Tiêu chuẩn của nuơi trồng thủy sản bền vững

Một phần của tài liệu giao_trinh_nuoi_trong_thuy_san (Trang 30 - 31)

Chương 2 NUƠI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG

1. HỆ THỐNG SẢN XUẤT BỀN VỮNG

1.6. Tiêu chuẩn của nuơi trồng thủy sản bền vững

1.6.1. Bảo vệ mơi trường nuơi tốt

- Xử lý các chất thải từ nghề nuơi: Các chất lắng đọng hữu cơ làm thay đổi các thành phần và chất lượng nước ao nuơi, và chất tồn dư trong nuơi trồng do sử dụng các hĩa chất, thuốc thú y hay thức ăn cơng nghiệp. Cần xử lý tốt các chất thải để tránh ơ nhiễm mơi trường.

- Quản lý các đối tượng nuơi, phát huy tính đa dạng sinh học (biodiversity), đặc biệt các động thực vật, chú ý đến động thực vật phù du. Mật độ nuơi các đối tượng hợp lý trên một diện tích mặt nước, đồng thời phải tổ chức tạo nguồn thức ăn tự nhiên và phát huy chuỗi thức ăn tự nhiên.

1.6.2. Tổ chức hệ thống sản xuất và quản lý trang trại cĩ hiệu quả cao

- Phát triển nuơi trồng thủy sản theo nơng hộ.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở nuơi cĩ qui mơ lớn: Các cơ sở nuơi trồng cĩ qui mơ lớn thường cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị sản xuất nhưng đĩ là những cơ sở cĩ chứa nhiều phế thải, mật độ nuơi tập trung cao. Cần quản lý chặt chẽ các cơ sở nuơi trồng này về các mặt quy vùng sản xuất, xây dựng các cơ sở để xử lý các chất thải, ngăn ngừa dịch bệnh.

1.6.3. Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên sinh học bền vững

Cần cĩ một sự hài hồ giữa một bên tạo ra sản phẩm tối đa và một bên tạo ra sản phẩm tối ưu.

- Về giống: Bảo tồn và sử dung quỹ gien của các lồi thủy hải sản. Chú ý bảo tồn các đối tượng bản địa, nhất các lồi đặc hữu đã thích ứng lâu đời với điều kiện sinh thái của địa phương. Tạo các dịng bằng cách nhân thuần, tăng cường tạo giống mới và phát huy tiềm năng di truyền tốt của các đối tượng nuơi.

- Về thức ăn: Tạo ra và sử dụng các nguồn thức ăn khơng cạnh tranh và khơng gây nên hiện tượng cùng chung miền hay chuỗi thức ăn. Lưu ý sử dụng các loại thức ăn của địa phương sẵn cĩ.

- Về thú y thủy sản: Phịng chống các bệnh cĩ thể lây lan nhanh. Làm tốt cơng tác dịch tể thú y thủy sản và quản lý tốt các bệnh theo qui định của tổ chức thú y thế giới (OIE).

1.6.4. Tổ chức nghiên cứu cĩ ý nghĩa thực tiễn cao

Cần thực hiện phương châm: Cùng nghiên cứu với người nơng ngư dân và nghiên cứu cho họ. Ngồi các phương pháp nghiên cứu truyền thống, cần thiết áp dụng các phương pháp nghiên cứu cải tiến;

- Điều tra nhanh nơng thơn (RRA) hoặc điều tra nhanh nơng thơn cĩ sự tham gia của người dân (PRA).

- Nghiên cứu nuơi trồng thủy sản trên trang trại (On farm aquculture research) trong hệ thống nuơi trồng thủy sản.

- Sử dụng nghiên cứu trường hợp (casestudies).

1.6.5. Cĩ chế độ chính sách phù hợp và khuyến khích phát triển

Nhà nước cần cĩ chế độ chính sách để thực hiện các vấn đề nêu trên. Đồng thời nhà nước chú ý: Quy hoạch các vùng nuơi trồng thích hợp và tập trung giải quyết tốt đầu ra: Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

1.6.6. Đảm bảo sức khoẻ con người tốt

Hệ thống sản xuất thủy sản cần phải đáp ứng được nhu cầu của con người về sức khỏe. Người sản xuất phải khoẻ mạnh, người sử dụng sản phẩm thủy sản phải an tồn. Đặc biệt là khả năng đề kháng tự nhiên của con người và các động vật thủy sản khơng bị ảnh hưởng, sức đề kháng ngày càng tốt với bệnh.

Một phần của tài liệu giao_trinh_nuoi_trong_thuy_san (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)