Là mơn thể thao thế mạnh được sự đầu tư khá kỹ lưỡng, tuy nhiên, Đội Cử tạ tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện do ảnh hưởng bởi điều kiện cơ sở vật chất. Theo ghi nhận của chúng tôi tại nhà tập, đa phần dụng cụ tập luyện đều đã cũ, một số bị hư hỏng, phịng tập thì hẹp nên đội phải phân ca tập. Tất cả đều chỉ trên nền đất hay nền xi măng được lót đệm cao su. Ngoài những quả tạ giá rẻ, khác xa với chuẩn quốc tế, các đô cử - vốn phải
chịu hàng trăm tấn trọng lượng hàng tháng - khơng hề có các thiết bị bổ trợ. HLV Nguyễn Thị Thiết cho biết: Hiện đội tập luyện trong tình trạng thiếu băng keo, quấn cổ tay, dầu xoa làm nóng khởi động, thiếu giầy, quần áo tập luyện chuyên môn và chỉ hưởng mức dinh dưỡng 150 ngàn đồng/ngày. Đặc biệt là trong giai đoạn tập huấn và thi đấu, việc bổ sung thực phẩm chức năng, bổ sung Vitamin, muối khoáng, can xi cho các VĐV cịn hạn chế, thậm chí là hồn tồn khơng có.
So với các môn thể thao khác, việc tập luyện của VĐV cử tạ nặng nề hơn rất nhiều với giáo trình tập luyện từ thứ hai đến chủ nhật. Phải có dịp quan sát q trình tập luyện của các VĐV cử tạ mới thấu hiểu và cảm nhận được hết những khó khăn, khổ luyện mà các VĐV phải trải qua. Do yêu cầu duy trì thể lực cao của mơn cử tạ nên các VĐV Đội Cử tạ tỉnh được tập luyện với cường độ 2 buổi/ngày (sáng từ 8 giờ - 10 giờ, chiều từ 14 giờ 30 phút - 17 giờ). Khi chuẩn bị vào giải đội tập luyện với cường độ cao hơn, thêm 1
buổi tập tối (18 giờ 30 phút - 19 giờ 30 phút). Trao đổi với HLV Trưởng đội Cử tạ tỉnh Nguyễn Xuân Long cho biết: “Do đặc thù của bộ môn Cử tạ, các VĐV phải nâng hạ các khối tạ lớn có khi lên đến cả trăm ký nên ai cũng mồ hôi nhễ nhại, mệt mỏi. Việc hoàn thành giáo án huấn luyện đối với VĐV nam đã khó, các VĐV nữ cịn gặp khó khăn hơn rất nhiều. Khi chọn môn Cử tạ, các VĐV nữ cũng đã chấp nhận đánh đổi vóc dáng của mình, do cơ thể dần “nở nang” sau quá trình tập luyện lâu dài”.
Đội Cử tạ tỉnh cịn gặp khó khăn về tạo nguồn VĐV. Ông Nguyễn Xuân Long cho biết thêm: “VĐV cử tạ thường được tuyển chọn khi còn ở độ tuổi rất nhỏ (lớp 5), do là môn thể thao nặng nên phụ huynh của các em khơng muốn con mình tham gia vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này nên việc tìm kiếm, tạo nguồn VĐV gặp rất nhiều khó khăn. Ban huấn luyện phải trực tiếp tuyển chọn ở khắp các huyện, thị trên toàn tỉnh. Việc tuyển và đào tạo VĐV đạt thành tích đã khó nhưng việc giữ chân VĐV có thành tích lại càng khó”n