Đạo hữu33 đã qua đời,
Sư Thầy cũng đã xa
Giờ khơng cịn tình bạn nào, Có thể sánh bằng pháp này: ‘Chánh Niệm hướng về Thân’ (Thag.1035)
---o0o---
37. Bài Kinh “Chánh Niệm về Hơi Thở”34
. . . Này các Tỳ kheo, phương pháp “Chánh Niệm về Hơi Thở”, nếu
được tu tập và thường xuyên thực hành, là kết quả lớn và lợi ích lớn. Phương pháp “Chánh Niệm về Hơi Thở”, nếu được tu tập và thường xuyên thực hành, sẽ đưa bốn Nền Tảng Chánh Niệm đến hoàn thiện; bốn Nền Tảng Chánh Niệm, nếu được tu tập và thường xuyên thực hành, sẽ đưa bảy Yếu Tố Giác Ngộ đến hoàn thiện; bảy Yếu Tố Giác Ngộ, nếu được tu tập và thường xuyên thực hành, sẽ đưa trí tuệ và sự giải thốt đến hồn thiện.
Và làm cách nào phương pháp “Chánh Niệm về Hơi Thở”, nếu được tu tập và thường xuyên thực hành, là kết quả lớn và lợi ích lớn?
Này các Tỳ kheo, ở đây một Tỳ kheo đi vào rừng. đến một gốc cây, hoặc đến một nơi trống, ngồi xuống, hai chân tréo nhau, giữ thân thẳng đứng và sự chánhniệm có mặt. Chánh niệm, người đó thở vào và chánh niệm, người đó thở ra.
I. Bốn Câu 1 (Chánh Niệm về Thân)
1. Thở vào một hơi thở dài, người đó biết ‘Ta thở vào một hơi thở
dài’; Thở ra một hơi thở dài, người đó biết ‘Ta thở ra một hơi thở dài’,
2. Thở vào một hơi thở ngắn, người đó biết ‘Ta thở vào một hơi thở
ngắn’; Thở ra một hơi thở ngắn, người đó biết ‘Ta thở ra một hơi thở ngắn’,
3. Trải nghiệm toàn bộ thân (-hơi thở), ‘ta thở vào’; Trải nghiệm toàn
4. Làm dịu chức năng (hành vi) của thân (-hơi thở), ‘ta thở vào’; Làm dịu chức năng (hành vi) của thân (-hơi thở), ‘ta thở ra’, người đó luyện tập mình như vậy,
II. Bốn Câu 2 (Chánh Niệm về những Cảm Giác)
5. Trải nghiệm sự khoan khoái, ta thở vào [và ta thở ra], người đó
luyện tập mình như vậy,
6. Trải nghiệm sự hạnh phúc, ta thở vào [và ta thở ra], người đó luyện
tập mình như vậy,
7. Trải nghiệm những chức năng (hành vi) của tâm35, ta thở vào [và
ta thở ra], người đó luyện tập mình như vậy,
8. Làm dịu các chức năng của tâm, ta thở vào [và ta thở ra], người đó
luyện tập mình như vậy.