2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.3. Giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Bàn về vai trị của GD, trong lịch sử đã có nhiều người đề cập tới. Khổng Tử (551-479 trCN) đã nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri đạo”. Hồ Chủ tịch trong bài Nửa đêm có viết: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do GD mà nên.
Có ba loại GD: GD gia đình; GD nhà trường và GD xã hội. Mỗi loại GD có chức năng, vai trị, thế mạnh riêng mà khó có thể thay thế, thậm chí khơng thể thay thế.
- GD gia đình đóng vai trị nền tảng cho GD nhà trường và GD xã hội, được thực hiện ngay khi đứa trẻ chào đời, thậm chí ngay từ khi trong bụng mẹ, GD gia đình tác động mạnh mẽ đến đứa trẻ nhất là những năm đầu đời. Nếu GD gia đình tốt thì tạo ra nền tảng tốt, ngược lại, nếu GD gia đình khơng tốt hoặc có những sai lầm sẽ tạo ra khó khăn cho GD nhà trường.
- GD nhà trường có vai trị định hướng cho GD gia đình và GD xã hội, đồng thời là cơ quan chuyên trách GD, được tổ chức khoa học vì vậy nó mang lại hiệu quả cao, nhất là trong việc phát triển năng lực của trẻ mà GD gia đình và GD xã hội khó thay thế được.
- GD xã hội hỗ trợ và thúc đẩy những tác động của gia đình và nhà trường.
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD to lớn, nếu phối hợp chặt chẽ, thống nhất về mục đích, phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
Vai trò chủ đạo của GD, đặc biệt là GD nhà trường thể hiện ở những nội dung sau:
- Vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đồng thời tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện q trình đó tiến đến kết quả mong muốn. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục, được tổ chức khoa học, phù hợp với các quy luật phát triển của con người, vì vậy nó loại trừ bớt những yếu tố bất lợi và phát huy được yếu tố tích cực. Đứa trẻ tham gia q trình này từ khi cịn nhỏ cho đến khi trở thành một công dân và kể cả thời gian sau đó, vì vậy tránh được q trình mị mẫm, mất nhiều thời gian, cơng
Nếu khơng có GD của nhà trường, nhân cách trẻ có hình thành và phát triển được không? Thê mạnh, ưu điểm của GD nhà trường là gì, tại sao muốn có nhiều cơ hội đề thành tài, nhất thiết phải đến trường học?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
sức mà vẫn có thể chiếm lĩnh giá trị của nhân loại, biến nó thành giá trị của bản thân một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất.
- GD có thể trang bị cho trẻ những phẩm chất và năng lực khơng chỉ để thích ứng với hồn cảnh hiện tại mà cịn có thể thích ứng với hoàn cảnh sẽ gặp trong tương lai. Đây là tính đi trước, đón đầu của GD. - GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác, đồng thời có thể mang lại những tiến bộ trong sự hình thành và phát triển nhân cách mà các yếu tố di truyền, môi trường khơng thể mang lại được. Ví dụ, nhờ tác động của GD mà con người có thể làm được những loại toán phức tạp, trở thành kỹ sư, bác sỹ, nghệ sỹ…
- GD có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất đi lệch chuẩn mực xã hội.
- GD là con đường hữu hiệu để phát huy những tiềm năng, tố chất bẩm sinh thành năng lực hiện thực.
- GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với người khuyết tật và thiểu năng vì nhiều ngun nhân. Nhờ có sự can thiệp sớm, có phương pháp GD phù hợp, cùng sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật mà có thể giúp họ phần nào phục hồi chức năng đã mất, phát triển các chức năng bù trừ khác, giúp họ phát triển nhân cách, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng..
- GD cịn có khả năng chi phối, tác động tới các yếu tố khác (như mơi trường) theo hướng tích cực để từ đó tác động đến việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nói cách khác, GD chỉ đạo và cải tạo mơi trường GD theo hướng tích cực, tạo ra mơi trường GD thuận lợi.
Kết luận:
Muốn hình thành và phát triển nhân cách theo con đường đúng hướng nhất, gắn nhất, nhanh nhất, có hiệu quả nhất thì phải có GD, đặc biệt là GD nhà trường. Tuy nhiên GD khơng phải là chìa khóa vạn năng, chỉ là công cụ hữu hiệu nhất, GD không thể tách rời các yếu tố sinh học, môi trường, hoạt động của cá nhân. GD chỉ có thể thực hiện được và đạt kết quả tốt khi dựa trên các yếu tố đó và kết hợp tốt với các yếu tố đó. GD chỉ giữ được vai trị chủ đạo khi tổ chức khoa học, dựa trên các cơ sở khoa học về con người. Phải biến được GD là những tác động bên ngoài trở thành tự GD, làm cho cá nhân có ý thức tự GD, tự hồn thiện mình trên tất cả các phương diên vì người có GD thực sự là người biết tự GD.