SỰ QUÁN XÉT VỀ THÂN

Một phần của tài liệu Các Kinh Nói Về Chánh Niệm (Trang 29 - 37)

Nếu thân không được điều phục [bằng thiền tập; abhavita] thì tâm

khơng được điều phục. Nếu tâm được điều phục thì tâm được điều phục. (M.36)

Này các Tỳ kheo, có một phương pháp nếu được tu tập và thường xuyên thực hành, sẽ dẫn dắt đến một cảm nhận sâu sắc về sự cấp thiết, . . . dẫn tới sự Bình An Cao Nhất . . . dẫn tới khả năng chánh-niệm và sự hiểu-biết rõ ràng, . . . dẫn tới hạnh phúc ngay đây và bây giờ, . . . dẫn tới chứng đắc sự giải thoát bằng trí tuệ và thánh quả A-la-hán: đó là phương pháp chánh-niệm về thân. (A.1, 21)

---o0o---

Tôi nghe như vầy. Thời Đức Thế Tôn ở tại Savatthi (Xávệ), trong

Khu Rừng của thái tử Kỳ-đà (Jeta), trong tu viện được xây bởi ngài Cấp

Cơ Độc (Anathapindika). Lúc đó một số các Tỳ kheo, sau khi đã quay về

sau đi khất thực, sau khi đã dùng xong bữa trưa, họ tập họp ở nơi sảnh đường. Họ nói chuyện với nhau và trong đó có người nói như vầy: “Thật kỳ diệu, này các đạo hữu, thật lạ thường về cách Đức Thế Tôn, người biết, người thấy, là bậc Thánh Nhân, bậc Toàn Giác, đã diễn tả về phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’ này là (mang lại) kết quả lớn, là sự thuận lợi lớn.” Ngay lúc đó cuộc nói chuyện của các Tỳ kheo đã bị làm gián đoạn. Lúc đó Đức Thế Tơn vừa ra khỏi chỗ ẩn trú vào buổi chiều, Phật đi đến sảnh đường và ngồi xuống chỗ ngồi đã được chuẩn bị sẵn cho Phật. Sau khi ngồi xuống, Phật nói với các Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo, các thầy ngồi đây đang nói về điều gì? Câu chuyện vừa bị gián đoạn là đang nói về điều gì?” -“Thưa Đức Thế Tôn, sau khi đi khất thực về, sau khi dùng bữa trưa, chúng con đã tập họp ở nơi sảnh đường này, và điều chúng con đang nói là: “Thật kỳ diệu, này các đạo hữu, thật lạ thường về cách Đức Thế Tôn, người biết, người thấy, là bậc Thánh Nhân, bậc Toàn Giác, đã diễn tả về

phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’ này như là (mang lại) kết quả lớn, là

sự thuận lợi lớn.” Đây là điều đang nói và chúng con đã ngưng lại ngay khi Đức Thế Tôn bước vào.

-“Vậy thì làm cách nào, này các Tỳ kheo, phương pháp ‘Chánh Niệm về

Thân’ lại là kết quả lớn, là sự thuận lợi lớn nếu được tu tập và thường xuyên thực hành?

[Chánh Niệm về Hơi Thở]

Này các Tỳ kheo, ở đây một Tỳ kheo đi vào rừng. đến một gốc cây, hoặc đến một nơi trống, ngồi xuống, hai chân tréo nhau, giữ thân thẳng đứng và sự chánhniệm có mặt. Chánh niệm, người đó thở vào và chánh niệm, người đó thở ra. Thở vào một hơi thở dài, người đó biết ‘Tơi thở vào một

hơi thở dài’ . . . [tiếp tục bài kinh, cho tới chỗ:] Làm dịu hành vi của thân [-

hơi thở], tôi sẽ thở vào; làm dịu hành vi của thân [-hơi thở], tôi sẽ thở ra, người ấy luyện tập bản thân như vậy.

--Người đó sống tu tập tận tâm, nhiệt thành, và kiên định như vậy, bên trong người đó những ký ức và khuynh hướng (thói tâm) sẽ phai biến dần, và nhờ sự phai biến của chúng, tâm của người đó sẽ trở nên vững chắc bên trong, sẽ được tĩnh lặng, hài hòa và tập trung (định). Này các Tỳ

[Tiếp theo trong bài Kinh là các phần Chánh Niệm về Các Tư Thế của Thân, về Sự Chánh Niệm và Sự Hiểu Biết Rõ Ràng, về Sự Ô Uế của Thân,

và những cách Quán Niệm về Tử Thi ở nghĩa địa. Mỗi phần đều kết thúc

bằng đoạn văn trên: “Người đó sống tận tâm, nhiệt thành . . . . như vậy.”]

[Các Tầng Thiền Định]

Thêm nữa, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo đã tách ly khỏi những đối tượng

giác quan, tách ly khỏi những ý tưởng bất thiện, người đó tiến vào tầng

thiền thứ nhất được sinh ra nhờ sự tách ly đó, kèm theo sự khái niệm-ý tưởng (tầm) và ý tưởng suy-lý (tứ), đong đầy sự khoan khoái và hoan hỷ. Người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng

sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự tách ly đó, đến mức khơng

cịn một điểm nào trong tồn bộ thân này chưa được thấm đẫm bởi sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự tách ly đó.

Một thợ hớt tóc giỏi và người học nghề sắp đổ bột xà-bông lên dĩa kim loại, và quậy đều với nước đổ vô từ từ; rồi bọt bong bóng xà-bơng sẽ chứa đầy hơi nước, thấm đầy toàn hơi nước, bên trong và bên ngồi, khơng một chỗ nào nhỏ thành giọt. Điều đó tương tự đối với vị Tỳ kheo đó: người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự tách ly đó, đến mức

khơng còn một điểm nào trong toàn bộ thân này chưa được thấm đẫm bởi sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự tách ly đó.

--Người đó sống tu tập tận tâm, nhiệt thành, và kiên định như vậy, bên trong người đó những ký ức và khuynh hướng (thói tâm) sẽ phai biến dần, và nhờ sự phai biến của chúng, tâm của người đó sẽ trở nên vững chắc bên trong, sẽ được tĩnh lặng, hài hòa và tập trung (định). Này các Tỳ

kheo, một Tỳ kheo tu tập sự ‘Chánh Niệm về Thân’ theo cách như vậy.

Thêm nữa, này các Tỳ kheo: sau khi làm lắng lặng sự khái niệm-ý tưởng (tầm) và ý tưởng-suy lý (tứ), người đó đạt tới sự tĩnh lặng và sự hài hòa

bên trong của tầng thiền định thứ hai, tầng thiền định thứ hai này khơng

cịn ý nghĩ tầm và tứ nữa, nó được sinh ra từ sự định tâm và tràn đầy sự khoan khoái và hoan hỷ. Với sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự định tâm đó, người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự định

tâm đó, đến mức khơng cịn một điểm nào trong toàn bộ thân này chưa

được thấm đẫm bởi sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự định tâm đó.

Nếu có một hồ nước sâu, có một dịng suối chảy ra từ bên trong hồ, và khơng có dịng nước nào chảy từ phía Đơng hay phía Tây, phía Nam hay phía Bắc; cũng khơng có lúc nào có mưa trút nước vào hồ; nhưng chỉ có dịng suối bên trong tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn

khắp hồ bằng nước mát của nó, đến mức khơng cịn điểm nào trong hồ

chưa được thấm đẫm bởi nước suối mát-điều đó tương tự đối với vị Tỳ kheo đó, người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự định tâm đó, đến mức khơng cịn một điểm nào trong toàn bộ thân này chưa được thấm đẫm bởi sự khoan khoái và hoan hỷ được sinh ra từ sự định tâm đó.

--Người đó sống tu tập tận tâm . . . . ., một Tỳ kheo tu tập sự ‘Chánh Niệm

về Thân’ theo cách như vậy.

Thêm nữa, này các Tỳ kheo: sau khi yếu tố khoan khoái hoan hỷ (hỷ) phai biến, vị Tỳ kheo đó sống trong sự bng xả, chánh-niệm, và rõ ràng tỉnh giác, và người đó trải nghiệm niềm hạnh phúc (lạc) trong thân này; về trạng thái này các bậc Thánh Nhân nói rằng: “Người đó sống một cách

hạnh phúc trong sự buông xả, và có chánh niệm!”-đây là đạt tới tầng

thiền định thứ ba. Người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng niềm hạnh phúc khơng-cịn yếu-tố hoan-hỷ, đến mức

khơng cịn một điểm nào trong toàn thân của người đó chưa được thấm đẫm bởi niềm hạnh phúc khơng-cịn yếu-tố hoan-hỷ đó.

Nếu trong một hồ sen có những nụ sen xanh, đỏ, hoặc trắng được sinh ra trong nước, mọc lên trong nước, được nuôi dưỡng bên dưới mặt nước, vậy thì những cây sen này được tắm đẫm và thấm đẫm, được thấm đầy

và thấm tràn bởi nước mát từ gốc đến ngọn, nến nỗi khơng có một điểm

nào trong tồn cây bơng sen chưa được thấm đẫm trong nước. Điều này

tượng tự đối với vị Tỳ kheo đó: người đó tắm đẫm và thấm nhuần, thấm đầy và thấm tràn thân này bằng niềm hạnh phúc khơng-cịn yếu-tố hoan-

hỷ, đến mức khơng cịn một điểm nào trong tồn thân của người đó chưa

được thấm đẫm bởi niềm hạnh phúc khơng-cịn yếu-tố hoan-hỷ đó.

--Người đó sống tu tập tận tâm . . . . ., một Tỳ kheo tu tập sự ‘Chánh Niệm

về Thân’ theo cách như vậy.

Giả sử có một người, đang ngồi, được quấn kín trong vải trắng kín hết cả

đầu, đến mức khơng cịn một điểm nào trong tồn thân người đó chưa

được che phủ bởi vải trắng. Điều này tương tự với vị Tỳ kheo đó: người đó ngồi tắm đẫm cái thân này bằng một cái tâm tinh khiết và sáng suốt,

đến mức khơng cịn một điểm nào trong tồn thân của người đó chưa được thấm đẫm bởi cái tâm tính khiết và sáng suốt đó.

--Người đó sống tu tập tận tâm, nhiệt thành, và kiên định như vậy, bên trong người đó những ký ức và khuynh hướng (thói tâm) sẽ phai biến dần, và nhờ sự phai biến của chúng, tâm của người đó sẽ trở nên vững chắc bên trong, sẽ được tĩnh lặng, hài hòa và tập trung (định). Này các Tỳ

kheo, một Tỳ kheo tu tập sự ‘Chánh Niệm về Thân’ theo cách như vậy.

Này các Tỳ kheo, ai đã tu tập và đã thường xuyên thực hành phương

pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, thì trong đó có tất cả những điều lợi ích dẫn

đến trí tuệ cho người đó.

Nếu ai hình dung được trong tâm về một vùng đại dương, thì trong đó có tất cả những dịng sơng nhỏ chảy vào đại dương. Điều này tượng tự với

bất cứ ai đã tu tập và đã thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh

Niệm về Thân’: trong đó có tất cả những điều lợi ích dẫn đến trí tuệ cho

người đó. Nhưng, này các Tỳ kheo, đối với một Tỳ kheo chưa tu tập, chưa

thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, Ma Vương

(Mara) sẽ tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ chiếm chỗ trong tâm

người đó.

Này các Tỳ kheo, một người quăng một hòn đá nặng vào đống đất sét ướt, các thầy nghĩ sao, này các Tỳ kheo, liệu hịn đá nặng đó có chui vào đống đất sét ướt, liệu nó có chiếm được chỗ bên trong đống đất sét ướt đó hay khơng?-Chắc chắc vậy, thưa Thế Tôn.-Tương tự, này các Tỳ kheo,

đối với ai chưa tu tập, chưa thường xuyên thực hành phương pháp

‘Chánh Niệm về Thân’, thì Ma Vương sẽ tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ chiếm chỗ trong tâm người đó.

Này các Tỳ kheo, nếu như có một khúc cây khơ, khơng cịn mủ sống, và có một người đến cầm que lửa mồi, người đó nghĩ “Ta sẽ mồi lửa, ta sẽ đốt cháy khúc củi này”: này các Tỳ kheo, các thầy nghĩ sao, liệu người đó có thể làm được khơng?-Chắc chắn được, thưa Thế

Tôn-Tương tự, này các Tỳ kheo, đối với ai chưa tu tập, chưa thường

xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, Ma Vương sẽ tìm

đường vào trong tâm người đó, sẽ chiếm chỗ trong tâm người đó.

Này các Tỳ kheo, có một cái bình đựng nước, khơng có nước, được đặt trên cái giá, và có một người đến mang theo nhiều nước và nghĩ rằng “Ta sẽ đổ nước đầy cái bình”: này các Tỳ kheo, các thầy nghĩ sao, liệu người đó có thể làm được điều đó khơng?-Chắc chắn được, thưa Thế Tôn-

thực hành phương pháp “Chánh Niệm về Thân”, Ma Vương sẽ tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ chiếm chỗ trong tâm người đó.

Nhưng, này các Tỳ kheo, bất cứ ai đã tu tập và đã thường xuyên thực

hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, thì Ma Vương sẽ khơng tìm

đường vào trong tâm người đó, sẽ khơng chiếm được chỗ trong tâm người đó. Này các Tỳ kheo, nếu như có một người quăng một cuộn chỉ mảnh vào một tấm gỗ cứng làm từ lõi cứng của cây, liệu cuộn chỉ mảnh có thể chiếm được chỗ nằm bên trong tấm ván đó khơng?-Chắc chắn

không được, thưa Thế Tôn-Tương tự, này các Tỳ kheo, đối với ai đã tu

tập và đã thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’,

Ma Vương sẽ khơng thể tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ khơng chiếm được chỗ trong tâm người đó.

Nếu như có một khúc cây tươi, còn đầy mủ sống, và có một người đến cầm que lửa mồi, người đó nghĩ “Ta sẽ mồi lửa, ta sẽ đốt cháy khúc củi này”: này các Tỳ kheo, các thầy nghĩ sao, liệu người đó có thể làm được khơng?-Chắc chắn không được, thưa Thế Tôn-Tương tự, này các Tỳ kheo,

đối với ai đã tu tập, đã thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh

Niệm về Thân’, Ma Vương sẽ khơng thể tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ khơng chiếm được chỗ trong tâm người đó.

Nếu như có một bình đựng đầy nước, được đặt trên cái giá, nước đầy tràn cả miệng bình đến mức những con quạ có thể uống nước từ bình đó, và có một người đến mang nhiều nước: này các Tỳ kheo, các thầy nghĩ sao, liệu người đó có thể đổ nước vào cái bình đó khơng?-Chắc chắn

khơng được, thưa Thế Tôn-Tương tự, này các Tỳ kheo, đối với ai đã tu

tập và đã thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’,

Ma Vương sẽ khơng thể tìm đường vào trong tâm người đó, sẽ khơng

chiếm được chỗ trong tâm người đó.

Này các Tỳ kheo, bất cứ ai đã tu tập và đã thường xuyên thực hành

phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, đã đạt đến trạng thái nào đó bằng

sự hiểu biết trực tiếp, thì người đó có thể uốn nắn tâm mình đạt đến trạng thái đó bằng sự hiểu biết, rồi người đó sẽ đạt tới sự thuần-thục trong việc tu đó.

Nếu như có một bình đựng đầy nước, được đặt trên cái giá, nước đầy tràn cả miệng bình đến mức những con quạ có thể uống nước từ bình đó, và có một người khỏe mạnh mang nước đến cứ đổ vô và đổ vô thêm nữa, liệu nước có chảy tràn ra ngồi khơng?- Chắc chắn có, thưa Thế Tôn-

hành phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, đã đạt đến trạng thái nào đó bằng sự hiểu biết trực tiếp, thì người đó có thể uốn nắn tâm mình đạt đến trạng thái đó bằng sự hiểu biết, rồi người đó sẽ đạt tới sự thuần thục trong việc tu đó.

Nếu như trên khu đất bằng có một bể nước vng, được bao bọc bốn bờ, có một bờ là cái đập chắn, nước tràn đầy tới miệng bể đến mức những con quả có thể uống nước từ đó, và một người khỏe mạnh đến mở dần cửa đập, liệu nước có chảy ra khơng?-Chắc chắn có, thưa Thế Tơn- Tương

tự, này các Tỳ kheo, đối với ai đã tu tập và đã thường xuyên thực hành

phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’, đã đạt đến trạng thái nào đó bằng

sự hiểu biết trực tiếp, thì người đó có thể uốn nắn tâm mình đạt đến trạng thái đó bằng sự hiểu biết, rồi người đó sẽ đạt tới sự thuần thục trong việc tu đó.

Giả như, trên khu đất bằng, ở ngã tư đường, có một cỗ xe ngựa quý đang đậu, nài sẵn yên cương, có sẵn roi thúc ngựa; và một người lái ngựa rành nghề, một bậc thầy về huấn luyện ngựa, leo lên xe ngựa, tay trái nắm lấy giây cương và tay phải nắm lấy roi ngựa, đánh xe ngựa chạy một cách thành thục đến nơi mình muốn tới.-Tương tự, này các Tỳ kheo, đối với ai

đã tu tập và đã thường xuyên thực hành phương pháp ‘Chánh Niệm về

Thân’, đã đạt đến trạng thái nào đó bằng sự hiểu biết trực tiếp, thì người

đó có thể uốn nắn tâm mình đạt đến trạng thái đó bằng sự hiểu biết, rồi người đó sẽ đạt tới sự thuần thục trong việc tu đó.

Này các Tỳ kheo, nếu phương pháp ‘Chánh Niệm về Thân’ đã được tu tập

Một phần của tài liệu Các Kinh Nói Về Chánh Niệm (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)