Thay đổi mật độ bình quân/ha theo năm trên các cấp độ cháy

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 85 - 86)

Hình 3 .8 Thay đổi độ xốp đất theo năm trên các cấp độ cháy

Hình 3.9 Thay đổi mật độ bình quân/ha theo năm trên các cấp độ cháy

Kết quả trên hình 3.9 cho thấy, mật độ bình quân/ha trên khu đối chứng tại năm 2021 đạt 774 cây/ha. Trên cấp độ cháy, mật độ cấp độ cháy thấp, năm 2017 đạt 692 cây/ha, đến năm 2021 đạt 706 cây/ha. Ở cấp độ cháy trung bình và cháy cao, mật độ bình quân năm 2021 đạt tương ứng 442; 251cây/hạ. Kết quả kiểm tra thống kê theo tiêu chuẩn Kruskal - Wallis về chỉ tiêu mật độ bình quân trên 4 cấp độ cho thấy: χ2= 6,34; p = 0.036 < 0,05, nghĩa là cấp độ cháy khác nhau, ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu về mật độ cây cao, cấp độ cháy cao, mật độ bình quân tầng cây cao giảm. Như vậy mật độ bình quân cây tầng cao theo cấp độ cháy cao đã giảm đi đáng kể.

Thay đổi mật độ tầng cây cao trên từng cấp độ cháy theo thời gian là không lớn, mật độtương đối ổn định theo các năm sau cháy. Kết quả kiểm tra thống kê cho thấy, trên cấp độ cháy theo 4 năm đều cho p < 0,05, nghĩa là biến động mật độ theo năm trên cùng một cấp độ cháy là chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, hay nói cách khác thay đổi về mật độ theo các năm là không khác biệt rõ rệt.

Theo một số nghiên cứu được các tác giả công bố trên thế giới, mật độ tầng cây cao trong một sốnăm đầu tăng không đáng kể, trong khoảng thời gian, thường trên 20 năm, mật độ tầng cây cao bắt đầu tăng mạnh và đạt ngang bằng khu đối chứng (Bhinmappa Kittur và Cs, 2014), (Charles C. và Cs, 2017) (Garrett W. Meigs và Meg A. Krawchuk, 2018).

Một số hình ảnh phục hồi tầng cây cao trên cấp độ cháy trung bình

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)