được điểm cao. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất, tiếp xúc và hỗ trợ để nuôi dưỡng sự phát triển thân tâm lành mạnh cho các em. Thế nhưng giáo viên chủ nhiệm chỉ có 1 tiết sinh hoạt cuối tuần để trò chuyện cùng các em. Giáo viên chủ nhiệm cũng phải dạy học bộ mơn và kiêm nhiệm các cơng việc hành chính và giáo dục khác trong trường. Có thể học sinh được thầy cơ u thương, được lắng nghe và chia sẻ nhưng khi trở về với gia đình đầy những bạo động, sầu khổ thì mơi trường ấy lại khiến các em trở lại với trạng thái thương tổn. Có rất nhiều gia đình tan nát bởi nhiều lí do khác nhau : vì rượu, vì ma túy, vì đói nghèo, vì danh lợi, vì tham vọng tiền bạc, vì sắc dục, vì nghi ngờ, ghen ghét… Nhiều đứa trẻ bị bao

XIN PHỤ HUYNH HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG THẦY CÔ!

Chúng ta chỉ là một giáo viên, chúng ta không thể thay đổi được tất cả. Nhưng có một thứ chúng ta có thể làm đó là mang đến cho các em tình yêu thương - điều mà các em thiếu thốn. Tình thương đích thực dựa trên sự thấu hiểu. Tơi tin rằng tình thương đích thực có thể điều hịa được tâm tính. Có tình thương chân thực là có sự thấu hiểu, có tình thương là có sự bao dung, khơng phân biệt, kì thị. Có thấu hiểu và yêu thương, bạn sẽ tìm thấy con đường dạy học, phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp. Phương pháp ấy không hề có trong một giáo trình nào cả, phương pháp hiệu quả chỉ có thể tìm thấy từ chính sự thấu hiểu và tình u thương trong tâm bạn. Dạy học sinh cá biệt với sự thấu hiểu và yêu thương, thầy cô cần cố gắng học cách đối thoại với các em một cách nhẹ nhàng, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân và cố gắng chỉ tặng các em những cảm xúc tích cực của bản thân mình, những cảm xúc có thể ni dưỡng sự thấu hiểu và tình yêu thương. Hãy trao gửi cho các em nụ cười, thầy cô sẽ nhận được nụ cười từ các em. Khi có học sinh biểu hiện những hành vi khơng hợp lí trong tiết học như: làm việc riêng, ngủ gật, ăn quà vặt, chuyển chỗ ngồi, trêu chọc bạn bè, không ghi bài, không chú ý bài học, gục đầu xuống bàn…, thầy cô hãy hạn chế cách đáp trả bằng thái độ tức giận, bạo động, đe dọa và tìm cách xử lí, kết tội đích đáng. Phản ứng tức giận hay bạo động về ngôn ngữ hoặc hành vi chẳng giải quyết được vấn đề mà còn làm tổn thương mối quan hệ thầy – trò, khiến học sinh bị kỉ luật và bất mãn, khiến bản thân mình phải tức tối, phiền muộn…Thay vì dùng uy quyền của người thầy để xử phạt các em (như ghi sổ đầu bài, nêu

tên trước cờ, hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh…), thầy cô hãy tạo ra cho mình một quyền lực khác để giáo dục các em – quyền lực của tình yêu thương chân thực. Khi gặp một học sinh có xu hướng chống đối lời nhắc nhở của thầy cô, thầy cô hãy tiến tới chỗ ngồi của em đó với thái độ nhẹ nhàng. Hãy tặng cho em ấy một nụ cười chân thành và từ bi. Thầy cơ có thể hỏi về cảm xúc hiện tại của em học sinh đó và cùng những chỉ dẫn rất nhẹ nhàng: Em đang có vấn đề gì à? Em có muốn chia sẻ với thầy khơng? Em có muốn giải thích về hành động khơng đúng đắn vừa rồi của em không? Phản ứng của em vừa rồi là khơng đúng đắn lắm đâu! Em có thể chia sẻ cùng thầy những khó khăn hay những bức xúc của em? Em có cần đến phịng Ngồi n để tĩnh tâm một chút khơng? Em có cần ra ngồi rửa mặt khơng? Em hãy lên phòng Ngồi Yên chờ thầy sau tiết học! Thầy có thể giúp gì được cho em? Nếu học sinh đưa ra những địi hỏi vơ lí, hãy nhẹ nhàng giải thích cho học sinh hiểu địi hỏi của em khơng hợp lí, khơng phù hợp trong lớp học, trong tiết học này. Bên cạnh đó, khi đã thấu hiểu được những nỗi niềm, những tâm sự của học sinh, giáo viên cần đưa ra cách thức giải quyết vấn đề của em học sinh ấy một cách thiết thực sao cho hợp lí và hợp tình. Lời khuyên giống như tuyết vậy

Càng rơi nhẹ nhàng Càng đọng lại lâu Và càng thấm sâu Vào trong tâm trí

(Samuef Taylor)

quanh bởi môi trường đầy rẫy những độc tố của khổ đau, của cám dỗ, của hận thù, nghi kị, của bạo động và thèm khát…khiến em ấy luôn sống trong tình trạng bị thường tổn trầm trọng và chai sạn tâm hồn. Giáo dục trong nhà trường sẽ trở nên rất khó khăn nếu quý phụ huynh thay đổi, tạo nên mơi trường hỗ trợ giáo dục tồn diện con em mình. Xin quý phụ huynh hãy giúp đỡ chúng tôi, giúp đỡ chính con em mình. Đây là lời kêu gọi từ đáy lịng bằng tình u thương và sự tâm huyết. Chúng ta phải nói câu đó lên bằng trái tim mình trong mỗi buổi họp phụ huynh, trong mỗi lần gặp gỡ phụ huynh. Phải nói một lần, hai lần, mười lần, một trăm lần, một ngàn lần cho đến khi phụ huynh hiểu được vai trò của họ trong công tác giáo dục các em. Học sinh chính chính là con, là em của chúng ta – là thân tâm thứ hai của ta nên ta phải quan tâm đến các em. Và thực sự các em học sinh cá biệt đang rất cần sự thấu hiểu và yêu thường từ cha mẹ và thầy cô.

Một phần của tài liệu GIAO_VIEN_HIEU_QUA_-_THANG_12_-_2018 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)