CHƢƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI VỮNG CHẮC

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 45 - 49)

VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI VỮNG CHẮC

Thông thường một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường với một sản phẩm mới thì doanh nghiệp có lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp khơng cẩn trọng thì các đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất một sản phẩm sao chép tương tự (nhái lại) với sản phẩm của doanh nghiệp, khi đó lợi thế của doanh nghiệp sẽ khơng cịn nữa. Chính vì thế, q trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới vững chắc, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp được các nhà quản lý quan tâm rất nhiều. Một sản phẩm mới trước khi được đưa vào sản xuất và để thương mại hóa được phải trải qua những công đoạn thiết kế, lắp đặt, sản xuất thử và thử nghiệm. Các cơng đoạn này địi hỏi phải được thực hiện và giám sát rất chặt chẽ, cũng như việc chọn lựa các phương pháp, công cụ và kỹ thuật tối ưu để thiết kế và phát triển sản phẩm mới vững chắc là hết sức quan trọng.

Chương này sẽ tập trung giới thiệu cho học viên các khái niệm, phương pháp, công cụ và kỹ thuật được các doanh nghiệp thành công sử dụng trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới của mình.

3.1.Thiết kế và phát triển sản phẩm mới vững chắc

Trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp thường hay sử dụng các công cụ và các kỹ thuật sau đây để giúp cho doanh nghiệp mình có thể tối đa hóa chất lượng sản phẩm, năng suất và khả năng sinh lời cho doanh nghiệp như sau:

Danh mục kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng;

Nguyên tắc Pareto để giảm chi phí sản xuất;

Phân tích chuỗi giá trị gia tăng để tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp; Thiết kế để sản xuất, lắp đặt, thử nghiệm và kiểm tra để tăng năng suất và khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

3.1.1. Danh mục kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Danh mục kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay được gọi là danh mục có thể chuyển giao được sẽ đảm bảo rằng mỗi một chỉ tiêu/nội dung trong danh mục được xem xét như một tiến triển của dự án thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Các chỉ tiêu/nội dung này là những yếu tố đảm bảo sự thành công cho việc thương mại hóa một sản phẩm.

Danh mục các chỉ tiêu này cần phải hoàn thành trước khi một sản phẩm sẵn sàng để bán trên thị trường. Danh mục này cũng có thể dùng để xác định các mục/cơng việc cần hoàn thành tại các giai đoạn khác nhau của quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Thông thường một danh mục kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng gồm những nội dung chính sau:

Sản phẩm; quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới là an toàn; Sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật;

Sự sẵn sàng của bộ phận bán hàng và các kênh phân phối; Sản phẩm đáp ứng những yêu cầu theo quy định;

Các yêu cầu về bằng sáng chế và nghiên cứu được hoàn tất.

3.1.2. Nguyên tắc Pareto để giảm chi phí sản xuất3.1.2.1. Bản chất của nguyên tắc Pareto 3.1.2.1. Bản chất của nguyên tắc Pareto

Vào năm 1897, nhà kinh tế học người Ý, Vilffredo Pareto đã phát hiện ra quy luật 80 – 20 (20% dân số của một quốc gia nắm giữ 80% tài sản của một quốc gia). Nguyên tắc này được áp dụng rất nhiều trong kinh doanh với ý nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. Thực tế trong kinh doanh cho thấy rằng 80% doanh thu của công ty đem lại từ 20% trong số khách hàng của mình. Việc áp dụng nguyên tắc Pareto trong kinh doanh thường được mơ hình hóa bằng biểu đồ Parato.

Biểu đồ Pareto phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề, qua đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu. Bởi vì biểu đồ cho biết đâu là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết.

Các doanh nghiệp cũng đã áp dụng nguyên tắc hay biểu đổ Pareto trong quá trình sản xuất và đã đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí sản xuất. Nguyên tắc Pareto giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra những công đoạn doanh nghiệp nên tập trung để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên việc phân bổ chi phí khơng phải lúc nào cũng là 80 – 20 nhưng áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp tập trung cắt giảm chi phí ở những cơng đoạn có chi phí lớn trước.

3.1.2.2. Các bƣớc vẽ biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto ứng dụng để cắt giảm chi phí sản xuất được xây dựng theo trình tự các bước sau đây:

Xác lập các cơng đoạn sản xuất sản phẩm mới;

Xác định chi phí cho từng cơng đoạn (tính cho 1 đơn vị sản phẩm);

Tổng cộng tỷ lệ chi phí cho các giai đoạn là 100%. Tính tỷ lệ % chi phí cho từng cơng đoạn;

Vẽ trục đứng và trục ngang và chia khoảng tương ứng với các đơn vị thích hợp trên các trục;

Vẽ các cột thể hiện từng chi phí theo thứ tự giảm dần, từ trái sang phải. Trên đồ thị, độ cao của cột tương ứng với giá trị ghi trên trục đứng và bề rộng các cột bằng nhau;

Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của số liệu được vẽ trên đồ thị; Phân tích biểu đồ: Những cột cao hơn thể hiện chi phí cho hoạt động đó là nhiều nhất, cần được ưu tiên cắt giảm trước. Những cột này tương ứng với đoạn đường cong có tần suất tích lũy tăng nhanh nhất (hay có độ dốc lớn nhất). Những cột thấp

hơn đại diện cho những cơng đoạn có chi phí thấp hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần suất tích lũy tăng ít hơn (hay có tốc độ nhỏ hơn).

Ví dụ: Q trình sản xuất sản phẩm thảm mới nhằm giúp công ty giảm thiểuđược chi phí sản xuất thực tế. Bảng 3.1: Chi tiết hóa chi phí sản xt thảm miêu tả các cơng đoạn chung của một q trình sản xuất thảm và các chi phí cho từng cơng đoạn tính trên đơn vị m2.

Bảng 3.1: Chi tiết hóa chi phí sản xuất thảm

Các cơng đoạnGiá thành cơng xƣởng (USD/m2)

Xoắn sợi0,19 Hấp nóng0,25 Làm nhung lơng0,06 Nhuộm0,05 Thành phẩm0,06 Nhập kho0,09 Tổng cộng0,70 Nguồn: Dale, B. (2002)

Áp dụng nguyên tắc Pareto cho quá trình sản xuất thả m trên sẽ mơ hình hóa được các cơng đoạn sản xuất và chi phí sản xuất trên biểu đồ Pareto (xem Hình 3.1: Bi ểu đồ Pareto ứng dụng cho quy trình s ản xuất thả m) cho thấy ba cơng đoạn tốn kém nhiều chi phí nhất trong q trình sản xuất thả m đó là: Hấp nóng, xoắn sợ i và nhập kho. Biểu đồ Pareto khuyến cáo doanh nghiệp nên tập trung giảm thiểu chi phí ở các cơng đoạn này. $ 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0

Hấp nóng Xoắn sợi Nhập sợi Làm nhung Thành phẩm Nhuộm lơng

Hình 3.1: BiểuđồParetoứng dụng cho quy trình sản xuất thảm

% tích lũy 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

3.1.2.3. Ý nghĩa của việc ứng dụng biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto có ý nghĩa sau:

Biểu thị mục tiêu và sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề mà doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên giải quyết. Biểu đồ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc đầu tư tiền bạc và thời gian.

Áp dụng khi doanh nghiệp phải đối mặt với những sự việc đa nhân tố. Sử dụng biểu đồ cho phép doanh nghiệp lựa chọn nên ưu tiên tiến hành giải pháp nào và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Hay nói cách khác biểu đồ Pareto sẽ

giúp doanh nghiệp cần tập trung vào đâu để cắt giảm chi phí và đạt được kết quả cuối cùng.

Đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất. Đối với việc giảm thiểu chi phí, biểu đồ Pareto giúp cho doanh nghiệp nhận ra được các khâu, các công đoạn của q trình sản xuất chiếm nhiều chi phí nhất để có thể có các biện pháp sử dụng chi phí có hiệu quả hơn ở các khâu hay cơng đoạn này.

Là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao doanh nghiệp lại ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại với chi phí giảm đi và kết quả mong đợi là gì?

Như vậy, biểu đồ Pareto giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn trực quan và có thể được sử dụng như một hình thức khuyến khích nhân viên đối mặt với các vấn đề lớn hơn. Doanh nghiệp nên trao quyền và khiến nhân viên thấy tự tin là một nhân tố quan trọng để đạt tới thành công trong dài hạn.

3.1.3. Phân tích chuỗi giá trị gia tăng3.1.3.1. Nguyên tắc 3.1.3.1. Nguyên tắc

Để giảm thiểu chi phí và vẫn nâng cao chất lượng, doanh nghiệp có thể sử dụng cơng cụ phân tích chuỗi giá trị gia tăng mô tả chi tiết ở phần 3.1.3.2 – Các bước phân tích chuỗi giá trị gia tăng.

Việc rút ngắn thời gian của một q trình sản xuất khơng chỉ là việc quản lý thời gian mà còn là những

chiến lược JIT (tức thời). Rút ngắn thời gian liên quan đến việc loại bỏ thời gian dành cho một sản phẩm mà không tạo ra giá trị đối với khách hàng.

Ví dụ: Cơng ty Rath và Strong, một công ty tư vấn về quản lý của Mỹ có trụ sở ở Lexington, Masachusetts đã chứng minh được 75% thời gian có thể được cắt giảm cho bất cứ một quy trình kinh doanh.

3.1.3.2. Các bƣớc phân tích chuỗi giá trị gia tăng

Việc phân tích chuỗi giá trị gia tăng gồm những bước sau:

Bước 1: Chọn một quy trình sản xuất sản phẩm có nhiều cơngđoạn.

Bước 2: Ghi lại thời gian của từng côngđoạn.

Bước 3: Xácđịnh xem côngđoạn nào tạo ra giá trịcho sản phẩm. Ơng Edward, Phó Giám đốc cơng ty Rath và Strong khuyến cáo 3 quy tắc để xác định xem một cơng đoạn nào đó của q trình sản xuất có tạo ra giá trị gia tăng hay không như sau: o Nguyên tắc 1: Khách hàng quan tâm đến công đoạn nào đó của q trình sản

xuất;

o Ngun tắc 2: Công đoạn này thay đổi trạng thái vật lý của sản phẩm;

o Nguyên tắc 3: Công đoạn này được thực hiện đúng ngay từ lần đầu.

Phân tích chuỗi giá trị gia tăng này rất dễ thực hiện. Những người tốt nhất để thực hiện việc phân tích này là những thành viên của nhóm làm việc với các kỹ thuật viên, hay những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Việc phân tích này giúp cho chúng ta nhận ra được từng bước hoặc cơng đoạn nào có thể được loại bỏ. Cơng việc khó khăn của phân tích chuỗi giá trị gia tăng là việc sửa đổi hoặc cải thiện quy trình kỹ thuật để loại bỏ các giai đoạn đó. Bảng 3.2 minh họa một bảng dùng để phân tích chuỗi giá trị gia tăng.

Ví dụ: Hãy nghiên cứu công đoạn chế biến bán thành phẩm nguyên liệu để sản xuất thảm: xoắn sợi và hấp sợi. Bảng 3.3 mơ tả 13 bước trong quy trình chế biến bán thành phẩm nguyên liệu để sản xuất thảm. Tuy nhiên, chỉ có 2 bước trong quy trình này được coi là tạo ra giá trị gia tăng và thời gian dành cho hai giai đoạn này rất ít (một phần nhỏ) trong tồn bộ thời gian của cơng đoạn sản xuất này.

Bảng 3.2: Các bước gia tăng giá trị trong việc sản xuất thảm

STTHoạt độngThời gianGiá trị gia tăng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)