Ảnh hƣởng của nhóm phi chính thức đối với thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc của luận án

1.2. Ảnh hƣởng của nhóm phi chính thức đối với thanh thiếu niên

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã có cùng nhận định rằng bạn cùng trang lứa (peers) và bạn chơi cùng (friends) đóng vai trị là những nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội và hành vi sai lệch nói riêng của thanh thiếu niên, đặc biệt trong độ tuối vị thành niên và tuổi mới lớn. Thanh thiếu niên luôn muốn cảm thấy được chấp nhận như một phần của một nhóm nào đó và coi trọng tình bạn thân thiết của cá nhân, đây là những cấu trúc xã hội có liên quan mật thiết đến các định hướng

và hành vi tạo động lực của nhóm này [82]. Cho đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu về phát triển trẻ em đều khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của các mối quan hệ của trẻ với nhóm phi chính thức bao gồm bạn bè và bạn đồng trang lứa của trẻ [47]; [73]. Các mức độ khác nhau của trải nghiệm với các mối quan hệ đó được phân biệt, sự ổn định của mối quan hệ đó qua các giai đoạn phát triển, các quá trình năng động mà mối quan hệ đó thay đổi theo thời gian đều ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên [76].

Chất lượng tình bạn có liên quan chặt chẽ đến các định hướng và động lực thực hiện hành vi của thanh thiếu niên. Một số yếu tố trong mối quan hệ đồng đẳng đã được xác định là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới cảm giác cơ đơn ở tuổi trẻ. Thứ nhất, mức độ trẻ được bạn bè chấp nhận hay từ chối, thường được đánh giá bằng các thước đo xã hội học theo thang phân loại và xếp hạng về mức độ chấp nhận của bạn bè [47]; [72] hoặc các thước đo đề cử xã hội học “giống nhất” và “ít thích nhất” [81]. Những đứa trẻ được bạn bè chấp nhận ít hơn có mức độ cơ đơn cao hơn so với những đứa trẻ được nhiều bạn bè chấp nhận hơn [43]; [58]; [59]. Chen Bin-Bin cho rằng trải nghiệm tương tác nhóm đồng đẳng là một bối cảnh duy nhất để phát triển [49]. Nhóm xã hội đồng đẳng là một trong những hình thức quan trọng của tương tác giữa các cá nhân ở cấp độ nhóm. Với tư cách là một bối cảnh xã hội và văn hóa, nhóm đồng đẳng đóng một vai trị quan trọng và đặc biệt trong sự phát triển xã hội của trẻ em. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những đứa trẻ thất bại trong các lĩnh vực năng lực xã hội với bạn bè đồng trang lứa, do không thiết lập được tình bạn thân thiết hoặc bị từ chối trong nhóm bạn đồng trang lứa lớn hơn, sẽ phải trải qua vô số kết quả không tốt [44].

Jonathan D. Lane và Ju-Hyun Song đã nhận định mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa là một trong những cơ sở xã hội hóa chính đối với trẻ em, và hành vi của trẻ em giữa các bạn cùng tuổi chính là một chỉ số có ý nghĩa về năng lực xã hội quan trọng [66]. Lý do sâu xa cho hệ quả này là các bạn đồng trang lứa xem những đứa trẻ bị bỏ rơi đã không tuân thủ các chuẩn mực hành vi dành riêng cho lứa tuổi. Các tương tác đồng đẳng đáng được quan tâm đặc biệt vì chúng khơng chỉ bị ảnh

hưởng bởi hành vi khó gần của trẻ em mà cịn có thể ảnh hưởng đến sự xa lánh xã hội (social withdrawal) của trẻ. Sự xa lánh xã hội gia tăng được dự đoán là do sự bất ổn trong tình bạn, sự vắng mặt của một người bạn thân là người có tính xã hội cao. Có một nhóm đồng đẳng tích cực và có những người bạn làm mẫu cho hành vi hướng ngoại hơn có thể khuyến khích những đứa trẻ thu mình có thể tham gia và tương tác xã hội tốt hơn.

Vai trị của bối cảnh nhóm có cùng vấn đề trầm cảm trong việc điều chỉnh ứng xử xã hội và trường học của cá nhân cũng được xem xét trong thanh thiếu niên Trung Quốc [49]. Các nhóm đồng đẳng được xác định bằng cách sử dụng kỹ thuật bản đồ nhận thức xã hội. Các phân tích nhiều chiều cho thấy rằng trầm cảm của nhóm làm gia tăng về chứng trầm cảm của cá nhân sau này. Hơn nữa, trầm cảm của nhóm ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực xã hội, năng lực ở trường học và thành tích học tập, khả năng trở thành nạn nhân của bắt nạt cũng như các vấn đề học tập sau này. Kết quả cho thấy việc kết giao với nhiều nhóm bạn cùng trang lứa có dấu hiệu trầm cảm sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, xã hội và ứng xử học đường hơn ở thanh thiếu niên Trung Quốc.

Nghiên cứu của Bowker và cộng sự với năm nhóm thiếu niên được xác định theo tình trạng của mối quan hệ bạn bè trong một đánh giá về các đặc điểm hành vi gắn với sự ổn định và linh hoạt trong các dạng quan hệ bạn bè thân thiết ở lứa tuổi thiếu niên cũng cung cấp những nhận xét có liên quan [47]. Năm nhóm trẻ được đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm (1) trẻ có quan hệ bạn bè thân thiết nhất mang tính ổn định với cùng một trẻ khác; (2) trẻ có quan hệ bạn bè thân thiết nhất với hai trẻ khác nhau ở hai thời điểm; (3) trẻ có quan hệ bạn bè thân thiết nhất ở thời điểm thứ nhất nhưng khơng có quan hệ đó nữa ở thời điểm thứ hai; (4) trẻ khơng có quan hệ bạn bè thân thiết nhất ở thời điểm thứ nhất nhưng lại có ở thời điểm thứ hai; và (5) trẻ khơng có bạn bè thường xuyên. Theo đó các tác giả đã nhận xét nhóm thiếu niên ở trong mối quan hệ bạn bè thân thiết ít bị gây hấn hơn và nhóm mất đi tình bạn bị kéo vào hành vi sai lệch nhiều hơn vào thời điểm thứ hai. Hai nhóm trẻ có mối quan hệ bạn bè ổn định cho thấy các hành vi hợp chuẩn và

cũng phổ biến, với mức độ gây hấn và nguy cơ bị đưa vào hành vi sai lệch thấp hơn. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng sự nhất qn trong việc có được bất kỳ tình bạn tốt đẹp nào theo thời gian có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự điều chỉnh hành vi của trẻ cũng như đã nêu bật tầm quan trọng của việc "củng cố" tình bạn tốt đẹp nhất.

Trẻ em và thanh thiếu niên cho biết có sự đồng hành nhiều hơn, sự ủng hộ quý trọng, lòng trung thành, sự thân thiết, sự tương đồng về sở thích và hỗ trợ về mặt tinh thần từ những người bạn chơi thể thao cùng; giúp các em có trải nghiệm tích cực, năng lực nhận thức, động cơ tự quyết định và cam kết tham gia hoạt động cao hơn so với việc khơng có nhóm bạn thân thiết [83]. Các nghiên cứu đã chứng minh một cách nhất quán ý nghĩa động lực của các mối quan hệ đồng đẳng giữa những thanh thiếu niên tham gia hoạt động thể dục thể thao. Thực hiện các biện pháp can thiệp tập trung vào các nhóm đồng đẳng và tình bạn với tư cách là tác nhân thay đổi hành vi là một hướng đi đầy hứa hẹn cho các nghiên cứu trong tương lai về động lực hoạt động thể chất của thanh niên (dẫn theo [82]).

T.A. Wills cũng nhận thấy nhiều thanh thiếu niên sẽ rơi vào tình huống liên quan tới một số chất kích thích như hút thuốc và uống rượu,... [84]. Khi một người có được sự ủng hộ cao từ các bạn và sự ủng hộ ít hơn từ cha mẹ thì việc sử dụng chất kích thích đặc biệt tăng cao. Wayne Osgood và cộng sự đã xem xét vị trí của vị thành niên trong các nhóm tình bạn trong mạng xã hội tồn trường có liên quan đến việc sử dụng rượu, thuốc lá và cần sa như thế nào [71]. Với cỡ mẫu khoảng 9.500 thanh thiếu niên mỗi năm, các tác giả nhận thấy rằng các thành viên cốt lõi của các nhóm tình bạn có xu hướng uống rượu nhiều hơn so với những người cô lập, đặc biệt là khi họ hịa nhập xã hội tích cực trong bối cảnh trường học, gia đình và tơn giáo. Các thành viên biệt lập có xu hướng sử dụng thuốc lá nhiều hơn các thành viên cốt cán, thậm chí kiểm sốt tất cả các yếu tố khác.

Tình trạng nhóm cũng được xem xét như một khía cạnh có thể điều tiết các thành viên trong nhóm đồng đẳng về hành vi lệch lạc, hung hăng và sự ủng hộ xã hội. Tính trung tâm của nhóm cao (khả năng hiển thị) làm tăng khả năng lây lan

trong thành viên của nhóm các hành vi gây hấn quan hệ, hành vi lệch lạc và hành vi ủng hộ xã hội và sự chấp nhận của nhóm đã tăng cường hành vi lệch lạc. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của nhóm lên hành vi khơng đồng nhất mà phụ thuộc vào trạng thái của nhóm [52].

Mối quan tâm về tội phạm nhóm đồng đẳng có liên quan đến Lý thuyết liên kết khác biệt (DAT- Liên kết khác biệt, tăng cường). DAT kết hợp với lý thuyết Học tập xã hội đề xuất rằng các hành vi phạm tội, các kỹ thuật cụ thể của tội phạm, động cơ tội phạm và các lý do hợp lý tương ứng để vi phạm pháp luật không phải là di truyền; mà họ được học thông qua tương tác xã hội trực tiếp với những người khác; và các tội phạm khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của một cá nhân về các thái độ xã hội, văn hóa và bạn bè liên quan [80].

Mối quan hệ của học sinh với các bạn đồng trang lứa rất quan trọng trong việc dự đoán kết quả học tập và hành vi nguy cơ cao của học sinh. Các mối quan hệ xã hội không đầy đủ đã được phát hiện là nguyên nhân dẫn đến tái diễn hành vi phạm tội đối với cả người lớn và thanh thiếu niên [62]. Những học sinh có vấn đề về mối quan hệ bạn bè có thể khiến họ có hành vi bạo lực, bao gồm những học sinh khơng có sự hướng dẫn, hỗ trợ hoặc gắn bó của cha mẹ vì sẽ ít được trang bị để thích ứng với các yêu cầu của nhà trường và dẫn đến sự thất vọng vì thất bại ở trường. Những học sinh này dễ bị tổn thương hơn trước những cám dỗ và áp lực mà chúng phải trải qua từ các bạn cùng lứa tuổi, và nhiều thanh niên chuyển sang hành vi gây rối và phạm pháp trong trường học [80].

Rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như dư luận xã hội đã chỉ ra tác động xấu đến nhận thức về tình bạn, tình yêu và hành vi ứng xử của các người chưa thành niên của yếu tố mơi trường văn hóa – xã hội thiếu lành mạnh như: sự lan tràn và phổ biến của các phim ảnh, băng hình, sách báo có nội dung bạo lực, đồi trụy, phản giáo dục. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đề cập nhiều về ảnh hưởng khơng tốt của mơi trường gia đình (phương pháp giáo dục chưa đúng đắn, chưa khoa học của cha mẹ, phong cách ứng xử chưa thích hợp, nhân cách sai lệch chuẩn mực xã hội của người thân trong gia đình, …) đối với sự hình thành nhân cách lệch lạc và

những hành vi tiêu cực của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng ảnh hưởng khơng tốt của gia đình chỉ mang tính chất dẫn dắt chứ khơng trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của các em. Nhận định đó được khẳng định khi xem xét tới thực tế phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên đều có liên quan đến nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực; đa số các hành vi vi phạm pháp luật của các em đều được thực hiện trong nhóm đó [10].

Cùng với đó, vị thành niên có hành vi xâm hại tình dục được phát hiện có ít mối quan hệ đồng đẳng phù hợp hơn, có nhiều khả năng bị cơ lập hoặc có năng lực xã hội thấp, đồng thời vượt qua mức độ kiểm sốt của cộng đồng trong tình trạng cơ đơn. Nhìn chung, những trường hợp bị cô lập về mặt xã hội hoặc thiếu khả năng hình thành các mối quan hệ đồng đẳng thân mật về mặt tình cảm có nguy cơ tái phạm hành vi xâm hại tình dục cao hơn [62].

Các quan sát có liên quan được Piehler và Dishion mơ tả trong nghiên cứu với các cặp nam sinh mười bốn tuổi [75]. Các tác giả này đã nhận thấy những người bạn có hành vi sai lệch cung cấp những phản ứng tích cực có lời và khơng lời cho những nội dung trao đổi lệch lạc, nhưng khơng có đối với những cuộc nói chuyện bình thường. Ngược lại, những người bạn khơng gắn với hành vi sai lệch và bạn bè nói chung lại tán dương trước những lời nói chuyện chuẩn mực, nhưng khơng lệch lạc. Hơn nữa, những phản ứng tích cực của bạn bè dẫn đến việc gia tăng loại hành vi trước đó và việc khơng có phản hồi dẫn đến giảm hành vi trước đó [56].

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)