CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Biểu hiện liên văn hóa trong tiểu thuyết nữ hải ngoại Việt Nam đương đạ
4.2.2. Sự thay đổi chiều kích thời gian
4.2.2.1. Thời gian đồng hiện
Theo nghĩa đen đồng hiện là cùng thể hiện, cùng hiện diện. Trong sáng tác, đây chỉ là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc về kết cấu tác phẩm, một yếu tố thuộc về hình thức. Nó là một trong những thủ pháp tạo ra được lối kết cấu độc đáo. Thời gian đồng hiện có nghĩa là trong một khoảng thời gian nhất định các sự kiện, các tình tiết, các nhân vật (hay các nét tính cách của nhân vật) đan xen xuất hiện nhằm làm rõ diễn biến nội tâm, hoặc khái quát nội dung cốt truyện. Để xây dựng thời gian đồng hiện, thời gian niên biểu trong tác phẩm được các nữ nhà văn liên tục phá vỡ tính trật tự hoặc mờ nh nó đi. Người đọc như chìm vào dịng chảy bộn bề và miên man của ý thức nhân vật mà nơi đó q khứ - hiện tại - tương lai hồ lẫn, xen lồng vào nhau. Đọc tác phẩm, ta có thể thấy rằng cả ba thời điểm của quá khứ, hiện tại và tương lai đã được các tác giả đan cài vào nhau một cách khéo léo mở ra nhiều chiều hướng thời gian giúp người đọc khám phá nhiều nhất, nhanh nhất các vấn đề về nhân vật và tư tưởng tác phẩm.
Sống với thời gian nhiều chiều, nhân vật trong tiểu thuyết nữ hải ngoại luôn bị bủa vây bởi quá khứ - hiện tại - tương lai. Lan Chi trong Tìm trong nỗi nhớ chỉ có thể là mình khi sống với/bằng ký ức. Ký ức như một màn sương mỏng, chỉ có thể cảm nhận, khó có thể gọi tên, mà nếu có lỡ chạm vào thì cũng rất dễ trơi đi: “Nỗi nhớ là một hạnh phúc và một cực hình khơng sao dứt bỏ được của cuộc sống tha hương. Thời gian là một đồng minh và một kẻ thù luôn cặp kè bám theo nỗi nhớ. Với thời gian, nỗi nhớ trở thành thấm thía hơn trong máu thịt và mờ nhạt hơn trong hình ảnh. Đơi lúc, nó là một cảm giác nhức nhối khơng tên gọi, khơng đường nét. Cũng có khi, trái lại, nó hiện ra có tên có hình cụ thể nhưng kèm theo một dư vị bẽ bàng: tôi thấy mình nhớ hương hoa sữa đường Nguyễn Du, Tháp Rùa in bóng nước, dáng cong của cầu Thê Húc, liễu rủ chiều Hồ Tây…” [56, tr.203]. Cô nhớ về tuổi thơ, về mối tình đầu ngọt ngào, về quãng thời gian nhọc nhằn, và cả về nỗi nhớ của mình. Tìm trong
nỗi nhớ như hành trình tìm lại chính mình, vá víu những ước mơ, khát vọng mà cuộc sống thực không thể thỏa mãn cô.
Trong Và khi tro bụi (Đồn Minh Phượng), trên chuyến tàu kiếm tìm ý nghĩa sự sống, câu chuyện về An Mi với nỗi đau mất chồng dần được hé lộ khi người đọc sắp xếp, kết nối lại các sự kiện theo dịng ký ức của cơ. Có lẽ câu chuyện bắt đầu khi An Mi chỉ mới chừng hơn hai mươi tuổi và chị nằm xuống cùng sự tiếc nuối khi đã gần ba mươi. Thời gian câu chuyện diễn ra trong vòng khoảng vài ba năm. Nhưng bằng kỹ thuật chen dòng thời gian ký ức, tâm lý, tác giả đã đưa người đọc khắc khoải theo những đớn đau trong suốt gần ba mươi năm của cuộc đời chị. Cảm giác tận cùng đớn đau nhất có lẽ là những phân đoạn thời gian mà ký ức trôi dạt trong nỗi nhớ về người chồng đã khuất của An Mi “Có khi tơi nghĩ tơi khơng cịn nhớ anh. Nhưng có khi tự nhiên, một khoảnh khắc kỳ lạ chợt trở về. Không phải là một câu chuyện, mà chỉ là một khoảnh khắc ngắn và rõ ràng” [72, tr.10]. Tâm lý của An Mi gấp khúc đan xen, đi về giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong nỗi nhớ da diết chân thực về người chồng đã khuất. Trong ranh giới giữa sự sống và cái chết, An Mi mới thức tỉnh, dòng thời gian về ký ức chạy liên tục trong ý thức của An Mi với tất cả sự hối hận, tiếc nuối níu giữ. Đó là ký ức êm đềm về cha, mẹ, em gái, đó là ký ức khốc liệt với bom rơi, đạn nổ, đất trời rung chuyển. Ngay trong giờ phút sắp trơi ra ngồi sự sống, nhân vật như trơi trong chính các chiều kích thời gian của cuộc đời mình, có điều, ngay giờ phút này, thời gian tương lai là thứ mà cô không bao giờ chạm được đến nữa. Không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật thường tìm về ký ức, thời gian đã mất, mà vì cuộc sống thực tại đơn điệu, nhàm chán, vô vị, lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác, đến nỗi họ thỉnh thoảng muốn từ chối cả chính sự tồn tại của bản thân. Kỹ thuật thời gian đồng hiện chính là cách để nhà văn có thể khai thác được tận cùng những diễn biến tâm lý phức tạp này.
Trong Vân Vy, thời gian được Thuận diễn tả đa chiều cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự đan cài, chồng chéo giúp người đọc dần hiểu hơn về quãng đời của Vy. Các tuyến nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật dần lộ diện sau lát cắt của thời gian đồng hiện. Bên cạnh câu chuyện trung tâm của Vy, các câu chuyện nhỏ của anh Cả, cô Trinh, B cũng được lồng vào nhằm bổ sung mạch tư tưởng của tác phẩm cũng
được khắc hoạ khá nét. Đặc biệt những quan hệ chồng chéo giữa Vy với chồng và những người tình được tác giả biểu đạt thành công qua thủ pháp đồng hiện thời gian, giúp cho người đọc hình dung ra được mối quan hệ đan xen phức tạp của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện đại. Thời gian trong tác phẩm bị bẻ vụn ra từng khoảnh khắc nhỏ với nhiều sự kiện khác nhau được lắp ghép đa dạng. Trong những khoảnh khắc đồng hiện ấy các thân phận nhập cư hiện lên nhỏ bé, vụn vỡ với nỗi ưu tư, âu lo riêng của mình. Thời gian trong tác phẩm ln tạo cảm giác dồn nén, cắt rời, đứt gãy không chỉ là nỗi ám ảnh đối với những thân phận tha hương mà còn tạo hiệu ứng dồn nén đối với cả người đọc.
Thời gian đan xen, xáo trộn, đồng hiện là những đặc trưng thời gian nghệ thuật thường được bắt gặp trong tiểu thuyết của Thuận. Ngoài Vân Vy thì T mất tích, Chinatown, Paris 11 tháng 8 cũng dày đặc những chi tiết về thời gian đồng hiện. Toàn bộ tác phẩm Chinatown chỉ diễn ra trong vòng ba tiếng. Nhưng rồi, từ ngưng đọng của thời gian và không gian đóng kín, ngột ngạt ấy những dịng ký ức của nhân vật "tôi" bùng nổ suốt hơn 200 trang của tiểu thuyết, diễn tả toàn bộ những biến cố trong đời, những không gian tha hương từ Hà Nội - Leningrad - Paris. 39 năm ròng rã trong cuộc đời của nhân vật "tôi" được nhà văn dồn nén chỉ trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi. Trong T mất tích, thời gian tuyến tính ln bị phá vỡ để nhường chỗ cho thời gian đa chiều, cho thời gian tâm lý. Mọi sự việc, câu chuyện được kể lại thông qua suy nghĩ của nhân vật “tôi”, nhân vật vừa kể chuyện ở hiện tại, vừa lại ngối nhìn về quá khứ làm cho mạch kể bị đứt gãy, chồng chéo, đan xen. Thể nghiệm mới này của Thuận vừa thể hiện sự cách tân hiện đại về mặt hình thức về thể hiện nhân sinh quan mới mẻ của Thuận trong việc phản ánh thế giới khách quan và tư duy về con người trong thế giới đương đại. Thuận đã tạo một nét riêng cho phong cách sáng tác của mình khi sử dụng kỹ thuật về thời gian đồng hiện để miêu tả đời sống nội tâm siêu phức tạp của con người trong thế giới hiện đại. Kỹ thuật tự sự phân khúc, ghép mảng về thời gian của nhà văn mang đến cho người đọc nhận thức rõ hơn về tầng ý nghĩa của tác phẩm: cuộc sinh tồn của những phận đời di dân thiếu tính liên kết, phân rã, bất trắc và nhiều hoang mang.
Thời gian trong Tiểu thuyết đàn bà của nhà văn Lý Lan cũng chỉ kéo dài bốn - năm ngày, xung quanh sự việc Liễu bị mất tích. Nhưng khoảng thời gian đó chứa đựng câu chuyện dài của cả một dịng họ, trong đó ám ảnh người đọc là câu chuyện về những đàn bà với định mệnh bị bỏ rơi. Bắt đầu từ khi Bà Tổ Mọi gặp gỡ người đàn ông của cuộc đời mình; để rồi lại bị bỏ rơi khi người đàn ơng đó định dắt theo đứa con trai về đồng bằng. Đến những số kiếp buồn bã lặng câm như bà ngoại, một đời chỉ biết ru những đứa cháu gái bằng những bài đồng dao sầu muộn, mênh mang, cho tận cuối đời cũng khắc khoải về sự mất tích của đứa cháu gái. Rồi những Liễu, Thoa và ngay cả Không Bé số mệnh cũng không tươi sáng, hanh thông. Rất nhiều trường đoạn, nhân vật trơi trong dịng tâm lý với sự đồng hiện thực tại - quá khứ - tương lai… “Mưa vẫn cịn mưa ngồi kia. Thoa đến bên cửa sổ, nắm lấy song sắt. Làm sao bẻ vụn những song sắt? Làm sao đạp nát những bức tường? Làm sao xoá được khoảng cách? Làm sao đến được bên anh? Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra. Tiếng ca bị dập xuống, ngoi lên, gãy gục, vươn tới, nát tan. Làm sao được ở bên anh lúc đó? Lời trái tim vọng ra rồi vọng lại từ những bức tường đá nhà tù khiến cho lồng ngực chực nổ tung, khiến cho đầu óc quay cuồng điên loạn. Làm sao? Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly. Làm sao? Bàn tay Thoa siết chặt song sắt đến khi chị tốt mồ hơi. Chị đã bất lực. Anh đang bị hành hạ bên kia bức tường. Chị đang bất lực.
Không Bé đang đau khổ bên kia đại dương. Làm sao? Chị bất lực. Làm sao ôm được Khơng Bé vào lịng? Làm sao chạm được bàn tay anh. Làm sao nhìn được vào mắt nhau mà dặn dò: Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời!”
[43, tr.65]. Chỉ trong cùng một đoạn văn mà tác giả đã để nhân vật Thoa liên tục đi về giữa ba lớp khơng gian: căn hộ ở Sài Gịn thời hậu chiến - nhà tù và không gian của Khơng Bé phía bên kia bờ đại dương. Kết nối ba khơng gian đó là hai chiều kích thời gian ký ức và hiện tại dày đặc luân phiên thay đổi, đan xen nhau.
Kỹ thuật đồng hiện thời gian cũng chính là một trong những cách tân độc đáo của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Những dòng thời gian đứt nối, xuôi ngược, đồng hiện đã tạo ra những khoảng trống người đọc tự bổ khuyết, lấp đầy. Sức mạnh của kỹ thuật này là giúp cho nhà văn khai thác sâu nhất, từng ngõ ngách nội tâm con người, đồng thời hấp dẫn người đọc khi khám phá tác phẩm trong tâm thế tự kết nối, tự chiêm
nghiệm. Thời gian đồng hiện giúp cho nhân vật dễ dàng đi về trong hai thế giới cuộc đời mình: một là ký ức quê hương hạnh phúc (hoặc khổ đau), ấm êm (hoặc bão lửa); hai là hiện thực trong thân phận di dân nhỏ bé, yếu ớt chỉ toàn thấy bất hạnh, tổn thương. Và dù là q khứ như thế nào đi nữa thì đó vẫn là những ký ức mà những phận đời trôi dạt nơi xứ người ln mong mỏi, trăn trở, tiếc nuối, hồi vọng tìm về. Qua thời gian đồng hiện, sự trần thuật nữ giới trong tác phẩm của các nhà văn nữ hải ngoại Việt Nam đương đại trở nên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng vừa sắc bén, tinh tế. Nó phù hợp với sự phức tạp, đa cảm, phân vân, đa đoan đặc trưng cho nữ giới. Yếu tố liên văn hoá cũng từ đây mà ngày càng đậm nét trong tác phẩm của các nhà văn nữ hải ngoại Việt Nam đương đại.
4.2.2.2. Thời gian sự kiện
Trong khái niệm thời gian trần thuật, thời gian sự kiện là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ trước sau, nhân quả. Thời gian sự kiện có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Trong thời gian sự kiện, người ta chia hai lớp thời gian: thời gian tiền sử và thời gian cốt truyện. Thời gian tiền sử thường được kể bổ sung, thuyết minh thêm cho nhân vật; thời gian cốt truyện thì được trần thuật liên tục, tạo cảm giác vận động cho tác phẩm. Sự kiện được hiểu ở đây là sự kiện lịch sử, xã hội, sự kiện cuộc đời, sự kiện cá nhân… Sự kiện lịch sử gợi về ký ức của dân tộc, đó cũng là một trong những nguyên do khiến nhân vật phải rời xa quê hương xứ sở, sự kiện cá nhân gợi giải những diễn biến cuộc đời và phản chiếu nội tâm nhân vật. Vì lẽ đó, quan tâm đến thời gian sự kiện chính là quan tâm đến những yếu tố đang tác động trực tiếp, hiện thực đến cuộc đời và nội tâm nhân vật. Những yếu tố sự kiện hiện tại là nền tảng để nhân vật mở ra chiều kích thời gian tâm lý, dịng ý thức, đóng vai trị quan trọng như một điểm tựa để nhân vật bộc lộ toàn cảnh cuộc đời mình.
Thời gian vật lý trong Chinatown bắt đầu từ lúc nhân vật tôi bước vào tàu điện ngầm: “Đồng hồ đeo tay chỉ số mười. Thằng Vĩnh nhỏm dậy kêu mỏi. Nó ngủ trong tàu điện ngầm. Đầu ngả vào vai tơi. Tàu đến một ga nhỏ thì dừng lại. Mười lăm phút rồi vẫn khơng nhúc nhích” [91, tr.5], đến khi kết thúc tác phẩm chỉ vỏn vẹn trong vịng hai - ba tiếng “Tơi vẫn khơng biết nên ngồi đợi hay ra bắt xe buýt mà đi tiếp. Đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai” [91, tr.243]. Giữa khoảng thời gian đó, nhân vật "tơi" bị kẹt
cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe điện ngầm ngoại ơ Paris vì có nghi ngờ đồn tàu bị đánh bom. Hai tiếng đồng hồ thôi nhưng câu chuyện được diễn tả liền một mạch suốt 238 trang sách không chương hồi. Thời gian sự kiện trở thành nguyên cớ cho thời gian tâm lý phát triển, trong hai tiếng đó là một cuộc độc thoại nội tâm bất tận, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại đến thành ám ảnh. Diễn tả cuộc sống đơn điệu, chán ngắt, tù đọng, quẩn quanh của một phụ nữ Việt Nam tha hương ngổn ngang những hồi ức cùng sự vô nghĩa lý cuộc đời: “Khơng phải vơ tình mà chiếc đồng hồ mang hình trịn. Mỗi ngày trơi qua, cứ tưởng là đang tiến về phía trước nhưng trên thực tế, đã quay lại vị trí ban đầu. Cuộc sống tù đọng. Chỉ có trẻ con mới nghĩ là lớn lên sẽ tự do đến nơi mình muốn, làm điều mình thích” [91, tr.249]. Thời gian sự kiện và thời gian tâm lý tưởng luôn bổ trợ và liên quan mật thiết đến nhau, sự kiện hiện hữu tức thời đã gợi mở cho thời gian tâm lý phát triển.
Câu chuyện trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư bắt đầu từ sự kiện một đơi tình nhân gốc Việt trở về Việt Nam từ Paris. Thời gian sự kiện tác phẩm xảy ra trong 44 tiếng đồng hồ, được tác giả viết trong 174 trang sách, là câu chuyện đan xen giữa tình dục - yêu đương và câu chuyện dài về Sài Gòn hậu tháng Tư cùng với những số phận trôi nổi của người Việt. "Hắn" trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, trước khi gặp “nàng”, có cuộc sống trong vịng quẩn quanh vô vị. Sự quẩn quanh này được tác giả đặc tả hiệu quả thông qua việc sử dụng thời gian sự kiện. Lúc còn trẻ, "Hắn" ở với người mẹ ln sắp đặt mọi thứ như một cơng thức có sẵn cho cậu con trai, học cái gì, chơi với ai, làm nghề nào, sống ở đâu. Từ khi lấy vợ cho đến lúc 44 tuổi, cuộc sống của hắn vẫn đơn điệu, một màu như ngày nào với thời gian biểu không sai một giây: “Buổi sáng, sau bữa điểm tâm, trước giờ làm việc 4 phút, hắn đi bộ đến phòng khám, làm việc một mạch đến trưa, rồi đi bộ về nhà ăn bữa cơm bảo đảm đủ 4 chất dinh dưỡng do vợ hắn nấu. 44 phút sau, cơm nước xong xi, hắn lại đi bộ đến phịng