Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 30 - 59)

1.4. Nội dung và nguyên lý quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng qua

1.4.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các

Kiểm soát TMĐT là tổng thể những hoạt động của cơ quan QLNN nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ những cơ hội phát triển TMĐT nhằm đảm bảo cho hoạt động TMĐT tuân theo đúng các định hƣớng, mục tiêu phát triển TMĐT đã đề ra.

1.4.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giaodịch TMĐT dịch TMĐT

Các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận khơng trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

- Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thƣơng mại điện tử Nếu thƣơng nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thƣơng mại trên website thƣơng mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó đƣợc coi là tiến hành trên phạm vi cả nƣớc.

- Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hoạt động thƣơng mại điện tử

a) Ngƣời sở hữu website thƣơng mại điện tử bán hàng và ngƣời bán trên website cung cấp dịch vụ thƣơng mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thƣơng mại điện tử là ngƣời tiêu dùng dịch vụ thƣơng mại điện tử và là ngƣời tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do ngƣời bán trên website này cung cấp;

c) Trƣờng hợp ngƣời bán trực tiếp đăng thơng tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thƣơng mại điện tử thì thƣơng nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thƣơng mại điện tử và thƣơng nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

- Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thơng qua thƣơng mại điện tử

Các chủ thể ứng dụng thƣơng mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1.Thực trạng phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2016 - 2021

2.1.1. Giai đoạn thương TMĐT hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức

Thị trƣờng TMĐT hiện đang trở thành một hình thái kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đặc biệt trong năm 2020, trƣớc ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh thì thị trƣờng TMĐT đã trở thành kênh kinh doanh hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa giao dịch đƣợc với khách hàng, vừa đảm bảo các yêu cầu trong phòng chống dịch. Đánh giá về thị trƣờng TMĐT giai đoạn 2015-2019 cho thấy, số ngƣời tham gia mua sắm trực tuyến tăng liên tục từ 30,3 triệu ngƣời lên 44,8 triệu ngƣời, tăng bình quân 10,3%/năm. Giá trị mua sắm trực tuyến của một ngƣời cũng tăng từ 160 USD lên 225 USD, tăng bình quân 8,8%/năm. Doanh số TMĐT bán lẻ B2C tăng từ 4,07 tỷ USD lên 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc. Tỷ lệ ngƣời dân sử dụng Internet tăng từ 54% lên 66%. Bƣớc sang năm 2020, TMĐT khơng chỉ duy trì đà tăng trƣởng mà cịn bứt phá mạnh mẽ, trở thành mơ hình kinh doanh quan trọng giúp các doanh nghiệp đối phó với đại dịch Covid-19 và phát triển kênh phân phối mới, đóng góp vào thành cơng trong tăng trƣởng dƣơng của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo năm 2020, quy mô thị trƣờng TMĐT có khả năng lên tới 13 tỷ USD.

Điểm sáng và đáng chú ý của thị trƣờng TMĐT Việt Nam trong thời gian qua là sự tham gia sâu hơn, rộng hơn với việc đầu tƣ mạnh mẽ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng TMĐT Việt Nam. Cụ thể, năm 2018, SBI Holdings của Nhật Bản đã rót thêm vào Sendo 51 triệu USD; kế đến Alibaba cũng đã đầu tƣ thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á và SEA tăng thêm 1.200 tỷ đồng tƣơng đƣơng 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Việc các doanh nghiệp lớn nƣớc ngoài đổ vốn vào thị trƣờng cho thấy sức hút và tiềm năng phát triển của thị trƣờng TMĐT Việt Nam. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp lớn nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng TMĐT cũng đang tạo ra sự cạnh tranh về chiếm lĩnh thị phần giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Tham gia thị trƣờng TMĐT với việc mua bán qua các website TMĐT đã trở thành hoạt động phổ biến của doanh nghiệp và cộng đồng. Các loại hàng hóa, dịch vụ thƣờng đƣợc ngƣời tiêu dùng mua trên mạng đứng đầu là hàng hóa/dịch vụ khác chiếm 59%;

đứng thứ hai gồm dịch vụ spa và làm đẹp với Nhạc/video/DVD/ Game cùng chiếm 45%; thứ ba là dịch vụ tƣ vấn, đào tạo trực tuyến chiếm 38% và thấp nhất là thiết bị đồ dùng gia đình chiếm 6%... Năm 2019, giá trị mua sắm trực tuyến của ngƣời tiêu dùng từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 26%; trên 5 triệu đồng chiếm 25% và từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm 23%.

Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trƣởng Thƣơng mại Điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 đƣợc dự báo ở mức 43%, đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có nền TMĐT tăng trƣởng nhanh nhất khu vực. Thƣơng mại điện tử đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số trong thời gian tới.

2.1.2. Hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT giai đoạn từ năm 2016 - 2021

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trƣởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) quý I/2021 ƣớc tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trƣớc, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra khơng ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, ngƣời dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .

Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, giai đoạn 2020- 2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng của thƣơng mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định ở mức 18%, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD.

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; theo đó, các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tăng cƣờng năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thƣơng mại điện tử để các doanh nghiệp có khả năng chống chọi với dịch bệnh Covid – 19 đang là nhóm giải pháp đƣợc ƣu tiên triển khai từ quý IV/2021.

Hình 2. 1: Quy mơ thị trƣờng TMĐT bán lẻ tại Việt Nam (2016-2020)

(Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2021) Qua các năm số lƣơng ngƣời tiêu dùng mua sắm trực tuyến ngày một tăng, đến 2020 đã có 49,3tr ngƣời, ƣớc tính giá trị mua sắm trực tuyến của một ngƣời trung bình rơi vào khoảng hơn 200USD.

Con số đƣợc đƣa ra tại Báo cáo chỉ số thƣơng mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa đƣa ra tại sự kiện Diễn đàn Toàn cảnh thƣơng mại điện tử Việt Nam - VOBF 2021, diễn ra sáng nay 20/4.

Báo cáo cho biết, tốc độ tăng trƣởng trung bình của thƣơng mại điện tử giai đoạn 2016- 2019 hoảng 30%. Quy mơ thƣơng mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trƣởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mơ 15 tỷ USD.

Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục đƣợc củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021, cho biết một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác công cồng ngƣời tiêu dùng mua săm trực tuyến tăng nhanh.

Kết hợp cả hai yếu tố trên dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì đƣợc sự ổn định và tăng trƣởng tốt, bao gồm bản lẻ hàng hóa trực tuyến, gọi và và đồ ăn, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến. Ƣớc tính chung năm 2020 thƣơng mại điện tử nƣớc ta tăng trƣởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Báo cáo chỉ số thƣơng mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thƣơng mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mơ trên 14 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn cơng nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trị chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%.

Báo cáo này cũng dự đốn tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thƣơng mại điện tử nƣớc tai đặt 52 tỷ USD.

Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến, theo khảo của VECOM sản lƣợng bƣu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trƣởng bƣu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lƣợng.

Trong Quý II/2021, báo cáo từ iPrice Group cho thấy thứ hạng các doanh nghiệp TMĐT đa ngành trong bản đồ TMĐT Việt Nam bắt đầu có sự chuyển dịch. Ngồi ra, nghiên cứu số liệu từ Google chỉ ra rằng nhu cầu tìm kiếm cửa hàng thiết yếu trên mơi trƣờng online tăng mạnh.

Kết quả sau Quý II/2021, theo số liệu của iPrice Group và SimilarWeb, tổng số lƣợt truy cập vào top 50 website mua sắm trong bản đồ TMĐT Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt hơn 1,3 tỷ lƣợt, cao nhất từ trƣớc đến nay. Số liệu cũng cho thấy lƣợt truy cập trong Quý II/2021 tăng 10% so với Quý I/2021.

Sàn TMĐT đa ngành Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lƣợt truy cập website với 73 triệu lƣợt truy cập trong quý này, tăng 9,2 triệu lƣợt so với Quý I/2021. Sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada Việt Nam vƣơn lên hạng 2 trong “cuộc đua tứ mã” về lƣợt truy cập website các sàn TMĐT đa ngành. Theo đó, lƣợt truy cập website trung bình của Lazada Việt Nam tăng 14% so với ba tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lƣợt truy cập.

Hình 2. 2: Vị thế của sản phẩm Việt Nam trên các sàn giao dịch TMĐT

( Nguồn: iPrice)

Quy mô và tiềm năng của ngành TMĐT tại Việt Nam từ lâu đã đƣợc biết đến. Sách trắng Thƣơng mại điện tử 2021 từ Cục Thƣơng mại điện tử và Kinh tế số cho biết hiện có đến 49,3 triệu ngƣời tiêu dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Cộng với hoạt động giãn cách xã hội diễn ra trên diện rộng thời gian qua và thực tế các chuỗi cung ứng truyền thống nhƣ chợ bị tê liệt thì TMĐT càng đóng một vai trị quan trọng. Hồi tháng 9, một báo cáo của Công ty thanh toán Visa cho thấy những con số hết sức ấn tƣợng: có đến 87% ngƣời tiêu dùng Việt đƣợc khảo sát hiện mua sắm trực tuyến giao hàng tận nhà và có đến 82% trải nghiệm các dịch vụ này lần đầu tiên là sau khi đại dịch xảy ra. Có thể thấy, TMĐT trong mùa dịch khơng cịn đơn thuần là một sự lựa chọn trong số các kênh phân phối mà đã trở thành yếu tố sống còn để các doanh nghiệp trong nƣớc vƣợt khó và tiếp tục phát triển.

Tuy vậy, đáng lo ngại khi các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn đang rất loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối này. Khi nghiên cứu top các mặt hàng đƣợc tìm mua từ các sàn TMĐT thơng qua việc đếm số lƣợt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice đã phát hiện ra thực tế là các sản phẩm mang thƣơng hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt

hàng đƣợc tìm mua trên sàn TMĐT trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Ngƣợc lại, có đến 83% số sản phẩm đƣợc quan tâm nhất trên các sàn TMĐT là hàng ngoại nhập.

Đáng lo ngại hơn khi con số này cịn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021.

Cụ thể, tỷ lệ hàng hóa mang thƣơng hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020. Trong đó, khi so sánh giữa các sàn, thƣơng hiệu Việt đƣợc tìm mua nhiều nhất trên sàn TMĐT Sendo với tận 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến trên sàn Sendo là hàng Việt Nam, theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).

Bƣớc sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thƣơng hiệu trong nƣớc chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng tìm mua, cho thấy một sự suy giảm rõ so với năm trƣớc. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%).

Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lƣợng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt.

Tiki là sàn duy nhất trong bốn sàn bắt buộc tất cả ngƣời bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vơ hình chung làm giảm một lƣợng nhà bán chun nhập hàng ngoại về bán lại và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nội.

Trong khi đó, Sendo ghi dấu ấn trong năm 2021 với các chƣơng trình Gian Hàng Việt phối hợp cùng Bộ Cơng Thƣơng và tích cực xúc tiến đƣa nơng sản các tỉnh trên cả nƣớc lên sàn trong mùa dịch. Lãnh đạo Sendo gần đây cũng không giấu mong muốn biến sàn này thành địa chỉ kinh doanh trực tuyến của các thƣơng hiệu Việt Nam.

Dẫu vậy, thực tế số liệu đã cho thấy việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt là một mặt nhƣng để hàng Việt phổ biến hơn trên TMĐT thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nƣớc.

Hình 2. 3: Thứ hạng 4 sàn TMĐT Việt Nam phổ biến trong Quý II/2021

( Nguồn: iPrice)

Trong khi đó, lƣợt truy cập trung bình vào website của hai sàn thƣơng mại điện tử đa ngành nội địa Tiki và Sendo có sự giảm nhẹ, lần lƣợt đạt 17,2 và 7,9 triệu lƣợt.

Nhƣ vậy, trật tự các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử đa ngành tốp đầu ở Quý II/2021 đã có

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 30 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w