Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trên đây do sự giới hạn về số liệu và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Vậy trong tương lai chúng ta cần nghiên cứu việc phát triển và mở rộng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu

có thể vận dụng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

• Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, vận chuyển nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm.

• Cần tiếp tục nghiên cứu phát triển đa dạng hơn nữa về chủng loại cũng như mẫu mã của các loại thực phẩm. Phát triển đa dạng hình thức kênh phân phối gắn liền với từng thị trường.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua, việc kinh doanh và phân phối mặt hàng thực phẩm thiết đã trở thành một trong những ngành phát triển mũi nhọn trong công cuộc phát triển của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia. Mặc dù kinh doanh trong một thị trường rộng lớn, cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngồi, song cơng ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức đã đạt được những thành cơng đáng khích lệ. Với gần 20 năm hoạt động, Tân Đức đã vươn lên trở thành một trong những nhà phân phối thực phẩm thiết yếu lớn và uy tín tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, doanh thu và sản lượng tăng cao với tốc độ lớn, hàng hóa cung cấp cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là những vấn đề phức tạp như nguồn cung thực phẩm cũng như thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Bên cạnh đó là vấn đề về nguồn vốn để đổi mới kĩ thuật công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng quy mô phân phối. Yêu cầu của các đối tác ngày càng cao khiến cơng ty đang rất khó khăn trong việc sản xuất ra các sản phẩm vừa đủ tiêu chuẩn lại có giá cả phải chăng để đủ sức cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trên cả nước. Từ thực tế đó địi hỏi cần phải có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động phân phối mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên thị trường nội địa.

Đề tài “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách

nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” đã phần nào phản ánh thực trạng kinh phát triển

thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức trong giai đoạn 2018 - 2020, thơng qua đó nhằm đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do những hạn chế về tiếp cận dữ liệu thống kê cũng như năng lực nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết cần khắc phục, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học để vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Thân Danh Phúc (2011) – Tập bài giảng Kinh tế thương mại Việt Nam, Bộ môn Kinh tế thương mại, trường Đại học Thương Mại.

2. TS.Thân Danh Phúc - Giáo trình Quản lý Nhà nước về Thương mại, Trường Đại

học Thương Mại.

3. PGS.TS Hà Văn Sự - Trường Đại học Thương Mại (2015), Giáo trình Kinh tế thương

mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

4. Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn việt nam – Nhà xuất bản Công Thương

5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức năm 2018 – 2020.

6. ISO 22000 - Hệ thống quản lý an tồn thực phẩm 7. Tạp chí thương mại

8. Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP 9. Các trang web:

https://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe.html https://www.gso.gov.vn/

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w