BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH.

Một phần của tài liệu kinhkimcang (Trang 102 - 103)

Y PHÁP XUẤT SANH.

BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH.

Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó khơng từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.

GIẢNG:

Trong kinh Kim Cang có những chỗ định nghĩa Như Lai, như đoạn trước, tơi nhắc lại để q vị nhớ. "Như Lai giả, chư pháp Như nghĩa". Nghĩa Như của các pháp, đó là Như Lai. Ở đây nói: Như Lai giả, vơ sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai. Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai. Nói rằng: Như Lai khơng từ đâu đến, cũng khơng đi đâu, đó là đứng về phương diện nào mà nói? Đến và đi là hành động, mà hành động tức là tướng động, nếu nói Như Lai là tướng động thì khơng phải là Như Lai. Trong đoạn trước đã định nghĩa: Như Lai là nghĩa như của các pháp, nghĩa như tức là như như bất động. Tóm lại đoạn này nói Như Lai là để chỉ cho pháp thân bất sanh bất diệt, không bao giờ dao động. Thấy được pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ khơng phải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướng là Phật thì khi thân tứ đại rã Phật khơng cịn sao? Như Lai khơng cịn sao? Thế nên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho pháp thân thanh tịnh, mà pháp thân thanh tịnh thì khơng đến, khơng đi. Vì thế trước hết đức Phật bảo: Nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, đó là khơng hiểu nghĩa Phật nói. Nếu thấy Như Lai đến, đi, ngồi, nằm, đó là Như Lai có hình tướng, có tác động, mà hình tướng tác động là sanh diệt. Nếu cho Như Lai là sanh diệt thì khơng hiểu nghĩa Phật nói. Thế nên trong đoạn này Phật chỉ rõ Như Lai là pháp thân thanh tịnh, bất sanh bất diệt, không đến, không đi, đó là để chúng ta thấy rõ Như Lai là tịch tĩnh, lặng lẽ thường hằng.

ĐOẠN 30

ÂM:

Một phần của tài liệu kinhkimcang (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)