Giải đáp nghi vấn

Một phần của tài liệu BÁT QUAN TRAI GIỚI THẬP GIẢNG (Trang 69 - 71)

D. Phương pháp thọ trì

F. Giải đáp nghi vấn

Việc thọ trì Bát Quan Trai Giới như trên đã thuật, cịn như lý do tất yếu phải thọ trì, nếu không hiểu biết rõ ràng, vẫn dễ bị ngoại dun lơi kéo, nên sau khi thọ trì khó giữ được tâm khơng lui sụt. Vì vậy, nơi các điểm dễ sanh hoài nghi, phương tiện lập nên sáu điều vấn đáp để giải thích cho rõ.

Hỏi: Tất cả luật văn đều do Phật dạy, vậy sao đồng một sự việc, hoặc Khai hoặc Già, mỗi luật có khác? Chỉ e trải qua nhiều đời, sự truyền thọ từ người này qua người khác, chư Tăng khó tránh được thiên ý nên chưa chắc đã hoàn toàn phù hợp Phật ý!

Ðáp: Từ kim khẩu tuyên thuyết, Ưu Ba Ly tụng lời dạy của Như Lai vừa đủ

80 lời, gọi là Bát Thập Tụng Luật, từ Ca Diếp đảnh thọ truyền đến Ưu Bà Quật Ða khoảng hơn trăm mười năm, chưa từng khác nghĩa. Ðến vua A Dục hội Tăng kiết tập, người nào cũng dẫn lời thầy của họ, có khác, có đồng, nên phân làm hai bộ Tăng Kỳ và Thượng Tọa. Sau đó, khoảng hai trăm năm, lại chia ra làm mười tám bộ, nhưng chỉ có bốn bộ truyền vào xứ Chấn Ðán (Trung Quốc). Trong đó, khinh, trọng, khai, già tuy có bất đồng, nhưng đều từ Phật nói ra. Phật cũng từng tun đốn bằng bài kệ: “Mười tám cùng nhị bổn, tất từ Ðại Thừa ra, không thị cũng không phi, nơi vị lai phát sanh”. Kệ này làm chứng khơng cịn hồi nghi gì nữa. Do căn tánh chúng sanh thích dục, mỗi người mỗi khác, Như Lai tùy nghi thuyết pháp, phổ ứng quần cơ, giúp cho ai cũng thọ trì được, và thấm nhuần pháp ích. Như thầy thuốc theo bệnh cho thuốc, há lại có thể chỉ dùng một phương thôi sao? Người sau ai theo thầy nấy do thấy biết không rộng. Mỗi người chấp theo một lời, song chắc chắn vô nghi đều do từ kim khẩu Phật tuyên thuyết.

2. Nghi vấn hai:

Hỏi: Cơng đức trì trai chắc chắn như vậy, song chỉ một ngày một đêm mà đạt được đủ mọi sự phúc báo như trên đã nói, thật ngồi sức tưởng tượng của tâm lượng kẻ phàm phu, nên thật khó sanh tín tâm.

Ðáp: Kinh nói: “Chúng sanh nghiệp lực không thể nghĩ bàn, quả báo cũng

không thể nghĩ bàn”. Chúng ta đương nhiên chỉ có thể từ tín mới vào được thâm nghĩa này. Trí phần của chúng ta không thể hiểu được, nhưng theo công dụng giới mà nói, khi thọ giới đem thiện pháp này nạp vào thân tâm, do tâm nghiệp lực kết thành giới thể, khởi đại công dụng dẫn thành hậu tập. Nơi các điều lỗi có thể nhớ giới, có thể trì nên có thể phịng được. Tâm vô biên nên giới cũng vô biên. Tâm vô tận nên giới cũng vô tận. Như thọ một giới bất dâm, liền nơi tận hư không, biến pháp giới, hiện tại, vị lai, hết thảy nam nữ sanh tâm không xâm phạm cùng sanh công đức giới. Thọ giới bất sát liền nơi tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai hết thảy thánh phàm, sanh tâm không não hại cùng sanh công đức giới. Các giới khác cũng vậy. Mỗi một giới lượng như pháp giới, nên trì một giới phúc đồng hư khơng. Kinh nói: “Trì giới một ngày đêm công đức không cùng tận”. Do

nhân như vậy được quả như vậy. Sự đã phải đến vậy, lý tất đương nhiên, suy rộng ra, một ngày đêm rồi lại một ngày đêm, ắt một tức một của nhiều. Vậy trí giả phải cố gắng.

Một phần của tài liệu BÁT QUAN TRAI GIỚI THẬP GIẢNG (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)