Vườn quốc gia Cát Tiên cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km, cách thành phố Biên Hoà khoảng 120km đường bộ về phía đơng bắc. Với diện tích 74.319ha, vườn nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng.
Nam Cát Tiên có diện tích 38.100ha, thuộc huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai. Tây Cát Tiên có diện tích 5.103ha, thuộc huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước.
Cát Lộc có diện tích 30.635ha, thuộc huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây được coi là một vùng đa dạng sinh học và phong phú của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên; là địa chỉ du lịch sinh thái, văn hoá đầy hấp dẫn.
Bắt nguồn từ một vùng núi cao thuộc dải Trường Sơn, dịng sơng Đa Nhim và Đa Dung khéo léo uốn mình hợp lại thành dịng sơng Đa Đưng huyền thoại. Đa Đưng là tiếng Châu Mạ để gọi sơng Đồng Nai. Dịng sơng lớn như các câu chuyện kể của già làng về một vương quốc hùng dũng, rằng: Một bữa nọ, chàng thợ săn người Mạ giương cung bắn vào khối hình trụ màu trắng lấp lánh, nước ào ra, ầm ầm đuổi theo chàng. Thần nước lồng lên trong cuộc đuổi bắt đầy giận dữ. Chàng thợ săn hoảng loạn chạy miết, chàng chạy nhanh nước thành thác ghềnh, chạy chậm nước thành bàu, dừng lại nước ứ dưới chân thành hồ lớn. Đang đuổi bắt, thần nước và chàng đi săn bỗng giật mình dừng lại trước cảnh trên các bãi cát vàng óng ả, các thiên tiên đang khoả thân đùa nghịch trên bãi cát, họ còn vào rừng hái quả, hái lộc. Bên bờ suối hươu nai đang gặm những cọng cỏ non, bầy công xoè đuôi múa như thi thố sắc đẹp sặc sỡ với nắng sớm. Cả vùng được ướp trong hương của bàu sen trắng. Hàng trăm lồi chim ríu rít chao liệng... Vườn quốc gia Cát Tiên ngày nay ra đời từ huyền thoại xa xưa ấy.
Cho đến nay, cổ dân Cát Tiên vẫn là chín bn người Mạ, hai buôn của người Stiêng: Cát Tiên, buôn Go, buôn Băng, buôn Brun, Bù Ra Giá, Bù Bi Nao, Bù Khiêu... những địa danh thân thương ấy tuy đã lùi sâu vào lịch sử nhưng người Mạ, người Stiêng vẫn giữ các phong tục cà răng căng tai, vẫn rèn sắt và dệt vải. Nếu có dịp một lần ghé thăm chắc chắn bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn những sơn nữ xinh đẹp đang miệt mài dệt nên những tấm thổ cẩm với những đường nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ và chắc chắn bạn sẽ khơng ngần ngại mua cho mình một cái gùi, một cây ná, một con dao côi hay một tấm thổ cẩm, một cái khăn trải bàn, một tấm đắp, một chiếc ba lô du lịch bằng thổ cẩm đầy ấn tượng... Nếu may mắn đúng vào dịp lễ hội đâm trâu, bạn sẽ được tận hưởng những giây phút thú vị, có một chút huyền bí của thời xa xưa, tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng khèn môi, khèn bầu, đàn tre... lúc trầm lúc bổng và những điệu múa đầy ấn tượng. Bên choé rượu cần nồng nàn hương vị của lúa mẹ, bếp lửa bập bùng trong ngôi nhà dài mà huyết thống được tính theo họ mẹ.
Vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị bảo tồn khơng chỉ ở nước ta mà cịn có giá trị mang tính chất toàn cầu và được coi là một trong những địa điểm nóng về đa dạng sinh học. Hệ động, thực vật đa dạng phong phú mang tính đặc hữu cao. Về địa hình, là một vùng đất thấp sau cùng của Tây Nguyên với hai dạng địa hình tiêu biểu là bình ngun có độ cao từ 120 - 150m so với mặt biển, chiếm 1/2 diện tích. Phía bắc là vùng trũng thấp, bằng phẳng, về mùa nước ngập trên một vùng rộng lớn. Phía tây là vùng đồi núi có độ cao trung bình từ 120 - 300m, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25, 5o
C, sự chênh lệch nhiệt độ trong năm trung bình là 4oC, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.500mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (86%). Khí hậu ổn định và sự phong phú của địa hình với các loại đất thích ứng với nhiều loại cây, cùng tài nguyên mặt đất dồi dào, đã cho phép tính tài nguyên đa dạng sinh học phát triển cao.
Đến Vườn quốc gia Cát Tiên bạn sẽ gặp một màu xanh của những thảm thực vật mang tính chất đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới trên vùng đất thấp. Trong đó có các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín thường xanh ưu thế cây họ Sao Dầu (Dipterocapaceae) hỗn giao với cây họ Đậu (Fabaceae). Rừng gần như thuần loại cây bằng lăng thuộc họ Tử Vi (Lythraceae). Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên nền đất phù sa cổ và rừng cây ngập nước không thường xuyên theo mùa. Thảm thực vật Vườn quốc gia Cát Tiên có một vai trị quyết định trong sự điều tiết dịng chảy của sơng Đồng Nai.
Vườn là nơi bảo tồn và cịn lưu giữ được một phần diện tích rộng, phong phú với thành phần loài cây ưu thế họ Sao Dầu nguyên sinh trên nền đất thấp và kiểu rừng hỗn giao cây bằng lăng - sao dầu còn lại của Việt Nam.
Bước đầu, các nhà khoa học đã thống kê được 653 loại thuộc về 125 họ và 442 chi. Trong thực tế, số lượng lồi có thể cịn tăng thêm nhiều khi chúng ta có điều kiện nghiên cứu bổ sung thêm. Các loài cây phân bố khá đều, tập trung chủ yếu trong một số họ: họ Lan (Orchidaceae) gần 100 loài, họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 42 loài, họ Hoà Thảo (Poaceae) 25 loài, họ Dâu Tằm (Moraceae) 24 loài, họ Đậu (Fabaceae) 18 loài, họ Sao Dầu (Dipterocapaceae) 14 loài.
Những loài thực vật quý hiếm của Vườn quốc gia Cát Tiên là những loài cây gỗ rất nổi tiếng khơng phải chỉ vì tính chất sử dụng q giá trong công nghệ gỗ mà trong thực tế cây rừng Cát Tiên cịn nổi tiếng bởi kích thước cổ thụ và số cá thể tập trung nhiều trong một quần thể tới mức đáng ngạc nhiên. Đó là lồi cây gỗ nổi tiếng thuộc họ Đậu: Cẩm Lai Nam (Trắc) / Dalbergia Eochinehinensis; Gõ Đỏ / Afzelia - Xylocarpa; và các loài cây khác như Aquilariacrassna, loài cây Song Mây / Calamus Poilanei; và đặc biệt trong họ Lan / Orchidaceae rất phong phú về thành phần loài và đẹp rực rỡ với một số loài địa lan thuộc chi Nervilia mà chúng ta chưa tìm thấy nơi nào khác.
Bên cạnh sự nổi tiếng của hệ thực vật, Cát Tiên còn nổi tiếng bởi số lượng 62 lồi trong đó 20/62 lồi động vật q hiếm trên tổng số 56 lồi động vật q
hiếm của tồn Đơng Dương. Trong 62 lồi đó, có 40 lồi bị sát, 14 lồi lưỡng cư. Một số lồi đang có nguy cơ tiệt chủng.
Nhiều nhất và có ý nghĩa sinh học cao nhất của Vườn quốc gia Cát Tiên là khu hệ của các loài chim Cát Tiên với tổng số ban đầu ước tính hơn 300 lồi, trong đó phải kể đến 2 - 3 lồi chim đặc hữu, 1/10 trong số đó là các lồi chim q hiếm và đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, 8 lồi chim có tính phổ biến tồn cầu, đó là: lồi cị quắm cánh xanh là một trong các lồi quí hiếm đang bị đe dọa tiệt chủng trên thế giới. Ngoài lồi cị quắm xanh ra thì một số lồi chim khác trong thời gian dài tưởng chừng như bị biến mất nay lại tìm thấy ở Cát Tiên và đang thu hút sự quan tâm của thế giới như: Gà tiền mặt đỏ (Plylectron Germaini), ngan cánh trắng (Cairinascutulata) và một quần thể lớn của các lồi chim cơng (Pavo muticus Impertor), gà so cổ hung (Arborophila Davidi) của Vườn quốc gia Cát Tiên là một lồi chim đặc hữu, hiện nay chỉ có thể tìm thấy ở Vườn quốc gia Cát Tiên mà thơi. Đây là một nguồn gien đa dạng di truyền có ý nghĩa khoa học đang được các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới quan tâm theo dõi, tìm biện pháp bảo vệ. Và cịn nhiều lồi chim khác như: Hạc cổ trắng (Cicona Episcoup), gà đồng lớn (Peptoptilos Dubius), gà đồng gia va (Leptoptilos Javanicus), chính trạch má xám (Macronous Kelleyi), gà tiền mặt đỏ (Polylectron Germaini).
Những lồi động vật vơ cùng quí hiếm của Vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay là: Hổ (Panthera Tigric), bò rừng - Banteng (Bosjavanicus), min (Bosgaurus), tê giác Javan một sừng (Rhinoceros Sondaicus Annamensis), chồn bay Malayan(CyncephalusVariegatus),gấuMalayan (Helarctosmamlayanus), voi Châu Á (Elephas Maxium), báo (Pantherapardus), báo gấm (Neofelis Nebolusa), mèo rừng (Feus Temminekii), cầy mực (Artictis Binturrong), chó sói (Cng Alpinus). Vooc ngũ sắc Duoelangue (Pygathrix Nemaeus), cheo cheo Nam Dương (Trangulusijavanicus), sóc bay bụng đỏ (Petaurista Petuarisa). Trong những lồi động vật q hiếm thì có lồi tê giác một sừng được coi là biểu tượng của Vườn quốc gia Cát Tiên ngày nay. Loài tê giác một sừng trước kia có phạm vi phân bố rất rộng từ Belgal về phía đơng tới Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam... Nhưng ngày nay, chúng chỉ còn một quần thể rất nhỏ khoảng 45 cá thể tập trung tại phía bắc Vườn quốc gia Cát Tiên.
Bảo tồn tính đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên như một đặc trưng tiêu biểu của vùng Đơng Nam bộ. Đó chính là việc bảo vệ vùng cư trú của các loài động vật, thực vật và đặc biệt là các lồi q hiếm có nguy cơ bị đe dọa, có nguy cơ biến mất trên thế giới. Vườn quốc gia Cát Tiên được giới thiệu và biểu lộ như một vùng bảo vệ mới của Việt Nam về tính đa dạng sinh học. Chương trình bảo tồn làm nâng cao nhận thức ngày càng tăng của người dân địa phương với giá trị của Vườn quốc gia Cát Tiên, với những hoạt động có tính chất bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường sống chung quanh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu hệ sinh thái của khu bảo tồn, trong quá trình bảo tồn như là một nơi quan sát mẫu mực về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Các nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới, các du khách nước ngoài, những người yêu thiên nhiên, các nhà tổ
bảo tồn và phát triển của Vườn quốc gia Cát Tiên. Trong đó, đặc biệt phải kể đến dự án Bảo tồnVườn quốc gia Cát Tiên do chính phủ Hà Lan tài trợ có sự đầu tư của Nhà nước Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của Vườn quốc gia Cát Tiên khơng những đối với Việt Nam mà cịn là mối quan tâm của toàn nhân loại.
Vườn quốc gia Cát Tiên được coi là Bảo tàng thiên nhiên hoàn mỹ nhất, với bao điều kỳ thú, mới mẻ. Các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ nhiếp ảnh, các nhà làm phim, du khách trong và ngoài nước, ai yêu thích hãy đến Vườn quốc gia Cát Tiên, bạn sẽ được đón tiếp ân cần và cũng chính là bạn đã đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá này.
Nơi đây được coi là một nơi đa dạng sinh học và phong phú của đời sống các loài động vật và thực vật hoang dã trong tự nhiên; là địa chỉ du lịch sinh thái, văn hoá đầy hấp dẫn bởi cùng với bàu Sen, bàu Cá Sấu, bàu Cá Lóc, bàu Cá Trắng, bãi Nai, bãi Min, bãi Chim, hang Hùm, đồi Đất Đỏ, bãi Cát Trắng, núi Thượng, Cát Trời, bến Cự, bàu Beo... Cát Tiên còn quyến rũ bởi sự bao bọc của dịng sơng mà tên gọi của nó gắn liền với tên gọi của một nền văn minh: Văn minh lưu vực sông Đồng Nai và những cánh rừng trùng điệp, tầng tầng lớp lớp, những cây đại thụ có tới vài chục người ôm mới xuể. Đến với Cát Tiên, du khách, các nhà nghiên cứu khảo cổ cịn có dịp tìm hiểu về cội nguồn văn hố khu vực vương quốc Phù Nam và nền văn hố Ĩc Eo bởi các nhà khảo cổ đã chứng minh trong lịch sử Cát Tiên nằm giữa vùng đệm của văn hoá Chămpa và văn hoá Phù Nam. Và Cát Tiên là đô thị tôn giáo của vương quốc Phù Nam được thành lập vào thế kỷ thứ 2. Những dấu ấn của một thời những cư dân cổ còn nằm rải rác trong Vườn quốc gia Cát Tiên. Nơi đây còn tồn tại một thánh địa của các quốc vương Phù Nam với hàng ngàn hiện vật quí hiếm được các nhà khảo cổ khai quật từ trong lòng đất mang dấu ấn tôn giáo nền văn minh Ấn Độ như các tượng thần Siva bằng bạc, Linga - Joni bằng đá hay 113 tấm vàng lá có điêu khắc liên quan đến Bà La Môn giáo... đã và đang gây được sự chú ý của các nhà khoa học trên thế giới.