3.1. Nguyên tắc xử lý mẫu nước
- Xử lý mẫu nước phải kịp thời để xác định khối lượng chất lơ lửng, tránh mẫu nước bị thất thoát;
- Mẫu nước phải được xử lý sơ bộ tại trạm lấy mẫu nước (trạm), sau đó gửi về phịng thí nghiệm để xử lý tiếp.
3.2. Xử lý mẫu nước tại trạm
Thực hiện theo quy định tại điều 8.2 trong trong TCVN 12636-10:2021 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 10: Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều. Và thực hiện các quy định sau về giấy lọc mẫu:
- Giấy lọc mẫu phải dày và dai, khơng hịa tan trong nước, khơng để các chất mịn lọt qua, đảm bảo lọc mẫu nước nhanh;
- Giấy lọc mẫu sau khi sấy khơ, khả năng hút ẩm ít;
- Giấy lọc mẫu được cắt theo hình trịn, cân, sấy, xác định khối lượng từng tờ, ghi thơng tin giấy lọc bằng bút chì
và được bảo quản, chống ẩm;
- Giấy lọc được cân lượt đầu (chưa có bùn cát) và lượt sau (đã có bùn cát) trên cùng một cân để hạn chế sai số.
44
3.3. Xác định khối lượng mẫu chất lơ lửng tại phịng thí nghiệm
- Công tác chuẩn bị:
+ Mỗi tờ giấy lọc được gấp làm 4 (thực hiện đối với giấy cân lượt đầu); + Xếp giấy vào tủ sấy, tối đa không quá 300 mẫu một lần sấy;
+ Sấy silicagen và chuẩn bị bình hút ẩm.
- Bật tủ sấy, đảm bảo nhiệt độ trong tủ sấy ln được duy trì nhiệt độ ở 1050C ± 2 oC;
- Thời gian sấy mẫu từ 3 - 5 giờ;
- Sau khi đã sấy khơ mẫu cho vào bình chống ẩm, để nguội rồi mới tiến hành cân xác định khối lượng;
- Cân giấy với độ chính xác tối thiểu là 0,1mg;
Lưu ý: Các thiết bị tủ sấy, cân phân tích tại phịng thí nghiệm phải được bảo dưỡng, kiểm định mỗi năm 01 lần.