DỨT TÍCH HỒNG HẬU VĀSULADATTA

Một phần của tài liệu PHẨM CHUYÊN NIỆM (APPAMĀDA VAGGA) (Trang 32 - 35)

Ngoài hai bà chánh cung và thứ cung, Hồng đế Udena cịn có một người ái phi tên là Māgandiyā (Tam Địa), sau khi nàng tiến cung, được vua Udena phong làm Hoàng hậu thứ ba.

Nghe nói, nàng nầy người gốc Kuru, con dịng Bà la mơn, cả cha và mẹ nàng cùng trùng một tên với bà là Māgandiyā. Bà có một người chú (Cūḷapitu) cũng tên là Māgandiyā.

Tiểu thư Māgandiyā có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, đẹp như là tiên nữ giáng trần, mặc dầu đã có nhiều bậc vương tơn cơng tử, con nhà quyền quý đến cầu hơn. Tiểu thư vẫn cịn treo giá ngọc vì phụ thân nàng chưa kén được rể đồng sàng. Ơng nói ngay: “Các cậu khơng xứng với con gái ta”. Khiến cho bọn người rắp ranh bắn sẻ tỉu nghỉu rút lui, về sau khơng cịn ai dám nuôi hi vọng được làm chồng của tiểu thư nữa.

Một bữa nọ, theo lệ thường vào lúc tinh sương, Đức Bổn Sư dùng tuệ nhãn quan sát thế gian, thấy ông Bà la mơn Māgandiyā với vợ ơng, đều có căn lành có thể đắc quả A Na Hàm trong ngày hơm ấy. Vì thế, Ngài tự mang y bát một mình ngự đến ngơi đền thờ thần lửa của ông Bà la môn ở ngoại ô thị trấn.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 210 Ngắm nhìn tướng hảo quang minh siêu phàm tuyệt sắc của Đức Như Lai. Ơng Bà la mơn nghĩ thầm: “Trên đời nầy nhất định khơng có cậu trai nào khác có thể sánh cặp với cậu trai nầy. Cậu nầy thật xứng đôi vừa lứa với con gái ta, ta sẽ dắt con gái ta ra tại đây mà gả không cho cậu”.

Nghĩ vậy, ông Bà la mơn kêu Đức Bổn Sư và nói:

- Nầy ơng Sa mơn! Lão có một đứa con gái mà lâu nay lão vẫn kén rể đồng sàng, nhưng chưa gặp cậu trai nào có thể sánh duyên cùng con gái lão, nay lão gặp ơng nếu đem so ơng với nó thì hai đàng thật là xứng đôi vừa lứa, sắc cầm hảo hiệp. Vậy ông hãy đứng đây chờ, lão về dắt con gái ra mà gả cho ông.

Đức Bổn Sư im lặng, không đáp lời chi cả, ông Bà la môn lật đật chạy về gọi bà vợ: “Bà ơi! Bà à! Ta đã gặp được chàng rể xứng đáng với nhà ta, bà lo trang điểm con gái lẹ lẹ lên đi”. Khi tiểu thư đã trang điểm tươm tất rồi, ông Bà la môn với vợ dắt con gái chạy ra kiếm Đức Bổn Sư. Khắp cả châu thành đều xôn xao náo động, dân chúng bàn tán rằng: “Ơng lão nầy lúc trước rêu rao là khơng có ai xứng đáng với con gái của lão và không chịu gả con cho ai hết cả. Bây giờ phát thinh nói: “Hơm nay lão đã gặp được người xứng với con gái lão. Để ta tới xem mắt chàng rể quý của ông lão xem ra sao?”.

Thế là, người nọ rủ người kia, họ ùn ùn chạy theo ông Bà la môn. Khi ông Bà la môn dắt con gái đến chỗ hẹn với Đức Bổn Sư, thì Ngài khơng cịn đứng ở chỗ đó nữa, nhưng Ngài có lưu lại một dấu chân, trước khi sang qua đứng ở chỗ khác.

Pháp Phật thật là kỳ diệu vô cùng, sau khi đã nguyện, chư Phật dậm chân lên tại chỗ nào thì ngay tại chỗ ấy có dấu bàn chân của Ngài in hình rõ rệt, cịn ở những chỗ khác ngồi chỗ nguyện thì khơng thấy dấu vết chi cả.

Vả lại, những dấu chân của chư Phật khơng ai có thể xóa nhịa, dầu cho người ấy có phép hơ phong hốn vũ, đảo hải di sơn, khiến cho gió táp mưa sa, tượng dày thú đạp đi nữa để làm mất dấu Phật tích nầy cũng khơng thể được.

Khi ấy, bà Bà la môn hỏi chồng: “Chàng rể đâu?”. - Cậu ấy mới vừa đứng đây, sao bây giờ đi đâu rồi?

Vừa nói, ơng Bà la mơn đưa mắt nhìn quanh, thấy dấu chân Đức Phật, ông bảo bà: “Đây dấu chân cậu ấy ràng ràng đây”.

Bà Bà la môn vốn là người thông suốt ba bộ kinh Phệ Đà (Veda), rành về khoa tướng số, nên lẩm nhẩm duyệt lại những bài kệ “thân tướng”, xem kỹ dấu chân Đức Phật, rồi quyết đốn rằng: “Nầy ơng Bà la môn, dấu chân nầy không phải là của người phàm tục đâu!”.

Rồi bà đọc kệ rằng:

“Rattassa hi ukkuṭikaṃ padaṃ bhave, Duṭṭhassa hoti sahasānupīḷitaṃ; Mūḷhassa hoti avakaḍḍhitaṃ padanti, Vivaṭṭachadassa idamīdisaṃ padanti”.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 211

“Đầu chân túm người đầy tham dục, Dấu lõm sâu phàm tục xấu xa,

Dấu kéo lê, tánh la cà,

Dấu nầy hiển lộ, quả là chánh tâm”.

Ơng Bà la mơn vội ngăn vợ: “Thôi thôi hãy dẹp mấy câu chú ngữ của bà đi, đừng có giở giọng thầy bói nói đui, hít tới hít lui, hít ra kẻ trộm nằm trên máng xối…”.

- Nầy ông Bà la mơn! Ơng muốn nói chi thì nói, chớ dấu chân nầy, theo tơi nhận biết, thì khơng phải của người đắm nhiễm ngũ trần.

Ơng Bà la mơn ngó quang quất, trơng thấy Đức Bổn Sư thì kêu lên: - Cậu ấy đây rồi.

Ông ta đi ngay đến chỗ Đức Phật và gọi: “Nầy ông Sa môn lão đem con gái lão ra mà gả không cho ông đây”.

Đức Bổn Sư không đáp ngay: “Ta cần hoặc ta không cần dùng con gái của ông”. Ngài ôn tồn bảo rằng: “Nầy ông Bà la môn, để Như Lai kể lại cho ông nghe một câu chuyện”.

- Ơng Sa mơn kể đi.

Thế rồi, Đức Bổn Sư nhắc lại lộ trình hành đạo của Ngài, từ khi mới phát đại nguyện xuất gia cho tới khi cảm thắng Ma vương dưới cội Bồ Đề và kết luận: “Dưới gốc cây Bồ Đề, Như Lai đã vượt qua ngũ dục ấy rồi”.

Thấy chuyện trên đây chưa dứt được nỗi ưu phiền tuyệt vọng của ông Bà la môn, Đức Bổn Sư giảng thêm chuyện ba cô Ma nữ, con gái của Ma vương đã từng dùng kế mỹ nhân để cám dỗ Ngài một cách vơ ích: “Khi ấy Như Lai cũng chẳng cịn thèm nữa là”. Nói rồi, Đức Bổn Sư ngâm kệ rằng:

“Disvāna taṇhaṃ aratiñca rāgaṃ, Nā hosi chando api methunasmiṃ; Kimevidaṃ muttakarīsapuṇṇaṃ, Pādāpimaṃ samphusitaṃ na iccheti”.

“Khát vọng, tật đố, dục tình, Đã từng bạo dạng trêu hình mà chơi.

Chán chường bướm lả ong lơi, Xá chỉ phẩn uế đầy người thế a.

Chớ mong đây đó hiệp hịa,

Dầu đưa chân đụng cũng là chẳng ưng”.

Bài kệ vừa dứt, cả hai ông bà Bà la mơn đều chứng đắc A Na Hàm quả, cịn tiểu thư Māgandiyā bị chạm tự ái, nên sanh lòng thù hận mà buộc oan trái với Đức Bổn Sư: “Nếu Sa mơn nầy khơng cần ta thì ơng ta nên nói ngay là ơng khơng cần ta mới phải. Sao ông lại miệt thị ta là phẩn uế đầy người với mức sang giàu trẻ đẹp như ta, nguyện sao ta đạt đến địa vị mẫu nghi thiên hạ, cao quý tột phẩm triều đình, để chừng ấy ta sẽ liệu phương chước mà hạ nhục Sa môn Gotama nầy mới được”.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 212 (Đức Bổn Sư biết hay không biết việc tiểu thư Māgandiyā kết buộc oan trái với Ngài vì bài kệ trên đây? Cố nhiên là Ngài biết chớ lẽ nào không, Ngài biết mà tại sao Ngài ngâm kệ ấy?

Vì Ngài muốn tiếp độ cho hai người kia, bao giờ cũng vậy chư Phật chỉ thuyết pháp tế độ cho chúng sanh chứng đắc đạo quả mà thôi, chớ không phải để gây oan trái).

Ơng Bà la mơn Māgandiyā dắt tiểu thư đến gởi nhà chú út của tiểu thư là Cūḷa Māgandiyā, bảo bọc chu toàn. Rồi cả hai người đến xin xuất gia với Đức Bổn Sư và về sau đều đắc quả A La Hán.

Ông Cūḷa Māgandiyā sau khi nhận lãnh trách nhiệm thành toàn giai ngẫu cho tiểu thư Māgandiyā thì suy tính rằng:

- Cháu gái ta, nếu đem gả cho kẻ thấp hèn dân dã thì khơng xứng đáng. Chỉ có bậc vua chúa mới xứng với nó mà thơi.

Nghĩ rồi, ơng bèn đưa cháu gái lên thành Kosambi, mua sắm đủ thứ thời trang lộng lẫy để tô điểm cho tiểu thư thêm mỹ lệ, dắt tiểu thư hiến nạp vua Udena và tâu rằng: “Muôn tâu Thánh thượng, bảo nữ (Itthīratana) nầy xứng với chúa thượng, hạ thần mong ân chúa thượng doãn nạp”.

Vua Udena thấy tiểu thư Māgandiyā quả là một trang quốc sắc thiên hương, bèn đem lòng sủng ái vua cấp cho năm trăm cung nữ theo hầu tiểu thư, phong cho tiểu thư làm Hoàng hậu thứ ba, được dự vào hàng mẫu nghi thiên hạ.

Một phần của tài liệu PHẨM CHUYÊN NIỆM (APPAMĀDA VAGGA) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)